Bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển thu
Mùa thu phổi dễ bị viêm nên cần tránh ăn đồ cay và bổ sung thực phẩm tốt cho phổi như lê, cà rốt.
Lập thu, thời tiết từ nóng chuyển sang lạnh có thể dẫn đến hoặc làm tái phát nhiều bệnh. Dưới đây là một số vấn đề sức khỏe cần lưu ý và cách phòng tránh vào mùa thu, theo Epoch Times.
Mùa thu lúc nóng lúc lạnh dễ gây cảm cúm. Các chuyên gia khuyến nghị bạn chú ý sự thay đổi thời tiết để kịp thời mặc thêm áo và tăng cường vận động ngoài trời nhằm tăng sức đề kháng.
Về ăn uống, nên hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ và uống nhiều nước, ăn các món dễ tiêu.
Nếu triệu chứng cảm cúm trở nên trầm trọng, bạn hãy đi gặp bác sĩ để được kê thuốc. Tuyệt đối không lạm dụng kháng sinh.
Ảnh: SS.
Bản thân chức năng tự bảo vệ của đường thở ở người già và trẻ em yếu, khi chênh lệch nhiệt độ ngày đêm tăng cao càng dễ bị viêm khí quản.
Để hạn chế nguy cơ viêm khí quản, bạn cần hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng đồng thời cải thiện không gian sống. Không khí cần được lưu thông thoáng đãng và không bị khói bụi, ô nhiễm.
Vào thu, chức năng tiêu hóa của cơ thể yếu dần. Khả năng kháng bệnh của đường ruột cũng yếu đi, nếu không cẩn thận có thể dẫn đến tiêu chảy.
Bệnh nhân bị bệnh dạ dày ngoài việc chú ý giữ ấm cần điều chỉnh chế độ ăn, thời gian ăn, lượng thực phẩm nạp vào sao cho hợp lý. Bên cạnh đó, bỏ rượu bia và thuốc lá để tăng cường khả năng thích ứng của dạ dày và ruột.
Video đang HOT
Thời điểm vừa nóng ẩm vừa se lạnh cực kỳ dễ phát sinh chứng đau khớp. Mỗi ngày cần chú ý giữ ấm, đặc biệt là sau khi ra mồ hôi không nên lập tức tiếp xúc với nước lạnh hoặc tắm nước lạnh.
Những bệnh nhân có tiền sử viêm khớp có thể chọn ăn chân giò hầm, rượu trứng để giảm đau. Ngoài ra, dùng đương quy, kê huyết đằng, quế chi, đỗ trọng đun làm nước tắm sẽ giúp đề phòng đau khớp.
Vào mùa thu, làn da hay bị côn trùng tấn công, dẫn đến các triệu chứng như đỏ, ngứa, sưng; nếu gãi sẽ làm lây lan vi khuẩn, thậm chí gây mưng mủ. Do vậy, sau khi bị côn trùng cắn, bạn tuyệt đối không gãi mà hãy bôi dầu gió để làm dịu các nốt sưng.
Độ ẩm giảm xuống khiến trời hanh khô mà hanh khô lại ảnh hưởng nhiều đến phổi. Vì lý do này, bạn hãy tăng cường chức năng của phổi bằng cách tránh ăn đồ cay và bổ sung các thực phẩm tốt cho phổi như lê, cà rốt.
Thanh Vân
Theo Vnexpress
Người phụ nữ "xì hơi" hơn 50 lần/ngày, đi khám "chết ngất" khi bác sĩ thông báo bị bệnh nguy hiểm đến vậy
Càng ngày vấn đề "xì hơi" nhiều càng nghiêm trọng, thậm chí có ngày cô Lưu "xì hơi" đến hơn 50 lần và cô Lưu đã gặp rất nhiều rắc rối vì vấn đề này.
"Xì hơi" ở nơi đông người theo cảm nhận của tất cả mọi người, đây là một việc rất đáng xấu hổ. Đặc biệt là đối với cô Lưu năm nay 52 tuổi ở Thâm Quyến (TQ), bởi cô hàng năm đều có các vấn đề về đường tiêu hóa rất nghiêm trọng, vì vậy mỗi ngày cô đều "xì hơi" rất nhiều lần, thậm chí là có mùi rất hôi thối.
Đây cũng chính là lý do khiến cô Lưu bình thường khi ra ngoài ăn cơm không dám đến những nơi đông người, càng ít khi đến nhà bạn bè, người thân trong gia đình chơi.
'"Xì hơi" ở nơi đông người theo cảm nhận của tất cả mọi người, đây là một việc rất đáng xấu hổ.
Càng ngày vấn đề "xì hơi" nhiều càng nghiêm trọng, thậm chí có ngày cô "xì hơi" đến hơn 50 lần và cô Lưu đã gặp rất nhiều rắc rối vì vấn đề này, cô không biết làm thế nào mới có thể giải quyết được tình trạng của mình. Cuối cùng, sau sự khuyên nhủ của gia đình, cô Lưu đã quyết định đến bệnh viện để kiểm tra.
Sau khi biết kết quả kiểm tra, cô Lưu hoàn toàn tuyệt vọng, bác sĩ chuẩn đoán cô bị ung thư dạ dày. Bác sĩ cho biết: "Cô Lưu trước đây đã xuất hiện tình trạng "xì hơi", đây chính là hiện tượng cảnh báo giai đoạn sớm của bệnh dạ dày, nếu phát hiện sớm về cơ bản thì có thể chữa khỏi, nhưng do cô Lưu trì hoãn quá lâu, dẫn đến bệnh phát triển thành ung thư dạ dày".
"Xì hơi" là một điều hết sức bình thường và hầu hết mỗi người đều sẽ xảy ra, có người 1 ngày khoảng 10 lần, có người ít hơn. Nguyên nhân của việc "xì hơi" là gì? Mối liên hệ giữa việc "xì hơi" và bệnh tật như thế nào?
Sau khi biết kết quả kiểm tra, cô Lưu hoàn toàn tuyệt vọng, bác sĩ chuẩn đoán cô bị ung thư dạ dày.
Nguyên nhân của việc dẫn đến "xì hơi"
1. Nuốt không khí
Khi ăn cơm quá nhanh hoặc là nói chuyện trong gió, sẽ khiến chúng ta nuốt quá nhiều không khí vào đường tiêu hóa, vì để giải quyết tình trạng đầy hơi, nên cơ thể sẽ sản sinh ra "xì hơi".
2. Các bệnh về đường ruột
Một khi cơ thể con người bị các vấn đề về đường tiêu hóa, tốc độ nhu động sẽ chậm lại, chức năng tiêu hóa cũng sẽ giảm, và nó dễ dàng khiến thực phẩm tạo ra nhiều khí, lúc này sẽ làm tăng số lượng "xì hơi".
3. Các yếu tố về chế độ ăn uống
Trong cuộc sống, sau khi ăn quá nhiều thức ăn có tính axit, nó sẽ chuyển hóa rất nhiều khí, điều này sẽ làm tăng số lượng chúng ta "xì hơi", và chúng ta không thể giải quyết được vấn đề trước khi thức ăn được tiêu hóa.
Trong cuộc sống, sau khi ăn quá nhiều thức ăn có tính axit, nó sẽ chuyển hóa rất nhiều khí, điều này sẽ làm tăng số lượng chúng ta "xì hơi".
4. Giận dữ
Một số người thường hay nổi giận, tính khí nóng... khí sẽ bơi ở khắp nơi trong cơ thể, có một số xuôi theo đường ruột và thải ra ngoài, còn một số sẽ đẩy đến các cơ quan nội tạng gây đau đớn.
Làm thế nào để đánh giá sức khỏe thông qua "xì hơi"?
Nếu "xì hơi" có mùi hôi thối, có thể là do khó tiêu, đau dạ dày phát tác hoặc là ăn quá nhiều thức ăn có tính axit, hoặc do xuất huyết tiêu hóa, máu ứ đọng trong ruột, cũng có thể xuất hiện trong ruột loại khuẩn gây bệnh, bệnh lỵ Amip, viêm loét đại tràng, viêm ruột non do xuất huyết... Ngoài ra, cơ thể có khối u ác tính, do xói mòn mô ung thư, rối loạn protein, do vai trò của vi khuẩn, các vấn đề này cũng sẽ khiến việc "xì hơi" rất hôi thối.
Ngăn ngừa ung thư dạ dày, bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống
1. Chế độ ăn uống, dinh dưỡng cân bằng
Chế độ ăn uống thường xuyên không có quy luật và thói quen ăn uống không tốt cũng có thể dẫn đến các bệnh về dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Do vậy, cần phải ăn nhiều trái cây tươi giàu vitamin và chất xơ để cân bằng các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
2. Uống trà xanh
Trong trà xanh có chứa chất phòng chống sự hoạt động của các gốc tự do, chất chống ô xy hóa tự nhiên, vì vậy được xem là có tác dụng phòng chống ung thư.
Một số nghiên cứu chứng minh rằng, dù là loại trà nào cũng đều có những tác dụng nhất định ở mức độ khác nhau đối với các động vật được thí nghiệm trong việc phòng ngừa ung thư hoặc làm giảm khối u di căn.
Trong trà xanh có chứa chất phòng chống sự hoạt động của các gốc tự do, chất chống ô xy hóa tự nhiên, vì vậy được xem là có tác dụng phòng chống ung thư. Trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa tự nhiên polyphenol nên được con người rất coi trọng sử dụng.
Thời điểm tốt nhất để dùng trà là nên uống trước hoặc sau bữa ăn. Chất chống oxy hóa này sẽ phát huy tác dụng khi loại bỏ các gốc tự do, tăng hiệu quả phòng ngừa ung thư của trà.
3. Tâm trạng thoải mái, giảm áp lực và vận động vừa phải
Ngoài chế độ ăn uống cần phải kết hợp với thể dục, tăng cường thể chất, cải thiện khả năng hệ miễn dịch, kháng bệnh và giảm tỉ lệ mắc bệnh. Bên cạnh đó, cần phải giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, đây là "liều thuốc" tốt nhất giúp ngăn ngừa ung thư.
Theo Helino
Lý do tuyệt đối không nên ăn cơm một mình Nhiều người ở một mình trở nên lười biếng, không nấu nướng mà chỉ ăn mì ăn liền khiến sức khỏe ngày càng đi xuống. Cuộc sống hiện đại khiến nhiều người thường xuyên ăn cơm một mình. Tuy nhiên, điều này không hề tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những lý do bạn tuyệt đối không nên ăn cơm một mình,...