Bệnh thấp tim ở trẻ nhỏ
Thấp tim là bệnh thường gặp ở trẻ từ 5-15 tuổi, xảy ra sau khi bị viêm họng do một loại vi trùng gọi là liên cầu khuẩn. Bệnh có thể gây suy tim, phù phổi trong giai đoạn cấp dẫn tới tử vong. Những trường hợp nặng sẽ để lại sẹo trên tim, gây hẹp van tim, hở van tim, có thể cần phải phẫu thuật mới chữa khỏi.
Bệnh thường gây sưng đau các khớp, sưng tim, ngoài ra có thể gây phát ban ở da, có những nốt cục dưới da và múa giật. Chỉ có khoảng 3% trẻ bị viêm họng mắc bệnh này.
Những dấu hiệu thấp tim
Thấp tim tiến triển là biểu hiện của bệnh thấp đang tiến triển vào các màng tim. Điều đáng chú ý là chừng 30 – 40% số trường hợp thấp tim tiến triển xuất hiện ngay trong đợt đầu của thấp khớp cấp và thường biểu hiện trong tuần lễ đầu của bệnh. Đáng lo ngại hơn nữa là chừng 10% đã có biểu hiện ngay ở tim mặc dù chưa thấy có biểu hiện ở khớp. Những hiện tượng này càng làm nổi bật tính chất nguy hiểm của bệnh thấp đối với lứa tuổi trẻ. Biểu hiện thông thường của viêm cơ tim do thấp là nhịp tim nhanh quá so với nhiệt độ (từ 10% trở lên) ngay cả lúc đang ngủ và khi hết sốt rồi vẫn còn nhanh. Bác sĩ nghe tim có thể có nhịp ngoại tâm thu hay tiếng ngựa phi (nếu cơ tim bắt đầu suy). Nếu có điều kiện ghi điện tâm đồ sẽ phát hiện được những hiện tượng rối loạn do luồng dẫn truyền từ tâm nhĩ tới tâm thất bị cản trở. Những triệu chứng viêm cơ tim đôi khi khó phát hiện, nên đứa trẻ phải được khám kỹ, nghe tim nhiều lần, ở nhiều tư thế mới thấy nên cần được thầy thuốc chuyên khoa tim mạch thăm khám.
Viêm cơ tim do thấp thường xuất hiện cùng với tổn thương các màng tim khác (màng trong tim và màng ngoài tim) đôi khi diễn ra trong tình trạng rất nguy kịch là sốt cao, xanh tái, khó thở, tim đập rất nhanh, loạn nhịp. Người ta gọi đó là viêm tim ác tính hay viêm tim toàn bộ, rất dễ đưa tới tử vong.
Video đang HOT
Viêm màng trong tim do thấp (viêm nội tâm mạc) chiếm gần 90% các trường hợp thấp tim. Bệnh thấp tim là bệnh để lại nhiều di chứng ở van tim là bộ phận quan trọng nhất của màng trong tim. Thương tổn phổ biến nhất là hở và hẹp van hai lá, tiếp đến là van động mạch chủ. Đặc điểm của viêm màng trong tim do thấp là diễn biến nhiều đợt, từ giai đoạn cấp tính ban đầu rồi âm thầm tiến triển mãi cho đến khi các mô van tim (hẹp, hở van tim) trở thành xơ cứng. Nếu phát hiện sớm ngay trong đợt đầu, điều trị kịp thời và đúng đắn sẽ có nhiều khả năng ngăn chặn được những di chứng tai hại đó. Triệu chứng chủ yếu của viêm màng trong tim là tiếng thổi (một tiếng tim bất thường) nghe thấy ở mỏm hay vùng đáy tim, lúc đầu nhẹ, khó thấy, nhưng sau đó sẽ rõ dần.
Phòng bệnh bằng cách nào?
Bệnh có thể hoàn toàn tránh được nếu điều trị tốt và đúng khi bị viêm họng. Trẻ viêm họng nên đi khám bác sĩ để được cho uống đúng thuốc kháng sinh và đủ thời gian. Những trẻ đã bị thấp tim rồi bắt buộc phải tái khám định kỳ mỗi 4 tuần để được cho tiêm hoặc uống thuốc phòng tái phát bệnh trong thời gian tối thiểu là 5 năm.
Những trẻ từng mắc bệnh thấp tim và có di chứng hẹp hở van tim phải giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng sau mỗi bữa ăn để phòng ngừa nhiễm trùng răng có thể dẫn tới nhiễm trùng máu và nội mạc tim. Khi nhổ răng hoặc phải làm thủ thuật hay phẫu thuật phải thông báo cho bác sĩ biết có bệnh tim để được cho kháng sinh dự phòng trước.
Theo dõi trẻ bệnh thấp tim ra sao?
Gia đình phải cho trẻ tái khám định kỳ mỗi 4 tuần, 3 hoặc 6 tháng tùy theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên bỏ tái khám vì bệnh sẽ tái phát và nặng lên nhiều. Khi trẻ sốt, đau sưng khớp, mệt, khó thở, phù, tiểu ít, gia đình nên đưa trẻ đến bệnh viện khám lại ngay.
Theo SKDS
Cách để hệ miễn dịch khỏe mạnh
Nhiều người lo lắng, có vẻ như vi trùng, vi khuẩn và ký sinh trùng ngày càng phát triển, dẫn đến suy yếu hệ thống miễn dịch và gia tăng các rối loạn tự miễn dịch ở người. Tuy vậy, quan điểm của các chuyên gia về miễn dịch học cho rằng, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe là nắm vững nguyên tắc xây dựng một hệ thống miễn dịch khỏe, điều đó dễ dàng hơn là cố gắng tiêu diệt tất cả các mầm bệnh.
Nghịch bẩn giúp trẻ khỏe hơn
Cha mẹ thường trông chừng con mỗi khi bé lần mò nhặt nhạnh những mảnh đồ chơi trên sàn. Đó là hành vi thường thấy ở trẻ ở giai đoạn mọc răng, nhưng nhiều người không biết rằng, chính việc đó giúp kích thích sự phát triển của hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện của bé. Sự phát triển miễn dịch của trẻ bắt đầu từ tuyến ức, nơi sản sinh tế bào kháng tố "T". Điều đầu tiên tế bào T được "học" là phân biệt mô thuộc về cơ thể. Nhờ quá trình này mà hệ thống miễn dịch của trẻ nhận biết được yếu tố lạ xâm nhập để tập trung "hạ gục" chúng. Vì thế, hệ thống miễn dịch liên tục được đào tạo ứng phó với những thách thức, tác nhân có hại từ bên ngoài nên chế độ tự miễn dịch hoàn thiện dần.
Dễ dị ứng khi hệ miễn dịch "nhàn rỗi"
Một nghiên cứu của Đại học Nottingham, nước Anh năm 2010 phát hiện ra rằng trẻ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột ít bị dị ứng. Một điều thú vị khác là trẻ lớn lên ở môi trường nông thôn cũng ít bị dị ứng hơn trẻ em thành phố, mặc dù trẻ ở nông thôn tiếp xúc với các chất có thể gây dị ứng như bụi, phấn hoa và lông động vật nhiều hơn. Điều này chỉ có thể giải thích rằng, tiếp xúc với môi trường ngoài trời một cách hợp lý là điều kiện để hệ thống miễn dịch được rèn luyện. Nếu hệ miễn dịch quá "nhàn rỗi", cơ thể dễ bị dị ứng, thực chất là những phản ứng hiểu lầm trước các tác nhân vô hại xâm nhập.
Chớ quên rửa tay bằng xà phòng
Với một cơ thể khỏe mạnh bình thường, da, tóc và niêm mạc của chúng ta thường có một lớp vi khuẩn có lợi hoạt động, chúng cạnh tranh về không gian và chất dinh dưỡng với vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, sống quá sạch sẽ lại có thể gây ra nguy hiểm: Môi trường tự nhiên đó mất cân bằng, các sinh vật có hại vô tình bị tiêu diệt, để vi khuẩn gây hại có cơ hội sinh sôi áp đảo. Mặt khác, việc lạm dụng thuốc kháng sinh như hiện này khiến các mầm bệnh tự biến đổi để bảo vệ mình, vì thế mà vi khuẩn kháng thuốc ngày càng nhiều. Nhưng dù thế nào chăng nữa, rửa tay bằng xà phòng và nước là một chiến lược đơn giản giúp phòng tránh bệnh tật nói chung.
Ho hắt hơi và chảy nước mũi là phản ứng trước tác nhân về đường hô hấp
Bỏ qua những bệnh vặt vãnh
Hầu hết các triệu chứng khó chịu là biểu hiện cơ thể đang chiến đấu để trục xuất những kẻ xâm lược. Ví dụ, dấu hiệu của viêm nhiễm như sưng, nóng, đỏ và đau cho thấy các tế bào bạch cầu đang chống lại nhiễm trùng Ho, hắt hơi và chảy nước mũi là phản ứng trước tác nhân về đường hô hấp Tiêu chảy và ói mửa chỉ ra rằng hệ tiêu hóa đang trục xuất vi trùng và chất độc trước khi chúng được hấp thụ vào hệ thống.
Nếu bất cứ khi nào xuất hiện triệu chứng bệnh mà dùng thuốc không những không để cơ thể có cơ hội tạo phản ứng miễn dịch bảo vệ, có khi còn làm quá trình phục hồi lâu thêm. Vì thế, hãy lắng nghe cơ thể bạn. Tự nhiên đã cho chúng ta một hệ thống miễn dịch cực kỳ phức tạp và mạnh mẽ, nhưng cần phải được rèn luyện thường xuyên, thỉnh thoảng ốm đau cũng là bình thường.
Theo Yến Chi (An ninh thủ đô)
Bệnh phong: Nguyên nhân, triệu chứng, và phương pháp điều trị Bệnh phong còn có tên gọi khác là bệnh Hansen. Đây là một bệnh nhiễn trùng, được ghi nhận từ rất lâu trong lịch sử loài người, gây huỷ hoại bề ngoài, tổn thương các dây thần kinh ngoại biên, và làm suy kiệt cơ thể bệnh nhân dần dần. I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH PHONG: Bệnh phong do vi trùng Mycobacterium Leprae....