Bệnh tiểu đường: Một số biến chứng nguy hiểm và cách nhận biết bệnh
Bệnh tiểu đường có biến chứng rất ghê gớm. Bệnh nhân dễ bị huyết áp cao, tai biến mạch máu não…
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một trong những bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Nếu không phát hiện, điều trị kịp thời sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm thường gặp ở người bị bệnh tiểu đường.
Bệnh tim mạch: Theo thống kê của Chương trình phòng ngừa bệnh tiểu đường Quốc gia, trên 65% số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường là do bệnh tim mạch và đột quỵ. Lượng đường trong máu cao làm tăng sự lắng đọng mỡ ở thành mạch và chậm dòng chảy của máu. Từ đó khiến các mạch máu bị hẹp không thể bơm đủ máu đến tim, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
65% số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường là do bệnh tim mạch và đột quỵ. (Ảnh minh họa: KT)
Bệnh thận: Người bị bệnh tiểu đường thường có lượng đường trong máu cao – nguyên nhân gây tổn thương các tế bào vi mạch thận, làm rối loạn chức năng lọc của thận và bài tiết nước tiểu, dẫn đến các vấn đề về thận. Nếu để lâu không chữa trị kịp thời, bệnh nặng dần sẽ dẫn đến suy thận và hủy hoại chức năng thận.
Bệnh thần kinh: Tổn thương hệ thống thần kinh là biến chứng đa số người bệnh tiểu đường mắc phải. Lượng đường trong máu quá cao sẽ dẫn đến tổn thương những mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Vì vậy, các dây thần kinh không nhận được đủ chất dinh dưỡng và oxy, dẫn đến yếu cơ, cảm giác tê bì ở các ngón tay.
Giảm thị lực: Lượng đường huyết trong máu cao làm các mạch máu bị nhỏ lại, võng mạc bị tắc nghẽn, gây ra tổn thương mắt. Ngoài ra, bệnh cũng làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, suy giảm thị lực và thậm chí dẫn đến mù lòa.
Biến chứng nhiễm trùng: Đường trong máu cao là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu. Vì vậy, người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng, các vết thương dễ bị viêm nhiễm, lâu khỏi…
Video đang HOT
(Ảnh minh họa: KT)
Tăng huyết áp và cholesterol: Mắc tiểu đường có thể khiến cho lượng cholesterol giảm xuống và mức độ chất béo có hại trong máu tăng lên.
Suy giảm trí nhớ: Tạp chí Neurology đã từng chia sẻ nghiên cứu cho thấy bệnh tiểu đường có thể làm tê liệt thần kinh. Một nhóm các nhà thần kinh học ở Harvard và bác sĩ tâm thần đã nghiên cứu và thấy rằng bệnh này có nguy cơ làm suy giảm trí nhớ theo thời gian.
Dấu hiệu nhận biết tiểu đường
- Mắt nhìn mờ dần, không rõ nét: Lượng đường trong máu tăng làm thay đổi khúc xạ của tròng mắt, khiến mắt bạn kém tập trung, giảm thị lực.
- Hay cảm thấy đói: Đó là khi cơ thể không có đủ insulin hoặc insulin phân bổ không đều.
- Thường xuyên mệt mỏi: Đường trong máu tăng cao cũng gây nên tình trạng mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ.
- Giảm cân đột ngột không rõ lý do: Khi không có đủ insulin để điều hoà đường máu thì tình trạng sút cân rất dễ xảy ra.
- Hay khát nước và buồn tiểu: Cơ thể dễ mất nước khi lượng đường trong máu tăng cao khiến bạn cảm thấy khát nước, buồn tiểu.
Các chuyên gia y tế cho biết, để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, cần chú ý kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp ở giới hạn cho phép. Cùng với đó, chế độ ăn uống cần sắp xếp hợp lý, giảm đạm, hạn chế đồ ngọt, không hút thuốc lá và các chất kích thích.
Người mắc tiểu đường cũng cần dành 30 phút/ngày để tăng cường tập thể dục, nâng cao sức khỏe. Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng tiềm ẩn. Bên cạnh đó, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược như mướp đắng (khổ qua) có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng cường tiết insulin, cải thiện sự dung nạp glucose và hỗ trợ ổn định đường huyết.
Theo PV/VOV.VN
Cách hỗ trợ ổn định đường huyết, giảm HbA1c thành công
Phát hiện mắc tiểu đường tuýp 2 ở tuổi 69 nhưng ông Đào Xuân Hạnh vẫn đối diện với bệnh với một tâm thế hoàn toàn bình thản.
Ông tự tin rằng mình có thể ổn định được đường huyết và sống tốt với bệnh tiểu đường. Chưa kịp vui mừng vì trong gần 2 năm đường huyết chưa bao giờ quá ngưỡng cho phép, ông Hạnh lại tá hỏa khi xét nghiệm HbA1c vẫn ở mức 8.5%. Khi được bác sỹ cảnh báo nguy cơ biến chứng cao, ông nghĩ, phải chăng mình đã quá chủ quan?
Ông Đào Xuân Hạnh (Liên Phương, Hưng Yên)
Tiểu đường - "vị khách" không mời mà đến
Đầu năm 2016, ông Hạnh thấy người gầy rộc hẳn đi, đang từ 71kg xuống chỉ còn 57kg, kèm theo đó là đi giải nhiều lần trong ngày, ban đêm có khi ông phải dậy đến 5 - 6 lần. Khi lên Bạch Mai kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán ông mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, đường huyết đã lên đến 22.2mmol/l và yêu cầu ông nhập viện, nhưng ông xin về điều trị ngoại trú.
Mỗi ngày ông tiêm thuốc 2 lần sáng tối cùng với nhiều loại thuốc uống khác. Đường huyết giảm dần sau 1 tháng và đã về gần với chỉ số bình thường"Đầu tiên là 10 phẩy, rồi nó xuống dần dần còn 8 phẩy, 7 phẩy" - ông Hạnh cho biết.
Ông nghĩ, hóa ra để giảm đường huyết khi mắc tiểu đường tuýp 2 cũng không quá khó. Từ thời điểm đó, cùng với thuốc điều trị, chế độ ăn uống kiêng khem hơn, tập luyện nhiều hơn, đường huyết của ông ít khi vượt quá 7mmol/l. Nhưng lạ là có lúc đang từ 7mmol/l vài ngày sau đo lại chỉ còn 4.2mmol/l. Bắp chân đôi khi lại thấy đau buốt, người vẫn thấy mệt, ăn uống không ngon.
Tá hỏa vì đường huyết giảm nhưng HbA1c lại tăng cao
Đầu năm 2018, trong một lần tái khám, ông Hạnh hốt hoảng khi bác sỹ nói HbA1c của ông cao tận 8.5%. "Tôi lo lắng lắm, vì bác sỹ nói HbA1c cao thế này người ta gọi là "máu bẩn", dễ bị biến chứng. Có thể biến chứng vào mắt làm mình bị mù, vào thận, vào gan, cụt chi", câu nói của bác sỹ như một hồi chuông cảnh tỉnh, giúp ông nhận ra mình không hề ở trong vùng đường huyết an toàn như lầm tưởng.
Bác sỹ giải thích ông mới hiểu rằng chỉ số đường huyết chỉ phản ánh mức đường trong máu tại thời điểm đo, còn trong một ngày đường huyết có thể tăng giảm rất khác nhau. Chỉ có chỉ số HbA1c mới là bức tranh toàn cảnh để biết trong 3 tháng vừa qua thực sự người bệnh có kiểm soát tốt đường huyết hay không. HbA1c cũng là cơ sở để đánh giá đáp ứng với điều trị và tiên lượng nguy cơ biến chứng tiểu đường.
Khi thấy mức đường huyết đã giảm nhưng HbA1c của ông điều trị mãi vẫn cao, bác sỹ đã tư vấn thêm cho ông: "Chỉ số HbA1c của chú cao thế, chú cần mua thêm thuốc để hỗ trợ điều trị".
Tìm ra cách hỗ trợ ổn định đường huyết, giảm HbA1c đơn giản
Tôi đã tìm ra cách hỗ trợ ổn định đường huyết, giảm HbA1c an toàn, hiệu quả
"Tôi đúng là như chết đuối vớ được cọc" - đó là câu nói đầu tiên của ông Hạnh khi tim ra giải pháp giảm HbA1c. "Tôi đọc báo Chuyện đời, thấy Thạc sĩ Bác sĩ đông y Hoàng Khánh Toàn nói về bài thuốc dân gian dùng búp lá Xoài non, lá Nem, cao Mướp đắng, cao Quế chi và một số vị khác nữa. Hiện nay đã sản xuất trong sản phẩm chức năng hỗ trợ để ổn định đường huyết và chống được kháng insulin, làm cho tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn để mà tiêu hóa được đường" - ông Hạnh chia sẻ.
Điều mà ông Hạnh sung sướng nhất là sự chuyển biến dần dần ở trong cơ thể của mình: "Được hơn 1 tháng là tôi thấy người khỏe dần, hiện nay không còn cảm thấy mệt mỏi hay đau buốt chân nữa. Đặc biệt là mắt sáng ra, có thể ngồi đọc báo, rồi viết lách, làm thơ mà không phải đeo kính nữa. Đi chơi thể thao thoải mái".
Lật giở từng trang xét nghiệm, ông chỉ cho chúng tôi thấy HbA1c của ông bây giờ chỉ còn 5%, tức là đã giảm 3.5% so với 4 tháng trước đó. Đồng thời huyết áp của ông từ mức 160 - 170/110mmHg nay đã ổn định ở ngưỡng 130 - 140/90mmHg, chỉ số đường huyết chỉ quanh quẩn ở mức 5.2 - 6.2mmol/l không còn dao động thất thường nữa.
Với ông Hạnh, Gkhi tất cả chỉ số đường huyết, HbA1c và huyết áp đều ổn định, ông chắc chắn đã an tâm để chung sống với bệnh tiểu đường tuýp 2.
Theo baodatviet
Trời lạnh, người bệnh tiểu đường đề phòng những thói quen mang họa sát thân Mùa đông người bệnh tiểu đường phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao gấp 3 lần người bình thường. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh tiểu đường cần tránh một số thói quen tưởng đơn giản nhưng có thể khiến họ gặp họa ảnh hưởng tính mạng. Nguy cơ biến chứng, đột quỵ Đột quỵ bùng phát khi thời tiết...