Bệnh nhân ung thư có thể chọn bao nhiêu phương pháp điều trị?
Tùy bệnh trạng, bác sĩ áp dụng nhiều phương pháp điều trị cho bệnh nhân như phẫu thuật, hóa trị, bức xạ, liệu pháp miễn dịch…
Theo WMD, cách để giảm bớt lo lắng của bệnh nhân ung thư là tìm hiểu càng nhiều càng tốt về các phương pháp điều trị bệnh. Điều đó giúp bệnh nhân có cảm giác đang kiểm soát được bệnh của mình.
Bác sĩ sẽ quyết định cách điều trị nào là tốt nhất dựa trên loại bệnh ung thư, vị trí khối u trong cơ thể, độ lan xa và giai đoạn bệnh.
Phẫu thuật
Bệnh nhân ung thư hầu hết sẽ phải trải qua một số lần phẫu thuật. Mục tiêu chính là loại bỏ khối u, mô, hoặc các khu vực có liên quan các tế bào ung thư, chẳng hạn như hạch bạch huyết. Các bác sĩ cũng có thể dùng phương pháp này khi cần tìm hiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Trong nhiều trường hợp, phẫu thuật là cơ hội tốt nhất để chặn ung thư, đặc biệt khi khối u không lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Phương pháp phẫu thuật bao gồm: Phẫu thuật laser (chùm ánh sáng); phẫu thuật điện (dòng điện); cryosurgery (nhiệt độ rất lạnh để đóng băng các tế bào ung thư).
Người bệnh được dùng thuốc để ngăn chặn cơn đau trong và sau khi phẫu thuật, cùng với thuốc kháng sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Hóa trị
Phương pháp này sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Có hai cách hóa trị:
- Hóa trị liệu “truyền thống”: Thuốc hóa trị đưa vào cơ thể bệnh nhân bằng cách tiêm vào tĩnh mạch, cơ bắp, dưới da hoặc loại thuốc mỡ hay kem đưa vào làn da. Các tác dụng phụ xảy ra tùy vào cơ địa của mỗi người, kể cả khi bệnh nhân cùng mắc một loại bệnh ung thư và được điều trị giống như nhau. Tác dụng phụ thường là mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy, rụng tóc, loét miệng, đau đớn… Hóa trị đôi khi có thể gây ra các tác dụng phụ lâu dài như vô sinh và tổn thương dây thần kinh.
Video đang HOT
Thuốc hóa trị đưa vào cơ thể bệnh nhân bằng cách tiêm vào tĩnh mạch, cơ bắp hoặc dưới da. Ảnh: HS
- Hóa trị liệu Oral: Bệnh nhân uống một loại thuốc ở dạng lỏng, dạng viên nén hoặc viên nang. Thuốc hoạt động như các hình thức hóa trị khác. Tuy vậy không phải tất cả loại thuốc hóa trị đều có thể uống được. Có một số thuốc dạ dày không thể hấp thụ và có hại nếu bệnh nhân nuốt phải. Các tác dụng phụ tương tự như hóa trị thông thường. Phương pháp này sẽ tốn nhiều chi phí hơn hóa trị liệu “truyền thống”.
Tia xạ
Phương pháp điều trị sử dụng các hạt năng lượng cao hoặc sóng để tiêu diệt, phá hủy các tế bào ung thư, ngăn chúng lây lan. Bệnh nhân có thể được bác sĩ kết hợp phương pháp này cùng với phẫu thuật hoặc hóa trị.
Sau khi xạ trị, người bệnh có thể bị đau, mệt mỏi và phát ban vùng da quanh nơi được điều trị. Các tác dụng phụ phụ thuộc vào vị trí của khối u. Ví dụ, nếu chiếu tia xạ ở đầu hoặc cổ, bệnh nhân có thể bị khô miệng.
Phương pháp điều trị ung thư khác
Bác sĩ có thể đề nghị các lựa chọn khác như một phần của phác đồ điều trị bệnh bao gồm:
Liệu pháp nhắm mục tiêu: Các loại thuốc có tác dụng nhắm trúng đích là những phần quan trọng của tế bào ung thư, giữ cho chúng không phát triển hoặc lan rộng.
Liệu pháp miễn dịch: Còn được gọi là liệu pháp sinh học, mục tiêu chính là dựa vào hệ miễn dịch của cơ thể chống lại ung thư.
Liệu pháp hormone: Phương pháp này sử dụng kích thích tố để ngăn tế bào ung thư phát triển.
Cấy ghép tế bào gốc: Bác sĩ dùng hóa chất hoặc xạ trị để tiêu diệt càng nhiều tế bào ung thư càng tốt. Sau đó cố gắng thay thế chúng bằng tế bào gốc khỏe mạnh từ tủy xương hoặc máu.
Liệu pháp quang động: Bác sĩ sẽ tiêm một loại thuốc đặc biệt vào máu bệnh nhân, sau đó sử dụng một loại ánh sáng để tiêu diệt tế bào ung thư.
Cẩm Anh
Theo Vnexpress
Quy trình dùng thuốc điều trị ung thư theo liệu pháp miễn dịch
Bệnh nhân phải trải qua một số xét nghiệm để xác định có chốt kiểm soát miễn dịch hay không thì mới sử dụng được các loại thuốc này.
Liên quan tới liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư của hai nhà khoa học vừa đạt giải Nobel Y học và Sinh lý học 2018 mới đây, nhiều người thắc mắc về quy trình sử dụng thuốc miễn dịch theo cơ chế này.
Theo GS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, liệu pháp này thường áp dụng cho bệnh nhân ung thư không thể điều trị, giai đoạn cuối, di căn. Ngoài ra, thuốc chỉ sử dụng được đối với bệnh nhân có chốt kiểm dịch.
Thạc sĩ, bác sĩ Đào Đức Huy, khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho hay đầu tiên bác sĩ xác định bệnh nhân ung thư có thích hợp để sử dụng thuốc theo liệu pháp miễn dịch hay không.
"Bệnh nhân phải trải qua một số xét nghiệm để xác định có chốt kiểm soát miễn dịch hay không thì mới sử dụng được liệu pháp miễn dịch", thạc sĩ Huy cho hay.
Bệnh nhân phù hợp sẽ được sử dụng thuốc miễn dịch theo đường tiêm qua tĩnh mạch đùi hoặc cổ. Mỗi bệnh nhân phải sử dụng 1-2 lọ trong một lần với liệu trình 3 tuần/lần.
Chân dung hai nhà khoa học James Allison và Tasuku Honjo vừa đạt giải Nobel Y học và Sinh lý học 2018 . Ảnh: Reuters
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Tĩnh, Bệnh viện K (Hà Nội), cho biết thêm các thuốc được sử dụng trong liệu pháp này đi vào cơ thể nhằm thực hiện mục đích kích hoạt hệ miễn dịch để nhận diện và tấn công, tiêu diệt tế bào ung thư. Các thuốc phổ biến hiện nay là Pembrolizumab, Nivolumab, Atezolizumab và Durvalumab... Sau khi được tiêm thuốc, bệnh nhân tiếp tục được theo dõi, đánh giá bệnh.
Loại thuốc đầu tiên được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt là để điều trị u hắc tố ác tính giai đoạn muộn vào năm 2011. Trước đó tuổi thọ của bệnh nhân mắc bệnh này ở giai đoạn muộn thường được đo lường bằng tháng. Tuy nhiên, liệu pháp miễn dịch mới đã giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân thêm vài năm.
Chỉ 3 tháng sau, FDA đã mở rộng chỉ định thuốc cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn. Sau đó, các nghiên cứu chứng minh thuốc hiệu quả trong ung thư bàng quang, thận, gan, và đầu và cổ vào năm 2015. Gần đây nhất, một số báo cáo đã chứng tỏ sự thành công của liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư máu, u lympho ác tính và một số ung thư đường tiêu hóa, phụ khoa.
Ở Việt Nam, một số bệnh viện lớn đã sử dụng liệu pháp này song chưa có báo cáo cụ thể về hiệu quả sử dụng.
"Hiện tại chúng tôi đã điều trị cho hàng chục bệnh nhân và cần thời gian theo dõi thêm đủ dài để tổng kết, đánh giá hiệu quả. Cũng cần phải nói thêm đây không phải là phương thức chữa khỏi ung thư giai đoạn di căn mà chỉ tiêu diệt phần nào và ức chế, kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Hơn nữa, đa số trường hợp ung thư để điều trị hiệu quả cần phối hợp đa mô thức và toàn diện, không một phương thức đơn lẻ nào có thể mang lại thành công", bác sĩ Tĩnh cho hay.
Theo Zing
Bác sĩ Trung Quốc khỏi ung thư nhờ liệu pháp miễn dịch Sau nửa năm điều trị bằng liệu pháp miễn dịch, bác sĩ Zou Yuliang không còn dấu vết ung thư dù trước đó tiên lượng rất xấu. Tháng 12/2017, bác sĩ Zou Yuliang được thông báo ông chỉ còn vài tuần để sống. Ung thư đã tàn phá cơ thể ông, di căn từ gan lên phổi. Các biện pháp điều trị thông...