Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD có lây không?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD có lây không? Đứng gần người mắc bệnh có làm bạn bị lây nhiễm không? Có rất nhiều quan niệm sai lầm liên quan tới khả năng lây lan của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là tình trạng bệnh lý gây nên luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi. Người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, ho, nhiều đờm và thở khò khè. Nguyên nhân gây bệnh được chẩn đoán là do khói thuốc lá và sự ô nhiễm, khói bụi từ môi trường. Người bị bệnh COPD thường có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim, bệnh ung thư phổi và nhiều tình trạng nguy hiểm khác.
Trên thực tế có rất nhiều người vì thấy bệnh nguy hiểm nên sợ hãi rằng nếu tiếp xúc gần có thể bị lây. Vậy giả thuyết này có đúng hay không? Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD có lây không?
1. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có lây không? Đứng cạnh người bệnh có làm bạn bị lây nhiễm không?
Rất nhiều người cho rẳng chỉ cần người bình thường tiếp xúc với người bệnh thông qua giao tiếp, trao đổi hàng ngày là có thể bị lây bệnh. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các chuyên gia và cơ sở thực tiễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không lây lan như nhiều lời đồn.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có lây không? Câu trả lời là KHÔNG (Ảnh: Internet)
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chủ yếu do người bệnh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc nhiều, môi trường khói bụi, ô nhiễm,… chứ không phải do các loại virus, vi khuẩn gây nên như nhiều bệnh về đường hô hấp khác.
Video đang HOT
Người nhà hoàn toàn có thể yên tâm chăm sóc người bệnh mà không cần lo lắng về việc bệnh COPD có lây không. Nếu như để chắc chắn, người nhà có thể đeo khẩu trang và rửa tay bằng dung dịch nước muối sinh lý trước và sau khi chăm sóc.
2. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD?
Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD có lây không, bạn cũng nên biết những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao để từ đó có những chú ý trong bảo vệ sức khỏe. Theo các chuyên gia, những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao:
- Người già trong độ tuổi từ 65-74
- Người hút thuốc lá từ khi còn trẻ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sau này và gây bệnh COPD.
- Những người có tiền sử bệnh hen suyễn.
- Người sống trong môi trường bị ô nhiễm cũng dễ tăng khả năng mắc bệnh.
3. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh COPD
Các chuyên gia chỉ ra những yếu tố được xem là góp phần làm tăng khả năng bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bao gồm:
- Người tiếp xúc với khói thuốc: Thuốc lá vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh, bạn nên tránh xa những nơi có khói thuốc.
- Hen suyễn: Hen suyễn hay hen phế quản là một yếu tố làm tăng khả năng tiến triển bệnh COPD. Nếu bạn vừa bị hen vừa hút thuốc thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Người bị hen suyễn có nguy cơ mắc bệnh COPD cao (Ảnh: Internet)
- Tiếp xúc với khói bụi và hóa chất công nghiệp: Việc tiếp xúc với khói bụi, hóa chất trong thời gian dài sẽ tăng khả năn viêm nhiễm bên trong phổi.
- Khói đốt nhiên liệu dùng trong nấu nướng hay sưởi ấm cũng sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh nếu không sử dụng đúng cách.
- Yếu tố di truyền. Một rối loạn di truyền không phổ biến là thiếu men alpha-1-antitrypsin là nguyên nhân gây ra một số trường hợp COPD.
Trong trường hợp nếu như người bệnh có nhiều dấu hiệu nguy hiểm thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và đưa ra hướng điều trị phù hợp, tránh để lại những biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống.
Hút thuốc lá sẽ làm biến đổi ADN
Thuốc lá là nguyên nhân của 25 căn bệnh khác nhau, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm.
Ảnh minh họa
Hỏi: Thưa bác sĩ, thông tin hút thuốc lá gây biến đổi ADN có đúng không, lý do vì sao?
Nguyễn Bình (Hà Đông, Hà Nội)
Trả lời:
Chào bạn, trong khói thuốc lá có khoảng hơn 4.000 hóa chất, trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khỏe, bao gồm chất gây nghiện. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 - 80%, chủ yếu là do các bệnh ung thư (ung thư phổi), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim gây suy thoái giống nòi do làm giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp việc sử dụng thuốc lá là yếu tố nguy cơ thứ 2 trong 10 yếu tố nguy cơ hàng đầu đe doạ sức khỏe con người. Thuốc lá là nguyên nhân của 25 căn bệnh khác nhau, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như: Ung thư phổi, các bệnh về đường hô hấp và tim mạch.
Với những người thường xuyên sử dụng thuốc lá nguy cơ mắc ung thư phổi rất cao so với người bình thường. Và nguyên nhân chính là do sự biến đổi cấu trúc của ADN. Những người sử dụng khoảng 20 điếu thuốc mỗi ngày thì mỗi năm sẽ có khoảng 150 ADN phổi bị biến đổi.
Không chỉ vậy, với một gói thuốc lá mỗi ngày thì chỉ sau một năm sẽ có 97 đột biến ADN ở thanh quản, 23 đột biến ADN ở khoang miệng, 18 đột biến ADN ở bàng quang và 6 đột biến ADN ở gan.
Đây đều là những con số biết nói báo động tình trạng sức khỏe của những người đang sử dụng thuốc lá như người bạn thân thiết trong cuộc sống hàng ngày. Và sự biến đổi cấu trúc ADN này chính là nguyên nhân gây ra biến đổi gene để dẫn đến những khối u, những căn bệnh ung thư nguy hiểm.
Vừa qua, các nhà nghiên cứu Anh đứng đầu dự án quốc tế lớn này. Họ đã phân tích, nhận dạng 23.000 đột biến mà có dấu hiệu cho thấy là do các hóa chất có trong khói thuốc lá và cho rằng, các tế bào phổi chứa các đột biến gây hại sẽ được nhân lên và tạo thành các ổ bệnh.
Thuốc lá ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi như thế nào? Khi mang thai, việc hít phải khói thuốc lá hay hút thuốc lá đều gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với bà bầu. Giai đoạn mang thai rất nhạy cảm và hành vi hút thuốc lá dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi trước, trong, và sau khi em bé chào đời. Vậy thuốc lá có ảnh...