Bệnh tay chân miệng gia tăng trái mùa
Bệnh tay chân miệng hiện đang có xu hướng gia tăng ở các tỉnh phía Nam. Các bệnh viện tại TP HCM, những tuần qua số ca tay chân miệng có dấu hiệu tăng nhẹ
Thống kê của Trung tâm Bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện (BV) Nhi trung ương (Hà Nội) cho thấy chỉ riêng trong 2 tháng 6 và 7, số ca mắc tay chân miệng tăng gấp 5-6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Phòng Covid-19, phòng luôn tay chân miệng
Chị Tr.M.A (36 tuổi, TP HCM) lộ rõ vẻ mệt mỏi khi cùng con gái 7 tuổi đứng đợi taxi trước BV Nhi Đồng 1 (TP HCM). Chị nói: “Tuần trước là đứa 4 tuổi bệnh. Tự dưng cháu sốt cao, tôi quýnh quáng lo… Covid-19 nhưng chưa kịp đem đi khám đã thấy vết loét nhỏ trong miệng, mới biết “thôi rồi”, tay chân miệng. Bé 4 tuổi được bác sĩ (BS) cho điều trị ngoại trú, tôi đã cẩn thận cách ly 2 đứa nhưng nó vẫn lây qua cho chị nó. Hồi đầu năm, nghe nói bệnh này cao điểm là tháng 3, ai dè nay đã tháng 7 mà vẫn “dính”.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) đã cảnh báo về sự gia tăng của 2 căn bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng. Trong khi sốt xuất huyết được đánh giá là đang vào mùa theo quy luật thì tay chân miệng năm nay tăng sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế nhằm đẩy lùi dịch Covid-19, rõ rệt nhất là từ đầu tháng 7. Đã có 97 phường/xã trên địa bàn TP HCM xuất hiện ca bệnh, tính từ đầu năm đến nay.
BS chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc BV Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), cho biết những tuần gần đây, bệnh trẻ em đã bắt đầu tăng lại, trong đó có tay chân miệng. Đó là một hiện tượng bình thường khi mọi hoạt động xã hội, bao gồm trường học, được khôi phục lại sau giãn cách xã hội vì dịch Covid-19.
Video đang HOT
Một bệnh nhi tay chân miệng đang khám tại Khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM)
“Về tay chân miệng, các ca thường tập trung ở độ tuổi mẫu giáo. Mọi năm tay chân miệng có 2 đợt cao điểm là tháng 3-5 và 10-12. Nhưng hồi tháng 3 đến tháng 5, các biện pháp phòng Covid-19 đã khiến đợt cao điểm biến mất. Việc bệnh tăng khi trẻ tựu trường vẫn thường gặp, ví dụ như đợt cao điểm tháng 10 đến tháng 12 thì số ca sẽ bắt đầu tăng nhẹ từ tháng 9″ – BS Minh Tiến giải thích.
Tại BV Nhi Đồng 1, BS chuyên khoa II Dư Tuấn Quy, Phó trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh, cho biết hiện tại trong khoa có khoảng hơn chục trẻ đang nằm điều trị căn bệnh này. So với các mùa bệnh trước đó, con số này cho thấy bệnh đang có xu hướng gia tăng. Vì vậy phụ huynh cần phòng bệnh cho trẻ. Duy trì các thói quen tốt trong mùa Covid-19: rửa tay thường xuyên, giữ vệ sinh nhà cửa và các vật dụng thường xuyên bị chạm vào thì sẽ phòng luôn được tay chân miệng.
Coi chừng mùa dịch kéo dài
BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh BV Nhi Đồng 1, cảnh báo rằng tuy số ca tay chân miệng chỉ mới tăng nhẹ nhưng nếu không phòng ngừa, bệnh có thể tiếp tục gia tăng và tạo ra một mùa bệnh dài từ bây giờ cho đến cuối năm, tức đợt gia tăng này sẽ nối liền luôn đợt gia tăng theo mùa vào tháng 10. Hiện nay, dù số ca còn ít nhưng đã có ca nặng, vì vậy không nên chủ quan.
Tuy nhiên, BS Khanh cũng nhấn mạnh bệnh tay chân miệng có xu hướng tăng nhẹ song đừng nên quá lo lắng khi thấy con số thống kê ở một số địa phương cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Đơn giản, vì tháng 7 năm ngoái không phải là “mùa” của tay chân miệng, tháng 7 năm rồi cũng là thời điểm đợt cao điểm thứ nhất trong năm đã qua nên rất ít ca tay chân miệng. Năm nay, “mùa” tay chân miệng đầu tiên không xuất hiện do các biện pháp phòng Covid-19, nên bây giờ bệnh mới tăng “trái mùa”.
BS Nguyễn Minh Tiến tư vấn biện pháp phòng bệnh tay chân miệng đơn giản mà hiệu quả chỉ là thường xuyên rửa tay, phụ huynh cần thường xuyên vệ sinh các nơi mầm bệnh có thể trú ngụ như tay nắm cửa, lan can, tay vịn cầu thang, đồ chơi của trẻ nhỏ. Khi chăm sóc con bị tay chân miệng, cha mẹ phải cẩn thận nếu trong nhà còn đứa trẻ khác, nếu chăm trẻ bệnh mà không vệ sinh tay sạch thì có thể trở thành trung gian truyền bệnh cho trẻ lành. Phụ huynh cũng cần lưu ý những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng là trẻ thường than mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, nôn ói, tiêu chảy, xuất hiện loét miệng, phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông…
Sốt đến ngày thứ 2 thì nên đưa bé đi khám
BS Nguyễn Minh Tiến khuyến cáo một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh tay chân miệng là sốt. Nếu sốt đến ngày thứ 2 thì dù sốt nhẹ cũng nên đưa trẻ đi khám, vì có thể là bệnh tay chân miệng hoặc các bệnh nhiễm siêu vi nguy hiểm khác như sốt xuất huyết. Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi trẻ sốt cao khó hạ; thở bất thường; quấy khóc liên tục; khó ngủ hoặc ngược lại cứ ngủ li bì; ngồi không vững hoặc đi loạng choạng; run tay chân hoặc co giật; vã mồ hôi; nôn ói nhiều, bỏ ăn, bỏ bú; da nổi bông, nổi vân tím hoặc tím tái; yếu tay chân…
Bắc Ninh ghi nhận 430 ca mắc bệnh tay - chân - miệng
Tính đến 20/7, Bắc Ninh ghi nhận 430 trường hợp mắc tay - chân - miệng, tăng hơn 100 trường hợp so với cùng kỳ năm 2019. TP Bắc Ninh là địa phương có số ca mắc nhiều nhất với 153 ca, huyện Quế Võ 53 ca và huyện Yên Phong 64 ca.
Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh truyền nhiễm phát triển, lây lan, nhất là bệnh tay - chân - miệng. Trước tình hình đó, ngành y tế tỉnh Bắc Ninh đã tâp trung triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Bác sỹ thăm khám cho bệnh nhi mắc bệnh chân tay miệng. Ảnh: Đinh Văn Nhiều/TTXVN
Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh, tính đến 20/7, toàn tỉnh có 430 trường hợp mắc tay - chân - miệng, tăng hơn 100 trường hợp so với cùng kỳ năm 2019. Thành phố Bắc Ninh là địa phương có số ca mắc nhiều nhất với 153 ca, huyện Quế Võ 53 ca và huyện Yên Phong 64 ca. Toan tinh chưa ghi nhân trương hơp tư vong do bệnh tay - chân - miệng.
Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Khắc Từ lý giải: Bệnh tay - chân - miệng là loại bệnh truyền nhiễm, sau thời gian nghỉ giãn cách xã hội, số lượng trẻ đến trường tăng nên khả năng lây lan bệnh trong cộng đồng tăng đột biến. Bệnh hiện chưa có văc xin và thuôc điêu tri đăc hiêu nên co nguy cơ diên biên phưc tap trên địa bàn tỉnh.
Trước tình hình trên, với phương châm không chủ quan với dịch, ngành y tế tỉnh Bắc Ninh đã đẩy mạnh công tác giám sát chặt chẽ những trường hợp nghi mắc và đã mắc bệnh kịp thời để có phương pháp xử lý nhanh, chống bệnh diễn biến nặng và lây lan ra cộng đồng. Ngành cũng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về bệnh tay - chân - miệng; các biện pháp phòng chống cho cộng đồng và gia đình; phát động chiến dịch truyền thông "Rửa tay với xà phòng để phòng chống dịch bệnh và hưởng ứng phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khoẻ nhân dân". Một trong những biện pháp quyết liệt trong phòng, chống dịch bệnh là phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại trường học, nhất là tại các nhà trẻ, trường mầm non.
Bên cạnh đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cũng tăng cường phối hợp với các cơ sở điều trị trên địa bàn trong việc điều tra giám sát, tổ chức cách ly điều trị, hạn chế tối đa hiện tượng lây chéo trong bệnh viện; đồng thời rà soát, bổ sung số lượng thuốc, vật tư, hoá chất cho các cơ sở y tế nhằm chủ động phòng chống khi có dịch xảy ra, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nguyễn Khắc Từ cho biết thêm.
Ông Nguyễn Khắc Từ cũng khuyến cáo người dân cần tăng cường vệ sinh cá nhân, nơi sinh hoạt cho trẻ. Khi trẻ có các biểu hiện như sốt, xuất hiện nốt phỏng ở lòng bàn tay, bàn chân, trong miệng cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một trong những giải pháp tích cực phụ huynh cần áp dụng là tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm, bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết để tăng sức đề kháng cho trẻ.
Song song với các biện pháp phòng chống dịch tay - chân - miệng, công tác kiểm soát các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn cũng được tỉnh Bắc Ninh chú trọng. Tính đến ngày 20/7, toàn tỉnh ghi nhận 17 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 15 trường hợp mắc sởi, hơn 1.400 trường hợp mắc cúm... các trường hợp trên đều giảm so với cùng kỳ năm 2019. Ngành y tế tỉnh luôn chú trọng công tác tiêm phòng cho trẻ, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng...
Tránh lơ là trong phòng bệnh truyền nhiễm Những tuần gần đây, tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó có Hà Nội đã ghi nhận số ca mắc các bệnh truyền nhiễm, như: Tay chân miệng, bạch hầu, viêm não, sốt xuất huyết... gia tăng. Điều đáng nói, có những bệnh có thể hạn chế được bằng vắc xin, nhưng người dân vẫn lơ là việc tiêm phòng. Do...