Bệnh tâm thần phân liệt thường gặp ở người trẻ
Theo Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, tâm thần phân liệt là một bệnh lý tâm thần nặng, tương đối phổ biến.
Bệnh tiến triển và tiên lượng rất khác nhau, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhiều hơn ở người trẻ.
Theo thống kê của nhiều nước, tỷ lệ bệnh chiếm khoảng từ 0,3 – 1,5% dân số. Bệnh thường phát sinh ở lứa tuổi trẻ, phần lớn trong độ tuổi 15 – 35 (48% khởi phát ở lứa tuổi 20 – 29).
Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng có tính chất tiến triển với những rối loạn đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm xúc, dẫn đến những rối loạn cơ bản về tâm lý và nhân cách theo kiểu phân liệt, nghĩa là mất dần tính hài hòa, thống nhất, gây ra chia cắt trong các mặt hoạt động tâm thần.
48% bệnh nhân tâm thần phân liệt khởi phát ở lứa tuổi 20 – 29
Tâm thần phân liệt được coi như một bệnh mạn tính làm cho người bệnh mất đi hoặc suy yếu những khả năng sinh hoạt như: suy nghĩ, học hỏi, giao tiếp xã hội, làm việc, tình cảm, duy trì các mối quan hệ.
Theo Bệnh viện (BV) Tâm thần Hà Nội, đa số bệnh nhân tâm thần có thể điều trị ngoại trú, chỉ nằm viện trong giai đoạn cấp. Sự thành công trong điều trị và phục hồi chủ yếu phụ thuộc vào sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng.
Để hỗ trợ hiệu quả người mắc tâm thần phân liệt, gia đình và người xung quanh cần bình tĩnh, kiên nhẫn chia sẻ, tạo cho người bệnh có cảm giác được tôn trọng; để cho người bệnh nói và kể về những điều phiền toái.
Video đang HOT
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tâm thần phân liệt là một rối loạn tâm thần mạn tính và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến 20 triệu người trên toàn thế giới (theo số liệu đăng trên chuyên san y khoa The Lancet, năm 2018).
Tâm thần phân liệt được biểu thị, xác định bởi những sai lệch trong suy nghĩ, nhận thức, cảm xúc, ngôn ngữ, ý thức về bản thân và hành vi. Những biểu hiện phổ biến bao gồm: ảo giác (nghe thấy giọng nói hoặc nhìn thấy những thứ không có ở đó) và hoang tưởng (những niềm tin mặc định, sai lầm).
Những người bị tâm thần phân liệt có nguy cơ chết sớm cao gấp 2 – 3 lần so với dân số chung (theo nghiên cứu đăng trên chuyên san Annual Review of Clinical Psychology, 2014).
WHO lưu ý: Kỳ thị, phân biệt đối xử và vi phạm quyền con người của người bệnh tâm thần phân liệt là tình trạng phổ biến. Bệnh tâm thần phân liệt có thể điều trị được bằng thuốc và hỗ trợ tâm lý xã hội.Phương An
Việc hỗ trợ cần lưu ý những điều sau: đừng tranh luận với người mắc tâm thần phân liệt; đừng để đám đông tụ tập xung quanh bệnh nhân; đừng hỏi quá lâu, vì có thể gây kích thích bệnh nhân.
Người mắc tâm thần phân liệt cần phải điều trị thuốc lâu dài và quá trình này cần được theo dõi các tác dụng phụ của thuốc như: khô miệng, táo bón, co cứng cơ, mất thăng bằng, tiếng nói không bình thường, lờ đờ, chậm chạp…
Lãnh đạo BV Tâm thần Hà Nội cho biết BV duy trì những chương trình phục hồi khả năng sinh hoạt cho người bệnh. Một trong những phục hồi quan trọng là biết tự chăm sóc bản thân, biết cách ăn uống lành mạnh hợp với tình trạng sức khỏe, biết cách nấu ăn, mua sắm, giữ gìn vệ sinh thân thể, thu xếp nơi ở; biết cách giao tiếp và đối thoại với người khác, có khả năng thích nghi và đối phó với những khó khăn hằng ngày…
Những chương trình phục hồi khả năng sinh hoạt cho người bệnh là một phần trong kế hoạch trị liệu cho người bệnh tâm thần phân liệt sau khi họ đã tương đối ổn định. Đồng thời, các bác sĩ duy trì việc thảo luận, cập nhật các liệu pháp và thuốc mới trong điều trị tâm thần phân liệt.
Thứ trưởng Bộ Y tế: Tỷ lệ mắc các rối loạn tâm thần trong đại dịch COVID-19 gia tăng
Các rối loạn tâm thần trong đại dịch COVID-19 gia tăng đáng kể như tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm (31,4%), rối loạn lo âu (31,9%) và rối loạn giấc ngủ (41,1%).
Cứ 4 người có 1 người có vấn đề về sức khỏe tâm thần
Hưởng ứng ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới (10/10), sáng nay, tại Bệnh viện Tâm thần TW I đã diễn ra hội thảo trực tuyến "Kỷ niệm ngày sức khoẻ tâm thần thế giới" với sự tham gia của Lãnh đạo Bộ Y tế và khoảng 1.000 người.
Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay sức khỏe tâm thần là 1 trong 3 cấu phần không thể tách rời và có mối quan hệ mật thiết với thể chất và xã hội, sức khỏe tâm thần ngày càng có tầm quan trọng và một lần nữa Tổ chức y tế thế giới đã nhấn mạnh thông điệp "Không có sức khỏe tâm thần là không có sức khỏe".
Các rối loạn tâm thần trong đại dịch COVID-19 gia tăng đáng kể như tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm (31,4%), rối loạn lo âu (31,9%) và rối loạn giấc ngủ (41,1%).
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng thông tin theo Tổ chức Y tế thế giới, tính trên toàn cầu cứ 4 người có 1 người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, không có gia đình nào không liên quan đến sức khỏe và có 10 nguyên nhân chủ yếu gây mất khả năng lao động là do các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Có thể nói thế kỷ 21 là thế kỷ của sức khỏe tâm thần.
"Đặc biệt, Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới năm nay diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, làm gia tăng một cách đáng kể các rối loạn tâm thần, làm trầm trọng thêm hố ngăn cách bất bình đẳng giữa các tầng lớp trong xã hội kèm theo các hậu quả nặng nề của nó"- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nói.
Kết quả phân tích 66 nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ hiện mắc các rối loạn tâm thần trong đại dịch COVID-19 gia tăng đáng kể như tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm (31,4%), rối loạn lo âu (31,9%) và rối loạn giấc ngủ (41,1%).
Đại dịch COVID-19 gây tác động đặc biệt tới một số nhóm dễ bị tổn thương như nhân viên y tế, những người ở tuyến đầu phòng chống dịch, người có bệnh lý nền, những người sống độc thân.
Ngoài ra, COVID-19 cũng khiến việc cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh và điều trị các rối loạn tâm thần bị gián đoạn và gặp rất nhiều khó khăn.
"Chăm sóc sức khỏe tâm thần toàn dân: Hãy biến điều đó thành hiện thực"
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, việc mọi người trải qua nỗi sợ hãi, lo lắng và căng thẳng trong bối cảnh của đại dịch COVID-19 là điều bình thường và dễ hiểu.
Cùng với nỗi sợ nhiễm virus trong đại dịch COVID-19, những thay đổi đáng kể trong cuộc sống hàng ngày như bị hạn chế đi lại, giãn cách xã hội cùng với thực tế mới của làm việc tại nhà, thất nghiệp tạm thời, con cái phải học online, thiếu tiếp xúc với anh/chị/ em họ hàng, bạn bè... đã làm gia tăng ah hưởng đến sức khoẻ tinh thần của mọi người.
BS Nguyễn Thị Vân - Trưởng khoa bán cấp tính nữ, Bệnh viện Sức khỏe tâm thần TW 1 cho biết, thời gian qua bệnh viện đã nhận tư vấn từ xa, điều trị nhiều ca bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần trong dịch và hậu COVID-19, cụ thể là các trường hợp rối loạn trầm cảm, lo âu, mất ngủ sau khi được xác định dương tính, rối loạn giấc ngủ, căng thẳng khi phải đi cách ly tập trung...
Sau này các trường hợp không được can thiệp ngay, bệnh diễn biến thành các chứng sợ tiếp xúc, rối loạn ám ảnh..., ảnh hưởng đến chức năng sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày.
Chủ đề của năm nay là "Chăm sóc sức khỏe tâm thần toàn dân: Hãy biến điều đó thành hiện thực", nhằm kêu gọi tất cả các nước và mọi người dân cùng chung tay để hiện thực hóa các sáng kiến, các ý tưởng, các kế hoạch thành hành động cụ thể thiết thực nhằm đảm bảo mọi người có nhu cầu được chăm sóc sức khỏe tâm thần một cách chất lượng, hiệu quả và toàn diện.
Năm 1992 đánh dấu mốc quan trọng của sức khỏe tâm thần đó là sự kiện Liên đoàn tâm thần học thế giới (Word Federation for Mental Health - WFMH) đại diện cho hơn 150 quốc gia lần đầu tiên đưa ra sáng kiến chọn ngày 10/10 làm ngày sức khỏe tâm thần thế giới (World Mental HealthDay).
Kể từ đó, Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới (World Mental HealthDay) được tổ chức vào ngày 10/10 hàng năm trên toàn thế giới, với mục đích giáo dục, nâng cao nhận thức và ủng hộ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Mỗi năm kỷ niệm Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới đều được Liên đoàn tâm thần học thế giới đưa ra một chủ đề trọng tâm để định hướng các quốc gia trong công tác tuyên truyền, giáo dục và thay đổi hành vi liên quan đến chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân.
Mạng xã hội ảnh hưởng sức khỏe tâm thần của thiếu niên Theo nghiên cứu được tờ The Wall Street Journal đăng tải mới đây, việc sử dụng mạng xã hội liên tục dẫn đến các vấn đề về thể chất và sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên từ 13 - 19 tuổi. Nghiên cứu cho biết các vấn đề sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên đã gia tăng từ năm...