Bệnh phổi – “sát thủ” bất chấp lứa tuổi bệnh nhân: Bạn cần biết những gì và làm sao để giảm nguy cơ?
Một nghệ sĩ trẻ tài năng vừa qua đời vì bệnh phổi. Điều này có thể khiến một số người ngạc nhiên, bởi đa số chúng ta nghĩ rằng các bệnh về phổi là bệnh của người lớn tuổi, hoặc người hút thuốc, hoặc người có thể trạng yếu đuối. Nhưng không phải vậy.
Có khoảng 65 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), một trong những bệnh phổi phổ biến nhất. Mỗi năm, có khoảng 3 triệu người tử vong vì bệnh này, khiến nó là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới (không tính lý do đại dịch).
Bệnh viêm phổi cũng tước đi mạng sống của hàng triệu người mỗi năm và nó không coi bất kỳ lứa tuổi nào là ngoại lệ – trẻ em, người trẻ, người già đều có thể bị viêm phổi. Bệnh ung thư phổi giết chết 1,6 triệu người mỗi năm và là bệnh ung thư gây tử vong nhiều nhất. Tất cả những số liệu này là của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Các bệnh về phổi không chỉ là “sát thủ” hàng đầu, mà bệnh nhân mang các bệnh này, nhất là bệnh nhân trẻ tuổi, còn dễ bị chẩn đoán nhầm. Ảnh: BT.
Thế nhưng, theo công ty nghiên cứu thị trường YouGov thì dù các bệnh về phổi nguy hiểm như vậy, nhưng phần lớn chúng ta vẫn không biết gì mấy về chúng. Có lẽ vì chúng ta tiếp xúc với những cảnh báo về bệnh tim hay đột quỵ thường xuyên hơn nhiều.
Một phần lý do khiến số ca tử vong vì các bệnh phổi cao như vậy bởi “bệnh phổi” không phải là một bệnh, mà gồm rất nhiều bệnh. Theo Medical News Today (Tin tức Y học Hôm nay), có 3 kiểu bệnh phổi chính:
Nhóm bệnh về tuần hoàn phổi: Các mạch máu trong phổi bị ảnh hưởng, do cục máu đông hoặc viêm mạch máu… Lúc này, khả năng hấp thụ oxy và thải carbonic của phổi cũng bị ảnh hưởng. Nhóm bệnh này đôi khi sẽ gây ra luôn cả các vấn đề về tim, mà như vậy thì hoàn toàn có thể khiến bệnh nhân tử vong đột ngột.
Video đang HOT
Bệnh phổi không “loại trừ” lứa tuổi nào. Ảnh: MSN.
Nhóm bệnh về đường thở: Các đường (ống) đưa oxy và các khí khác tới phổi và ra ngoài đều bị ảnh hưởng. Trong hầu hết các trường hợp, các đường thở bị hẹp hoặc bị tắc. Các ví dụ là bệnh viêm phế quản mãn tính, khí thũng, hen suyễn. Lúc này, việc thở trở nên rất nặng nhọc, một số người nói giống như hít thở qua một cái ống hút vậy.
Nhóm bệnh mô phổi: Cấu trúc của mô phổi bị ảnh hưởng, dẫn tới việc phổi không thể giãn nở hoàn toàn, nên khó hít oxy vào và thải carbonic ra. Nhóm này bao gồm bệnh sarcoidosis (bệnh do viêm các mô) và xơ phổi.
Một số bệnh phổi lại là sự kết hợp của hai hoặc cả ba kiểu.
Tình trạng ô nhiễm môi trường cũng khiến nhiều người sớm mắc các bệnh về phổi. Ảnh: iStock.
Theo Liên đoàn Phổi Hoa Kỳ (ALA), có một điều quan trọng là không ai nên nghĩ rằng bệnh phổi là bệnh của người già, mà phải chú ý đến những dấu hiệu đầu tiên của bệnh để được bác sĩ điều trị trước khi nó có thể đe dọa tính mạng. Những dấu hiệu đó có thể là: Ho dai dẳng (8 tuần trở lên); hụt hơi, khó thở (dù không vận động mạnh); có đờm kéo dài từ một tháng trở lên; thở khò khè hoặc rít lên; ho ra máu; đau ngực dai dẳng suốt một tháng trở lên, đặc biệt là đau khi hít thở hoặc ho.
Khó thở dù không vận động mạnh, hoặc tập thể dục xong đã lâu mà vẫn hụt hơi có thể là những dấu hiệu của các bệnh về phổi. Ảnh: OMH.
Vì bệnh phổi không trừ ai cả, nên tất cả chúng ta, bất kể giới tính và lứa tuổi, đều nên cố gắng làm giảm nguy cơ cho mình bằng các cách:
- Không hút thuốc.
- Tránh khói thuốc.
- Cố gắng tránh đứng gần các công trình xây dựng.
- Đeo khẩu trang để tránh bụi và một số chất độc hại khác.
- Tránh dùng nhiều hóa chất tẩy rửa ở nhà. Nếu phải dùng, hãy dùng ít hết mức có thể và mở các cửa cho thoáng khí. Nếu có thể, hãy tự làm các chất tẩy rửa tự nhiên.
- Ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ. Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc gia của Mỹ cho biết, việc ăn nhiều rau củ quả tươi có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư phổi và các bệnh phổi khác. Nhưng tất nhiên là rau củ quả cũng không thể đảo ngược những tổn thương do khói thuốc gây ra.
- Tập hít thở chậm và sâu, vận động đều đặn (đi lên đi xuống cầu thang, đi bộ, đạp xe…) mỗi ngày.
- Tiêm phòng để giảm nguy cơ bị cúm và viêm phổi.
Việt Nam vẫn 'đứng top cao' về tỷ lệ người mắc bệnh lao
Theo Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, mặc dù tỷ lệ mắc lao phổi ở người lớn đã giảm 31% sau 10 năm, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao trên 92% nhưng Việt Nam vẫn đứng xếp hạng thứ 11 đối với bệnh lao thường, và thứ 11 về lao kháng thuốc.
Năm 2017, Việt Nam có thêm 126.000 người mắc lao và 13.000 người chết do lao.
Chăm sóc bệnh nhân lao phổi - ảnh TTXVN
Ngày 12/1/2020, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu y tế - dân số, Chương trình phòng chống lao, phòng chống bệnh phổi và tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản năm 2020.
Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, ông Lê Thành Phúc cho biết mặc dù tỷ lệ mắc lao phổi ở người lớn đã giảm 31% sau 10 năm qua hai cuộc điều tra năm 2017 so với 2007 và tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao trên 92% nhưng Việt Nam vẫn đứng xếp hạng thứ 11 đối với bệnh lao thường, và thứ 11 về lao kháng thuốc.
Năm 2017, Việt Nam đã có thêm 126.000 người mắc lao và 13.000 người chết do lao. So sánh với đại dịch COVID-19 năm 2020 vừa qua có số ca tử vong là 35 ca thì tử vong do hen gần 3.700 người.
Ông Lê Thành Phúc - Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cho biết tỷ lệ bệnh lao ở Việt Nam vẫn còn cao - Ảnh Đức Thảo
Trong tháng 10/2020, bệnh viện đã triển khai chương trình khám sàng lọc phát hiện sớm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, quản lý người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Hen phế quản (BPTNMT& HPQ) tại 14 xã, phường/7 quận, huyện với kết quả 1448 người được đo chức năng hô hấp, phát hiện được 191 trường hợp mắc BPTNMT, 29 người mắc HPQ, 42 người có hội chứng chồng lấp ACO. Bệnh viện Phổi đã thực hiện cấp thuốc liệu trình 01 tháng cho 185 bệnh nhân, hướng dẫn sử dụng thuốc và tái khám tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.
Được biết, kế hoạch chiến lược Quốc gia về chấm dứt bệnh lao giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh lao dưới 125/100.000 dân, và tăng tỷ lệ phát hiện sớm bệnh nhân lao qua hằng năm, điều trị trên 45% bệnh nhân mắc bệnh lao và kiểm soát hoàn toàn trên 25%.
Vì sao dùng thuốc xịt trị hen lại gây khản giọng? Các nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy, tỷ lệ xuất hiện khản hoặc mất giọng do xịt glucocorticoid lên tới 8-55% và có liên quan đến liều dùng. Tỷ lệ này cũng cao hơn 3 -5 lần so với các thuốc xịt họng không chứa glucocorticoid. Tôi năm nay 68 tuổi, bị hen phế quản và đã được bác sĩ kê đơn...