Bệnh nhân tử vong do sốc phản vệ sau phẫu thuật
Chiều 18.10, Bệnh viện (BV) đa khoa Quảng Ngãi phối hợp với Sở TT-TT Quảng Ngãi tổ chức họp báo cung cấp thông tin về trường hợp một bệnh nhân tử vong sau khi phẫu thuật tháo dụng cụ kết hợp xương đùi trái.
Ảnh minh họa
Theo đó, ngày 9.10, sau khi nhập viện, ông Lê Chiến (68 tuổi, ở xã Nghĩa An, TP.Quảng Ngãi) được các bác sĩ BV đa khoa Quảng Ngãi phẫu thuật tháo dụng cụ kết hợp xương đùi trái.
Video đang HOT
Trước và sau phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân Chiến tỉnh táo, huyết áp 110/70 mmHg, nhịp tim đều.
Tuy nhiên, đến trưa cùng ngày, khi điều dưỡng tiến hành tiêm thuốc Vimotram và Bigentil được 1 ml thì bệnh nhân có dấu hiệu bị sốc phản vệ do kháng sinh.
Sau 1 giờ tiến hành hồi sức tích cực nhưng bệnh nặng dần, bệnh nhân tử vong và khiến người nhà bức xúc.
Ông Phạm Ngọc Lân, Giám đốc BV đa khoa Quảng Ngãi, cho rằng: “Bệnh nhân Chiến bị tử vong là trường hợp sốc phản vệ do kháng sinh xảy ra trên người bệnh có bệnh phổi và tim mạch mạn tính”.
Theo thanhnien
Bác sĩ đưa ra 4 nguyên nhân khiến cháu bé 22 tháng tử vong sau truyền dịch
Theo TS Nguyễn Văn Thường - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Hà Nội nơi cháu bé 22 tháng tuổi được đưa vào viện cấp cứu nhưng bé đã tử vong ngoại viện cho biết, qua đánh giá chuyên môn nghi ngờ có thể có 4 nguyên nhân khiến cháu bé tử vong.
Phòng khám nơi xảy ra sự việc
Theo TS Nguyễn Văn Thường, qua đánh giá chuyên môn nghi ngờ đầu tiên đó là có khả năng cháu bị sốc mất nước dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân thứ hai, cháu bé đưa vào cấp cứu, khi thăm khám bác sĩ thấy gan cháu to bất thường, với bé 22 tháng tuổi nặng 17 kg và gan to như thế là bất thường, có thể trước đó cháu sốt hai ngày và bác sĩ nghi ngờ đó là viêm cơ tim cấp.
Nguyên nhân thứ 3: Khi kiểm tra thanh quản của bé thì rất nhiều dịch sữa chảy ra. Bác sĩ Thường nghi ngờ có thể trong lúc truyền dịch bé được ăn, được uống sữa nên bị sặc.
Nguyên nhân cuối cùng theo bác sĩ Thường cũng không loại trừ đó là cháu bị sốc phản vệ khi truyền dịch.
Cháu bé đã được cơ quan chức năng khám nghiệm tử thi và Phòng khám nội do bác sĩ Nguyễn Thị Kim Cúc phụ trách có địa chỉ tại 352 Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội nơi cháu bé được truyền dịch và tử vong đã bị niêm phong phục vụ điều tra.
Trước đó, cháu bé 22 tháng tuổi ở Long Biên Hà Nội được người nhà đưa đến một phòng khám tư trên phố Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội để truyền dịch. Sau 20 phút bé tím tái ngày 15/10 thấy con sốt, nước mũi chảy nên bố mẹ bé đến phòng khám này khám. Đến chiều 16/10, cháu bé lại sốt và tiêu chảy nên cha mẹ đưa bé đến phòng khám này khám.
Bác sĩ đã truyền dịch cho cháu bé và chỉ vài phút sau bé tím tái. Người thân gọi bác sĩ xuống thì mãi sau nữ bác sĩ này mới xuống khám cho bé và cho bé uống 1 viên thuốc sau đó đưa bé đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Hà Nội.
Bệnh viện Đức Giang cho biết cháu bé được xe cấp cứu đưa vào viện lúc 17h40 ngày 16/10. Khi vào viện cấp cứu trong tình trạng ngừng tim, ngừng thở, đồng tử giãn, không có phản xạ ánh sáng. Kíp trực đã cố gắng cấp cứu nhưng bé không hồi phục. Bác sĩ đã kết luận bé tử vong ngoại viện.
Theo infonet
Nam bệnh nhân tử vong chưa rõ nguyên nhân sau khi phẫu thuật Một nam bệnh nhân vừa tử vong chưa rõ nguyên nhân tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi sau khi phẫu thuật. Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, nơi xảy ra vụ việc (Ảnh: Zing news) Ngày 12/10, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi gửi văn bản báo cáo Sở Y tế về trường hợp bệnh nhân Lê Chiến (68 tuổi, ngụ...