Bệnh nhân ung thư phổi di căn thoát liệt nhờ bác sĩ quyết thực hiện ca phẫu thuật khó
Ngày 21/4, thông tin từ Bệnh viện K cho biết, các bác sĩ của bệnh viện đã hội chẩn, điều trị đa mô thức giúp kiểm soát bệnh toàn thân, cũng như điều trị khối u di căn vị trí nguy hiểm cho nữ bệnh nhân ung thư phổi.
Bệnh nhân Phạm Thị Thanh V. 54 tuổi, quê tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc được chẩn đoán ung thư phổi di căn cột sống cổ cao C1, làm hủy thân đốt sống cổ, gây đau và tê tay.
Với chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn muộn; bệnh nhân V. đã được điều trị hóa chất, trong quá trình điều trị, bệnh tiến triển, di căn lên các đốt sống cổ C1, C2.
Được nhận định là ca bệnh phức tạp, các chuyên gia hóa chất và xạ trị cũng như phẫu thuật của bệnh viện K đã hội chẩn rất kỹ càng, bác sĩ đánh giá trường hợp bệnh nhân V. cần được điều trị phối hợp nhiều chuyên khoa: đầu tiên bệnh nhân cần được điều trị xạ trị cột sống nhằm làm giảm chèn ép, cột sống được cố định tạm thời bằng nẹp cổ, đồng thời được điều trị hóa chất toàn thân.
Video đang HOT
Hình ảnh phim chụp trước mổ, u cột sống C2, bệnh nhân đau và yếu, thình thoảng có cơn khó thở do chèn ép tủy.
Sau 1 tháng, tình trạng khối u phổi được kiểm soát tốt, khối u cột sống cổ cao đã co nhỏ, lúc này bệnh nhân được tiến hành cố định cột sống cổ nhằm giải quyết tình trạng mất vững của người bệnh, phòng ngừa nguy cơ liệt tứ chi.
“Tổn thương tại vùng đốt sống cổ C1, C2 là những tổn thương khó xử lý, khó can thiệp bởi chứa những trung tâm rất quan trọng của tủy sống và não: Hành tủy, trung tâm hô hấp, vận động tứ chi,… bên cạnh đó cột sống cổ C1C2 còn có vai trò nâng đỡ hộp sọ, đây cũng là thách thức với chúng tôi khi điều trị”.- TS.BS Nguyễn Đức Liên, Trưởng khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện K chia sẻ.
Ngày 12/4, các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh TS.BS Nguyễn Đức Liên, Trưởng khoa và Ths.Bs Nguyễn Thái Học, Ths.Bs Nguyễn Văn Linh đã tiến hành phẫu thuật, ca mổ được chuẩn bị chu đáo từ việc kê tư thế, bởi chỉ cần cúi cổ hoặc ưỡn cổ quá mức cũng có thể làm tổn thương tủy.
Các bác sĩ đã thực hiện các thao tác rất cẩn thận, can thiệp giải ép tủy sống khỏi chèn ép trước, sau đó nắn chỉnh và cố định cột sống cổ và xương sọ. Sau mổ 4 ngày người bệnh bắt đầu tập ngồi dậy và tập đi lại, có thể chỉ định dùng thuốc hóa chất duy trì sau 2-3 tuần.
Chuyên gia Bệnh viện K khuyến cáo, với người bệnh trong khám và điều trị các bệnh lý về thần kinh, cột sống cảm thấy đau tăng dần và kéo dài (trên 3 hoặc 6 tháng), đau cột sống dùng thuốc giảm đau không đỡ, hoặc kèm theo tê bì, yếu chi thì nên cảnh giác hơn về những vấn đề không đơn thuần là thoái hóa, không nên chủ quan và cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán bệnh.
Robot giúp chẩn đoán ung thư phổi
Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, ước tính có khoảng 125.000 người Mỹ tử vong vào năm 2024 do ung thư phổi.
Giống như hầu hết các bệnh ung thư, việc phát hiện bệnh sớm sẽ gia tăng tỉ lệ sống cho bệnh nhân. Mới đây, các nhà khoa học đã đưa vào thử nghiệm một loại robot với hi vọng phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn đầu của bệnh.
Các bệnh nhân này đang được một robot nội soi phế quản với tên gọi Ion trợ giúp đưa ra chẩn đoán. Robot Ion cho phép bác sĩ chẩn đoán phổi bằng bản đồ ảo được tạo ra từ quá trình sàng lọc bằng hình ảnh chụp CT. Robot có khả năng cung cấp hình ảnh theo thời gian thực về phổi khi đi vào ống thở của phổi.
Với kích thước nhỏ gọn, robot Ion có thể tiếp cận được nhiều nhánh phổi hơn so với các ống nội soi phế quản thông thường. Từ đó giúp các bác sĩ xác định đúng vị trí của các dấu hiệu bất thường ở phổi mà việc chụp X- quang không thể phát hiện ra.
Ngoài ra, robot cũng theo dõi các đường viền của phổi, giúp các bác sĩ có thể có thể sử dụng kim để sinh thiết một cách an toàn mà không gây xẹp phổi.
Ung thư phổi là một trong những loại ung thư gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Ước tính tại Mỹ, cứ 6 người thì có một người được chẩn đoán ung thư phổi trong đời. Báo cáo gần đây của Hiệp hội Ung thư Mỹ cho thấy phụ nữ trẻ có tỷ lệ mắc ung thư phổi cao hơn nam giới. Công nghệ robot nội soi đem lại hi vọng cho nhiều bệnh nhân có nguy cơ mắc ung thư phổi khi giúp chẩn đoán từ sớm dấu hiệu của bệnh.
Dùng chính tế bào ung thư tiêu diệt khối u Các tế bào ung thư sau khi đưa ra ngoài cơ thể sẽ được sốc lạnh sau đó nạp vào hệ thống CRISPR-Cas9, biến thành 'ngựa thành Troy'. Theo Medical Xpress, công trình đột phá mới từ Đại học Chiết Giang - Trung Quốc hứa hẹn cứu sống nhiều bệnh nhân ung thư phổi, là loại ung thư có số ca mắc cao...