Bệnh nhân ung thư phổi làm gì để hạn chế tử vong?
Hiện nay, ung thư phổi tại Việt Nam là căn bệnh ung thư đứng thứ 2 về số người mắc, nhưng tỷ lệ tử vong ở cả nam và nữ cao nhất trong các bệnh ung thư.
Theo Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có hơn 26.000 ca mắc mới ung thư phổi, trong đó có hơn 23.000 ca tử vong. Đây là căn bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong đứng đầu trong các bệnh ung thư hiện nay ở cả 2 giới.
Lá phổi của một bệnh nhân bị ung thư phổi- Ảnh: PV
TS.BS Nguyễn Minh Đức – Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, cho biết có 10 nguyên nhân khiến bệnh nhân ung thư phổi tử vong.
Theo đó, bệnh nhân ung thư phổi tử vong khi di căn hai phổi quá nhiều và quá nặng; viêm phổi, nhiễm trùng huyết; suy hô hấp cấp (chức năng phổi quá giảm hoặc xâm lấn đường thở lớn); tổn thương phổi lan tỏa, phù phổi cấp hoặc Hội chứng nguy kịch hô hấp cấp; thuyên tắc hoặc xuất huyết phổi; tràn dịch, tràn máu màng tim; tràn dịch, tràn máu màng phổi; hôn mê do di căn não; chèn ép tủy cấp và suy kiệt, hao mòn.
Video đang HOT
“Đây chính là điều khiến bệnh ung thư phổi có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh ung thư”, bác sĩ Đức nói.
Để hạn chế tình trạng bệnh ung thư phổi tử vong cao, bác sĩ Đức khuyến cáo bệnh nhân, ngoài tuân thủ điều trị, nhất là tinh thần và hệ miễn dịch bệnh nhân còn đủ sức mạnh để có thể vượt qua được các tình huống khắc nghiệt nêu trên thì cần phải nâng cao hệ miễn dịch cho bản thân.
Bác sĩ Đức lưu ý bệnh nhân ung thư phổi dừng ngay việc hút thuốc và hút thuốc lá thụ động, vì còn hút thuốc sẽ làm cho hệ miễn dịch suy yếu rất nhanh; tránh tiếp xúc hoàn toàn với khói nướng đồ ăn, khói do xào nấu, các loại khói do phun xịt, khói do sản xuất chế tạo.
Các bệnh nhân ung thư phổi cũng cần đo lường hoạt động của tế bào diệt tự nhiên (Natural killer cell) để biết hoạt động miễn dịch của mình đang ở mức độ nào. Nếu thiếu, cần phải có những giải pháp can thiệp sớm.
Ngoài ra, bệnh nhân phải nâng cao chất lượng không khí bên ngoài như: sử dụng khẩu trang loại tốt khi di chuyển ra ngoài đường phố; không nằm nhiều trong phòng máy lạnh mà nên dùng các loại quạt dịu nhẹ; trong phòng cần trang bị máy lọc không khí và trồng một ít cây phù hợp cho phòng ngủ như lan ý và lưỡi hổ.
Bệnh nhân ung thư phổi nhất định phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời khoảng thời gian từ 7 giờ đến 9 giờ hằng ngày. Lúc này, ánh sáng mặt trời sẽ hoạt hóa Vitamin D giúp nâng cao miễn dịch cho bệnh nhân.
Bổ sung hàng ngày canxi và vitamin D, một viên multivitamin, thậm chí các chất chống loãng xương đầy đủ cho bệnh nhân. Bệnh nhân cần mỗi ngày sử dụng các chất chống oxy hóa mạnh (trà xanh, mật ong, quả lựu, quả mâm xôi, chocolate đắng, một số vi tảo); sử dụng một số loại trái cây có chất vitamin C nhiều trong các bữa ăn như: ổi, măng cụt, xay nhung, kiwi, cam, dứa…
Khi có dịch cúm hoặc bất kỳ loại dịch bệnh nào đang diễn ra bên ngoài, người bệnh ung thư phổi không nên di chuyển ra đường nhiều, không tiếp xúc gần người đang bệnh.
Đối với bệnh nhân ung thư phổi vẫn phải tiêm ngừa cúm mùa và phế cầu đều đặn; tập thể dục vừa sức, ngồi thiền, các trị liệu giúp hơi thở nhẹ nhàng và tâm hồn thanh thản; không nên sử dụng sừng tê giác, tay gấu, lộc nhung… vì những loại này không phải là các chất quan trọng trong cải thiện miễn dịch.
Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang khám, điều trị hơn 64,5 nghìn lượt bệnh nhân
Theo bác sĩ chuyên khoa II Lê Thị Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã tổ chức khám bệnh, điều trị cho hơn 64,5 nghìn lượt bệnh nhân, tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2022.
Bác sĩ Bệnh viện Ung bướu tỉnh khám, tư vấn sức khỏe cho người dân xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa).
Cụ thể, Bệnh viện đã khám cho hơn 43,4 nghìn lượt người; điều trị nội trú cho 11 nghìn lượt người; điều trị hóa chất cho 7,2 nghìn lượt người bệnh; phẫu thuật cho hơn 1,8 nghìn người bệnh.
Nhằm đáp ứng nhu cầu khám, điều trị, năm 2023, Bệnh viện được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại như: Hệ thống máy xạ trị, nội soi tiêu hóa, nội soi hô hấp, xét nghiệm sinh hóa miễn dịch...
Bệnh viện đã cử 2 bác sĩ chuyên khoa, 4 bác sĩ nội trú, 10 bác sĩ chuyên khoa I tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu, đào tạo kỹ thuật mới theo hình thức "cầm tay chỉ việc".
Qua khám, điều trị, các bác sĩ Bệnh viện Ung bướu tỉnh nhận thấy nhóm bệnh thường gặp là ung thư vú (chiếm tỷ lệ cao nhất 19,8%); ung thư tuyến giáp (chiếm 18,6%), tiếp đó là ung thư đại tràng, phổi, dạ dày...
Bệnh nhân khi phát hiện và được điều trị thường ở giai đoạn muộn của bệnh. Các bác sĩ khuyến cáo người dân cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên, định kỳ 3 đến 6 tháng/lần nhằm phát hiện sớm, tăng khả năng đáp ứng thuốc khi điều trị, giảm đau đớn, chi phí chữa trị.
Nơi bẩn nhất trên máy bay Bạn có thể bất ngờ khi biết rằng nơi bẩn nhất trên máy bay không phải phòng vệ sinh mà là bàn gập phía sau ghế. Theo Explore, bàn gập phía sau ghế trên máy bay chứa lượng vi khuẩn nhiều hơn 10 lần so với nút xả bồn cầu. Bề mặt này cũng có thể là nơi trú ngụ của các loại...