Bệnh tay chân miệng ở trẻ em và cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại trường học
Bệnh tay, chân, miệng là bệnh truyền nhiễm do virus gây nên. Đặc biệt, bệnh tay, chân, miệng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và có tính lây lan nhanh.
Vì đặc tính lây lan của bệnh tay chân miệng ở trẻ em càng trở nên nguy hiểm khi trẻ đang đi học tại trường học nơi tập trung rất đông học sinh.
1. Trường học là nơi dễ bùng phát dịch bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhất là ở lứa tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo.
Virus gây bệnh tay chân miệng lây qua tiếp xúc từ người sang người. Vì thế, đây là loại bệnh có khả năng lây nhiễm cao, dễ bùng phát thành dịch. Trẻ nhỏ sức đề kháng kém, lại trong độ tuổi còn nghịch ngợm nên dễ bị mắc bệnh. Chúng ta cần có biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng cụ thể, giảm nguy cơ lây nhiễm cho các bé tại trường học
Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi đi nhà trẻ và trường mẫu giáo- Ảnh Internet
2. Cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tay chân miệng tại trường học
Video đang HOT
Bệnh tay chân, miệng ở trẻ không hiếm gặp, xảy ra quanh năm. Hai mốc thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12 thường có nhiều ổ dịch bùng phát, nhất là tại các trường học. Nhiều ca có biến chứng nặng.
Đến thời điểm này, tại Việt Nam vẫn chưa có vaccine phòng bệnh tay chân, miệng. Do đó, chúng ta cần có biện pháp phòng ngừa bệnh lây lan. Tránh các tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và tất cả các nguồn lây nhiễm.
2.1. Đối với nhà trường
Để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tay chân miệng tại trường học nhà trường cần tiến hành khử khuẩn khuôn viên và các đồ dùng trong trường học. Nhà trường cần thường xuyên vệ sinh phòng học, khu vực vui chơi, bếp ăn, đặc biệt là nhà vệ sinh cần khử khuẩn sạch sẽ.
Quá trình dọn dẹp cần sử dụng xà phòng, dung dịch, chất tẩy rửa để khử trùng bề mặt và các vật dụng. Chú ý khi lau chùi sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn xong, phải để trong thời gian 15 phút để đủ khả năng diệt khuẩn; sau đó chùi sàn nhà bằng nước sạch để làm sạch chất khử khuẩn đã sử dụng. Công việc khử khuẩn cần phải thực hiện hàng ngày.
Chú ý nhất là khu vực nhà bếp, đối với các trường có học sinh bán trú, ăn uống tại trường. Các dụng cụ chế biến thức ăn phải sạch sẽ, rửa sạch thường xuyên. Nhân viên chế biến thức ăn phải cắt ngắn móng tay không đeo đồ trang sức.
Nhà trường cần đảm bảo nguồn nước sạch và xà phòng để trẻ rửa tay thường xuyên- Ảnh Internet
Tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo, cần ngâm rửa đồ chơi của trẻ với dung dịch khử khuẩn này rồi lau khô hoặc phơi nắng.
Nhà trường cần đảm bảo nước sạch và xà phòng, dung dịch sát khuẩn cho các bé. Người giữ trẻ, giáo viên mầm non sau khi thay quần áo, tã lót cho trẻ phải rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy.
Ngoài ra, các trường học cần có các biện pháp phòng tránh bệnh tay chân, miệng cho trẻ em. Đây là môi trường có nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ. Khi bệnh phát tán không kiểm soát sẽ gây ra những nguy có khó lường và khó dập dịch. Các cơ sở y tế địa phương, nhà trường, gia đình, và cả các em nhỏ cần chung tay đẩy lùi bệnh tay chân, miệng.
2.2. Đối với gia đình và trẻ nhỏ
Tuyệt đối không tiếp xúc thân mật với trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh, không hôn hít, vuốt ve.
Giáo viên và gia đình cần hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân hàng ngày, hình thành cho trẻ thói quen sạch sẽ, ăn chín, uống sôi, không ăn những món đồ không vệ sinh như ăn quả cả vỏ, ăn đồ rơi xuống đất, đồ chưa rửa,…
Dạy trẻ phải dùng khăn giấy hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi. Người nhà và giáo viên chăm trẻ cần thay quần áo, cắt móng tay móng chân thường xuyên cho trẻ, không cho trẻ dùng chung vật dụng cá nhân với các trẻ khác để phòng ngừa lây nhiễm.
Trẻ mắc tay chân, miệng cần được chữa trị kịp thời và nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn- Ảnh Internet
Khi trẻ bị mắc bệnh, không đưa trẻ đến nhà trẻ, trường học để ngăn ngừa lây lan. Trong thời gian chữa trị, cần cách ly trẻ tại nhà hoặc cơ sở y tế. Khi phát hiện hay nghi ngờ học sinh, trẻ nhỏ bị mắc bệnh tay chân miệng, gia đình và nhà trường phải phối hợp, thông báo cho cơ sở y tế để trẻ được chữa trị và cách ly kịp thời, tránh nguy cơ lây nhiễm tại trường học và bùng phát thành dịch tại khu vực.
Đặc biệt, phụ huynh cần cho trẻ nghỉ học đến khi bệnh tay chân, miệng đã được chữa khỏi hoàn toàn.
Với đặc tính lây lan nhanh chóng của bệnh, cả phụ huynh, gia đình, nhà trường cũng như cơ sở y tế cần chủ động, cùng nhau phối hợp để dịch tay chân miệng không lây lan, bùng phát trong cộng đồng trường học gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
TP.HCM tăng cường điều trị ngoại trú bệnh tay chân miệng
Theo thông tin từ một số bệnh viện (BV) tại TP.HCM, ngoài các bệnh liên quan đến hô hấp, đường tiêu hóa... gia tăng, thì bệnh tay chân miệng (TCM) đang tăng so với các tuần trước, cần cảnh báo vì bệnh dễ lây lan trong trường học, đặc biệt là ở lớp nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ gia đình...
Phòng bệnh tay chân miệng bằng cách rửa tay thường xuyên với xà phòng - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tại BV Nhi đồng 1, theo bác sĩ (BS) Dư Tuấn Quy, Phó trưởng khoa Nhiễm - thần kinh BV này, số ca TCM điều trị nội trú là 70 ca, tăng 50% so với tuần trước, trong đó có 40 ca bệnh nặng. BV tăng cường điều trị ngoại trú và hiện có khoảng 200 ca điều trị ngoại trú tái khám mỗi ngày hoặc cách 2 ngày.
Còn BV Nhi đồng 2 tiếp nhận 20 - 25 ca TCM nội trú/ngày, có ngày hơn 30 ca. BV này cũng tăng cường điều trị ngoại trú 150 ca/ngày, có ngày 214 ca. BS Nguyễn Thanh Trường, Phó giám đốc BV Bệnh nhiệt đới, cho biết hiện BV đang điều trị 17 ca TCM, tăng nhẹ so với các tuần trước.
Theo BS Dư Tuấn Quy, biểu hiện ban đầu của bệnh TCM ở trẻ em đa số là nổi ban ở tay, chân, gối, mông, hoặc loét miệng. Một số trẻ sốt không đáp ứng hạ sốt, ngủ giật mình chới với... là dấu hiệu nặng của TCM cần phải đi BV ngay. Các biến chứng thần kinh não do TCM cần lưu ý vì rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, đó là biểu hiện run, đi không vững; hoặc thở hơi bất thường (dễ nhầm viêm hô hấp).
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), bệnh TCM (kể cả sốt xuất huyết) bắt đầu tăng từ tháng 7, và tăng mạnh hơn trong tháng 8, 9...
Năm 2020, do đại dịch Covid-19, các biện pháp phòng bệnh được đẩy mạnh, thông điệp rửa tay cùng các biện pháp dự phòng không dùng thuốc đối với nhóm bệnh lây truyền trực tiếp như Covid-19, TCM, sởi, cúm... đã góp phần làm giảm bệnh TCM trong 3 tháng đầu năm nay.
Khi bước sang trạng thái bình thường mới, các trường học cùng nhiều hoạt động vui chơi mở cửa lại, nguy cơ gia tăng bệnh TCM là điều được dự báo. Nhận thấy nguy cơ từ các dịch bệnh, nguy cơ xuất hiện bệnh bạch hầu từ nơi khác mới đến TP, nguy cơ xâm nhập Covid-19, HCDC đã xây dựng nhiều giải pháp phòng chống phù hợp.
Cảnh báo bệnh tay chân miệng trẻ em vào mùa Trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng tái đi tái lại nhiều lần khi tiếp xúc với nguồn lây, mỗi lần sẽ là một chủng virus khác nhau. Các nốt hồng ban của trẻ bị tay chân miệng ở các vị trí - Ảnh: BVCC Ngày 7-12, bác sĩ Huỳnh Hùng Dũng - trưởng khoa truyền nhiễm Bệnh viện Nhi đồng Cần...