Bệnh thủy đậu: Lây lan nhanh, dễ biến chứng
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội có hơn 200 ca mắc thủy đậu.
Theo các chuyên gia y tế, trong thời điểm giao mùa như hiện nay, dự báo số ca mắc thủy đậu có nguy cơ gia tăng.
Bệnh thủy đậu thường gặp ở trẻ em.
Thủy đậu là một bệnh lý có khả năng lây lan nhanh chóng và bùng phát thành dịch nếu không có biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa tốt. Bệnh thường xảy ra rải rác quanh năm, nhưng xuất hiện nhiều vào dịp Đông Xuân và có thể tự khỏi sau khoảng 2 – 3 tuần. Khi bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng, nguy cơ lây cho mọi người trong nhà là rất cao.
Đặc biệt, trẻ em trong độ tuổi từ 2 – 8 tuổi có nguy cơ mắc cao nhất, ngoài ra, người lớn vẫn có thể nhiễm bệnh nếu không được tiêm phòng đầy đủ.
Người lớn mắc thủy đậu thì lâm sàng sẽ nặng hơn trẻ em và dễ có nguy cơ bị bội nhiễm. Ở những bệnh nhân có cơ địa đặc biệt như suy giảm miễn dịch thì có thể xảy ra biến chứng, nhẹ là nhiễm trùng da nơi mụn nước xuất hiện, nặng hơn có thể gây viêm phổi, viêm não…
TS.BS Nguyễn Văn Lâm – Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, thủy đậu là bệnh do virus varicella zoster gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm và tăng cao hơn từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm; có khả năng lây lan cao, lên đến 90% đối với người chưa từng mắc hoặc chưa từng tiêm vaccine. Khi mắc bệnh thủy đậu sẽ nổi phát ban, nổi mụn nước nhỏ chứa đầy dịch, gây ngứa. khi khởi phát bệnh, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân trong vòng 12 – 24 giờ.
Theo đó, ban đầu, các tổn thương có dạng chấm, sẩn phù (thường không dễ nhận thấy), sau đó chúng sẽ phát triển thành mụn nước trong vòng 24 – 48 giờ. Các vết mụn nước sẽ giống như giọt nước, nông, có màng mỏng và có vùng viêm đỏ xung quanh, thường kèm theo cảm giác ngứa.
Trong khoảng thời gian 8 – 12 giờ, các vết mụn nước sẽ chứa dịch màu vàng nhạt, lõm xuống và nhanh chóng trở thành mụn mủ màu trắng mịn, sau đó chúng chuyển thành vảy tiết màu đỏ nâu. Vảy tiết sẽ rụng sau 1 – 3 tuần và để lại vết hồng, một số trường hợp có thể có nền da hơi lõm dễ tạo thành sẹo thâm trong một khoảng thời gian dài hoặc sẹo vĩnh viễn.
Biến chứng nguy hiểm
Video đang HOT
TS Nguyễn Văn Lâm phân tích, bệnh thủy đậu là bệnh lành tính nhưng cũng có những biến chứng với mức độ từ nhẹ đến nặng. Bội nhiễm là biến chứng hay gặp nhất của bệnh thủy đậu. Nếu bội nhiễm nặng, vi khuẩn có thể xâm nhập từ bỏng nước vào máu gây nhiễm trùng huyết.
Ngoài ra, các biến chứng nặng như viêm phổi, não, tiểu não… là các biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, thường để lại di chứng sau này. Ở các nước tiên tiến trên thế giới, việc chích ngừa đầy đủ khiến cho virus thủy đậu không còn tồn tại trong cộng đồng, tuy nhiên tại Việt Nam, do tình trạng số trẻ chích ngừa bệnh không đủ 100% nên virus dễ lây lan, trẻ dễ mắc bệnh hơn.
BS Trương Hữu Khanh – nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM) cho biết, nguy hiểm nhất là trẻ dưới 3 tháng tuổi mắc bệnh do lây từ mẹ. Đặc biệt, nếu người mẹ bị nhiễm bệnh trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh thì trẻ sơ sinh dễ bị lây từ mẹ sang. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh giai đoạn này rất cao, lên đến 25 – 30% số trường hợp bị nhiễm. Sai lầm của các bà mẹ là khi phát hiện bệnh liền cách ly con, không cho con bú nhưng thực tế bệnh đã lây từ trước đó. Khi không được bú sữa mẹ, đề kháng của trẻ càng giảm thì mức độ bệnh lại càng nặng. Đặc biệt, nếu thai phụ mắc bệnh trong giai đoạn đầu thai kỳ, nguy cơ sảy thai sẽ tăng cao. Hơn nữa, trẻ sinh ra có thể mắc thủy đậu bẩm sinh hoặc có nhiều dị tật như đầu nhỏ, tay chân go gồng, bại não, nhẹ cân, chậm phát triển…
Theo TS Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai), bệnh thủy đậu thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên người lớn nếu chưa mắc bệnh khi tiếp xúc với người bệnh hoặc bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tự miễn hệ thống cũng dễ bị lây và có xu hướng nặng hơn trẻ em.
Điều quan trọng là người bệnh phải theo dõi và phát hiện kịp thời các biến chứng, giữ gìn vệ sinh và tránh tự ý sử dụng các thuốc có thể gây bệnh nặng hơn như corticoides.
Việc điều trị bệnh thường tập trung vào việc làm giảm nhẹ các triệu chứng và giữ bệnh nhân không bị mất nước. Cách tốt để phòng ngừa bệnh thủy đậu là tiêm phòng vaccine thủy đậu. Việc tiêm vaccine sẽ kích thích cơ thể sản xuất kháng thể chống lại chủng virus gây bệnh, giảm nguy cơ mắc bệnh và ngăn chặn sự lây lan. Vì vậy, việc tiêm vaccine phòng thủy đậu là biện pháp phòng tránh thủy đậu hiệu quả và lâu dài nhất.
Nếu gia đình có trẻ nhỏ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để tiêm theo dõi đúng liều lượng quy định. Lịch tiêm gồm: Mũi 1: Tiêm khi trẻ trên 1 tuổi; Mũi 2: Trẻ từ 1 – 13 tuổi: Tiêm cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng. Trẻ 13 tuổi trở lên: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng. Khi tiếp xúc với người đang mắc bệnh thủy đậu mà bản thân chưa tiêm ngừa vaccine, cần tiêm chủng trong 3 ngày sau đó.
Đồng thời cần thường xuyên vệ sinh tay sạch bằng xà phòng. Cho trẻ nghỉ học cho đến khi mụn nước khô đóng vẩy; cần vệ sinh đồ dùng, các bề mặt trẻ hay chạm vào để làm sạch virus gây bệnh.
Khi trẻ bị thủy đậu cần tắm bằng nước đun sôi để nguội, hạn chế dùng xà phòng để tránh gây viêm nhiễm khi xà phòng đọng lại ở các nốt bong tróc. Sau đó, dùng khăn mềm thấm nhẹ nhàng toàn thân, bôi xanh methylen để sát khuẩn, mặc quần áo thoáng mát. Cùng với đó, cần vệ sinh mắt mũi, răng miệng 2 – 3 lần/ngày bằng nước muối 0,9% vì thủy đậu có thể mọc trong miệng, không vệ sinh có thể gây bội nhiễm.
Thủy đậu ở trẻ sơ sinh là một bệnh nặng (nặng hơn so với thủy đậu trẻ em hoặc người lớn) với nguy cơ tử vong cao lên đến 30% do tổn thương đa cơ quan. Nếu không được điều trị bệnh kịp thời và đúng phác đồ thì trẻ có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, sốc nhiễm trùng nhiễm độc, bội nhiễm vi khuẩn, các biến chứng về thần kinh như: viêm màng não, viêm tủy, viêm dây thần kinh thị giác, viêm đa dây thần kinh.
Mắc ung thư có thể tự khỏi?
Khi mắc ung thư nhiều người thường hoảng sợ, lo lắng. Tuy nhiên, với tiến bộ y học hiện nay việc điều trị khỏi ung thư là hoàn toàn không khó.
Và y học đã ghi nhận rất nhiều trường hợp khỏi bệnh ung thư, hiện tượng này gọi là sự thoái lui hay biến mất ung thư.
Chia sẻ về vấn đề này TS.BS. Nguyễn Minh Đức - Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết, ung thư là bệnh lý nên sẽ có thể khỏi bệnh, y học đã ghi nhận rất nhiều trường hợp bệnh ung thư tự thoái lui hay tự biến mất.
Phân tích sự tự thoái lui của bệnh ung thư, BS Đức cho rằng, rất nhiều trường hợp mắc ung thư vì nhiều lý do chủ quan, khách quan, bệnh nhân đã lựa chọn cách sống an yên, thoát khỏi áp lực từ công việc, gia đình, xã hội. Một thời gian sau khi tái khám bệnh nhân được khẳng định không còn ghi nhận khối u trong cơ thể. Tuy vậy, tỷ lệ người bệnh này không nhiều.
"Quá trình thoái lui hay biến mất của ung thư ngày xưa được cho rằng phép lạ nhưng hiện tại dưới những bằng chứng khoa học thì đó là do sức mạnh của bạch cầu (hệ miễn dịch) và tinh thần lạc quan chiến đấu với tế bào ung thư"- BS Đức cho hay.
Theo ghi nhận, quá trình thoái lui ung thư có thể diễn ra trong nhiều năm, nhiều tháng và cũng có thể chỉ có một ngày đêm thậm chí chỉ sau một giấc ngủ đêm thì với sức mạnh của hệ miễn dịch - Tế bào diệt tự nhiên (Natural Killer Cell) vẫn có thể dọn dẹp xong khối u. BS Đức cho biết thêm.
Hình ảnh sức mạnh của bạch cầu (hệ miễn dịch) chiến đấu với tế bào ung thư
Làm gì để mắc ung thư vẫn sống khỏe, chiến thắng căn bệnh này?
Theo BS Đức, mặc dù tỷ lệ bệnh ung thư tự thoái lui không nhiều nhưng người bệnh ung thư không nên bi quan. Điều quan trọng với người bệnh ung thư là cần lạc quan, khám và điều trị sớm sẽ chiến thắng căn bệnh này.
"Khi điều trị bệnh ung thư không nên quá hoang mang, lo lắng điều này sẽ tạo thêm một áp lực vô hình khủng khiếp lên người bệnh và người xung quanh. Khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, nó sẽ gia tăng sản xuất các hormon gây stress như cortisol, adrenaline, noradrenaline... Dần dần, hoạt động của cơ quan nội tạng sẽ bị các chất này làm tổn hại và phát sinh thành bệnh hoặc khiến bệnh nặng hơn ở những người đã mắc ung thư. Vì vậy, hãy coi ung thư như những căn bệnh mạn tính khác, có thể kiểm soát và điều trị được"- BS Đức nói.
Người bệnh nên tuân thủ chỉ định của các bác sĩ điều trị, thực hiện chế độ ăn khoa học hợp lý, lối sống lành mạnh. Chính điều này sẽ tạo một hệ miễn dịch khỏe mạnh đẩy lùi được ung thư. Lý giải điều này, BS Đức cho rằng, hệ miễn dịch là cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô, cơ quan trên khắp cơ thể tạo nên hệ miễn dịch có khả năng phòng vệ của cơ thể trước bất kỳ mối đe dọa nào như: vi sinh vật ngoại lai (Vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, ...) và các tế bào ung thư phát sinh nội tại.
Chính vì vậy, với bệnh ung thư, hệ miễn dịch trở thành chìa khóa trong việc hỗ trợ điều trị bệnh góp phần ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn ngừa sự lan rộng và di căn sang cơ quan khác của cơ thể.
Vui vẻ lạc quan giúp nâng cao hệ miễn dịch
7 điều đơn giản để nâng cao hệ miễn dịch
Theo BS Đức để nâng cao hệ miễn dịch bản thân ở chúng ta nói chung người bệnh ung thư nói riêng không quá khó, cụ thể là:
Không uống bia, rượu và tránh xa thuốc lá, thuốc lào.
Hạn chế bớt đường, thực ăn chứa nhiều đường. Có thể thay thế bằng mật ong, mạch nha.
Nên sử dụng các thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch như: Sôcôla đắng, nước lựu, trà xanh, yaourt,..
Nên ăn nhiều chất xơ, trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin như: Bắp cải, rau ngót, rau cải... và ăn ít thịt đỏ,
Nên tiêm phòng vaccine: Cúm và phế cầu. Tiêm ngừa cả HPV và HBV.
Hạn chế sử dụng đồ nhựa trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Cần tập thể dục điều độ, vừa sức, đúng giờ. Trước khi đi ngủ ngồi thiền buông lỏng thân thể.
Ngoài ra, cần tầm soát các bệnh ung thư chính: Phổi (CT phổi liều thấp); Gan (AFP siêu âm bụng); Vú (nhũ ảnh Siêu âm); Cổ tử cung (THINPREP PAP); Đại tràng (nội soi); Dạ dày (test HP nội soi).
Tóm lại: Ung thư là bệnh ngày càng gia tăng, mắc ung thư không phải là hết hy vọng. Trên 80% bệnh ung thư có thể khỏi ở giai đoạn sớm. Những người đã được điều trị thành công bệnh ung thư và không có bệnh tái phát trở lại trong vòng 5 năm được coi là điều trị khỏi, nguy cơ bệnh lại tái phát trở lại là rất thấp.
"Người bệnh chỉ cần tuân thủ, thực hiện đúng những qui trình điều trị do thầy thuốc tư vấn, hướng dẫn và chọn lựa. Ngoài ra cần có suy nghĩ tích cực vì hệ miễn dịch sẽ mạnh mẽ nhất khi tinh thần vững vàng và ổn định trong trạng thái khỏe mạnh...mới chiến thắng được căn bệnh này" - BS Đức khuyến cáo.
Nhiều ổ dịch thủy đậu xuất hiện: Cần làm gì để phòng tránh? Thời tiết đang bước vào giai đoạn giao mùa, độ ẩm không khí cao là một yếu tố thuận lợi khiến bệnh thủy đậu bùng phát và lây lan... Thông tin từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật CDC Hà Nội, chỉ trong 3 tháng đầu năm thành phố ghi nhận 150 ca mắc thủy đậu, nhiều người lớn đã...