Bệnh nhi 3 tuổi tử vong trên đường chuyển viện
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, bệnh nhi được chẩn đoán viêm phổi.
Đó là bệnh nhi P.T.Đ. (3 tuổi, trú thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh). Bé tử vong khi đang được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đến Bệnh viện Trung ương Huế.
Người nhà của bé cho rằng nguyên nhân khiến con tử vong là các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị không thăm khám đầy đủ, không cho chuyển viện sớm.
Ngày 13/1, trao đổi với Zing , bác sĩ Trương Xuân Nhuận, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, cho biết đầu tuần sau, bệnh viện sẽ thành lập hội đồng chuyên môn để đánh giá nguyên nhân khiến bé Đ. tử vong.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị. Ảnh: B.V.
Video đang HOT
Theo Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị, bệnh nhi P.T.Đ. nhập viện lúc 0h ngày 11/3 với tình trạng sốt cao 40 độ C kèm khó thở nhẹ. Qua thăm khám, chụp X-quang phổi, bác sĩ phát hiện phim chụp có hình ảnh viêm phổi.
Bác sĩ Nhuận cho hay khoảng 15h cùng ngày, người nhà bé Đ. yêu cầu được cho bệnh nhi chuyển viện. Vì vậy, bệnh viện đề nghị gia đình viết giấy cam đoan. Tuy nhiên khoảng 30 phút sau, bệnh nhi chuyển biến nặng.
“Với tình trạng này, bệnh viện không cho chuyển vì sợ nguy hiểm đến tính mạng của bé. Tuy nhiên, người nhà gây áp lực đòi chuyển, bệnh viện đã đồng ý”, bác sĩ Nhuận chia sẻ.
Lúc 17h30, bệnh viện cho chuyển bệnh nhi vào Bệnh viện Trung ương Huế để điều trị. Khi xe cấp cứu đến đoạn Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 (huyện Phong Điền, Thừa Thiên – Huế), bác sĩ phát hiện tình trạng bệnh của bệnh nhi chuyển biến xấu nên đưa vào cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Theo bác sĩ Nhuận, thời điểm bệnh nhi nhập viện là ca trực của bác sĩ Nguyễn Thị Khánh Linh, Phó trưởng khoa Nhi. Khi tiếp nhận bé Đ., bác sĩ này đã xử lý tình trạng sốt cao, cho chụp phim, xét nghiệm máu và xác định bệnh nhi bị viêm phổi.
Sau khi kết thúc ca trực, bác sĩ Linh bàn giao cho bác sĩ Mai Thùy Anh. Lúc 16h, bệnh nhi chuyển biến nặng bác sĩ Thùy Anh mời bác sĩ Linh vào thăm khám lại.
Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị đánh giá nguyên nhân ban đầu khiến bệnh nhi tử vong là viêm cơ tim tối cấp gây suy tim, phù phổi cấp do virus.
“Diễn biến bệnh của bệnh nhi tiến triển nặng quá nhanh. Ngay cả những bệnh viện lớn có khả năng điều trị được nhưng vẫn tiên lượng nguy cơ tử vong cao”, bác sĩ Nhuận cho hay.
Sặc hạt điều, bé trai ở Hà Nội suýt mất mạng
Bệnh viện Nhi Trung ương vừa cấp cứu thành công cho trường hợp bé trai N.T.T. ở Hà Nội bị sặc hạt điều nguy kịch tính mạng.
Gia đình cho biết, khi đang nằm chơi với bố mẹ, bé T. đột ngột ho sặc sụa, tím tái, khó thở. Bé được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng rồi chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng suy hô hấp phải thở máy.
Tại khoa Điều trị tích cực nội khoa, qua thăm khám và khai thác tiền sử, các bác sĩ nhận thấy trẻ có hội chứng xâm nhập, phổi trái kém thông khí hơn, kèm tình trạng ứ CO2, trên phim chụp x-quang phổi cho thấy hình ảnh ứ khí phổi trái.
Nghĩ đến khả năng trẻ bị dị vật đường thở các bác sĩ đã hội chẩn liên khoa điều trị tích cực và nội soi hô hấp để đưa ra hướng xử trí cho bệnh nhi. Bệnh nhi được nội soi phế quản.
Trong quá trình làm thủ thuật các bác sĩ phát hiện miếng hạt điều nhỏ ở cuối phế quản gốc trái và đã được gắp ra thành công.
Các bác sĩ đang nội soi phế quản cho bệnh nhi.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, dị vật hạt điều không chỉ gây tắc nghẽn đường thở, giảm thông khí ứ CO2, giảm oxy máu mà còn chứa tinh dầu gây viêm phổi do hóa chất. "Với trường hợp bệnh nhi T., chúng tôi đã điều trị viêm phổi, nhiễm trùng và chống phù nề đường thở cho cháu bé. Hai ngày sau tình trạng trẻ ổn định, được cai máy thở. Hiện tại cháu đã hồi phục gần như hoàn toàn", bác sĩ Tuấn cho biết.
Bác sĩ Tuấn khuyến cáo, các dị vật với kích thước lớn có thể gây suy hô hấp cấp, thiếu oxy não. Dị vật kích thước nhỏ khi xâm nhập vào cơ thể nếu không được phát hiện và gắp bỏ có thể gây viêm phổi tái diễn nhiều lần.
Do đó, để đề phòng các tai nạn cho trẻ em trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trẻ bị dị vật đường thở, các bác sĩ khuyến cáo, bên cạnh việc thường xuyên quan sát trẻ, cha mẹ cần chú ý, không đeo trên người trẻ các vòng hạt, vật sắc nhọn (kim băng, ghim..), không cho trẻ tự ăn các hạt, hoa quả có hạt (cần loại bỏ hạt trước khi cho trẻ ăn), không cho trẻ bú mẹ và trẻ nhỏ cầm chơi các đồ chơi hình thù tròn nhỏ vì trẻ có thể đưa vào miệng gây dị vật đường thở.
Với trẻ lớn hơn trong độ tuổi mẫu giáo, gia đình và cô giáo cần giáo dục, hướng dẫn trẻ không chạy nhảy, vận động mạnh trong khi ăn uống để tránh sặc thức ăn vào đường thở có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Sốc về mức độ tàn phá hai lá phổi của Covid-19 Phát hiện mới đây cho thấy phổi các bệnh nhân sau khi mắc Covid-19 còn tệ hại hơn phổi của những người nghiện thuốc lá nặng. Phổi bệnh nhân Covid-19 bị tổn hại và có nhiều sẹo nặng. Bác sĩ phẫu thuật Brittany Bankhead-Kendall ở Trung tâm Khoa học Sức khỏe Đại học Kỹ thuật Texas (Mỹ) mới đây trưng ra 3 tấm...