Bệnh nhân nội trú gia tăng khi thông tuyến khám chữa bệnh BHYT tuyến tỉnh
Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, sau 1 năm thông tuyến tỉnh khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT), tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú gia tăng mạnh ở các cơ sở y tế tuyến tỉnh.
Tăng bệnh nhân BHYT nội trú
Ông Lê Văn Phúc, Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT ( BHXH Việt Nam) cho biết, dịch COVID-19 làm ảnh hưởng đến số lượng người dân đi khám chữa bệnh (KCB) BHYT. Cụ thể, năm 2019 có hơn 184,5 triệu lượt người KCB BHYT thì năm 2020 còn hơn 168 triệu lượt (giảm 8,9% so với năm 2019); năm 2021 còn hơn 126,8 triệu lượt (giảm 24.5% so với năm 2020).
Thăm khám chữa bệnh cho bệnh nhân sử dụng thẻ BHYT.
Trong đó, khu vực Tây Nguyên Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ giảm mạnh nhất với lượt KCB chung giảm tương ứng là: 52%, 46%; Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có số lượt giảm ít nhất với lượt KCB chung giảm 15,3%.
Tỷ lệ nhập viện nội trú, số ngày điều trị bình quân chung của toàn quốc vẫn có xu hướng tăng, như: Tỷ lệ nội trú KCB BHYT trên tổng lượt KCB BHYT năm 2019, 2020, 2021 lần lượt là: 9,3%; 9,2%; 9,8%. Ngày điều trị bình quân trong năm 2019, 2020, 2021 lần lượt là: 6,4; 6,4; 6,6.
Về chi phí bình quân/lượt điều trị, mặc dù chi KCB BHYT giảm do số người đi khám điều trị giảm khá lớn song chi phí bình quân ở tuyến trên luôn cao hơn tuyến dưới, năm trước thường cao hơn năm sau.
Giai đoạn 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh, chi phí bình quân của nội trú lại có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, có đến 69% cơ sở y tế tuyến tỉnh có chi phí bình quân BHYT cho người bệnh nội trú tăng hơn năm 2020.
Đáng chú ý, một số cơ sở có chi phí bình quân nội trú tăng gấp đôi như Bệnh viện Y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Tim mạch TP Cần Thơ…
Về tình hình điều trị nội trú và tác động của chính sách thông tuyến tỉnh, ông Lê Văn Phúc cho biết, quý I/2022, tỷ trọng người bệnh nội trú tại tuyến tỉnh có xu hướng tăng cách biệt hơn so với tuyến huyện (tuyến Trung ương: 5,1%; tuyến tỉnh: 52,6%; tuyến huyện: 42,3%).
Video đang HOT
Nguyên nhân được chỉ ra là có thể do người bệnh đã được cung cấp thông tin nhiều hơn về quyền lợi khi đi KCB thông tuyến tỉnh; thói quen đi KCB đã dần trở lại khi dịch bệnh đã dần ổn định và người dân đã được tiêm vaccine phòng COVID-19.
Sau 1 năm thực hiện thông tuyến KCB BHYT tuyến tỉnh, ông Lê Văn Phúc cũng phân tích, so sánh tỷ lệ nội trú giữa các tuyến cho thấy tỷ lệ nội trú trong năm 2021 ở các cơ sở y tế tuyến tỉnh có xu hướng tăng rõ rệt hơn các tuyến khác, đặc biệt ở khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Bên cạnh đó, với sự thuận lợi từ quy định “thông tuyến tỉnh” tỷ lệ số người tự KCB nội trú trái tuyến của năm 2021 tại tuyến tỉnh của toàn quốc đã tăng hơn 73% so với năm 2020, trong khi số lượt nội trú trái tuyến tại tuyến Trung ương giảm 25%.
So sánh tỷ trọng lượt nội trú trái tuyến trong tổng lượt nội trú của hai năm 2021-2020 cho thấy sự gia tăng số lượt đi KCB trái tuyến tại tuyến tỉnh tăng cao ở tất cả các vùng (trừ khu vực Đông Nam Bộ có xu hướng giảm nhẹ), trong đó khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc tăng hơn 300%; khu vực Đồng Bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tăng trên dưới 100%.
Khảo sát tại 194 bệnh viện cho thấy nhiều cơ sở luôn duy trì tỷ lệ điều trị nội trú cực cao, tới 95-100% liên tục trong hai năm.
Nhìn chung, 3 tháng đầu năm 2022, số lượt nội trú trái tuyến trong tổng số lượt nội trú tại tuyến tỉnh của toàn quốc và tất cả các vùng kinh tế – xã hội tiếp tục có xu hướng gia tăng so với cùng kỳ năm trước (toàn quốc 3 tháng đầu năm 2022 là 32,6%, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2021).
Ông Lê Văn Phúc nhấn mạnh, điều đáng nói có nhiều bệnh có thể điều trị ở tuyến huyện nhưng bệnh nhân vãn vượt tuyến lên tỉnh để điều trị. Cụ thể như đẻ ngôi thường; Đục thủy tinh thể ở người già; Đau vùng cổ gáy, Viêm ruột thừa, Viêm phế quản…
Gia tăng áp lực với Quỹ BHYT
“Có thể thấy, sau hơn 1 năm thực hiện chính sách thông tuyến BHYT tuyến tỉnh, người dân dễ dàng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao, được khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tuyến trên theo yêu cầu, được hưởng quyền lợi điều trị nội trú BHYT như đi khám đúng tuyến, giảm thời gian làm thủ tục chuyển tuyến.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn bất cập là người dân vào viện khi chưa thực sự cần thiết, tăng chi từ tiền túi do chi phí bình quân tại cơ sở y tế tuyến trên cao, chi phí đồng chi trả nội trú nhiều hơn; nguy cơ quá tải cơ sở KCB tuyến tỉnh…
Mặt khác sẽ ảnh hưởng đến chính sách quản lý KCB của Nhà nước và nguồn lực KCB BHYT vì chỉ số thống kê y tế không phản ánh đúng nhu cầu KCB, mô hình bệnh tật của Việt Nam (như: tỉ lệ bệnh nhân nội trú…); gia tăng chi phí từ quỹ BHYT”, ông Lê Văn Phúc phân tích.
Theo ông Lê Văn Phúc, xu thế của thế giới là tăng điều trị ngoại trú hoặc từ tuyến dưới, chăm sóc sức khỏe ban đầu để giảm mọi chi phí về sau chứ không phải tập trung điều trị nội trú. Việt Nam thì ngược lại, tỷ trọng giữa điều trị nội và ngoại trú năm 2020 là 60/40 và giờ chênh lệch tới 70/30, trong khi những năm trước đó tỷ lệ là 50/50.
Điều trị nội trú gia tăng gây tốn kém chi phí mọi mặt, khi một bệnh nhân nằm viện kèm theo người nhà thăm nom, chăm sóc, kéo những chi phí khác của xã hội tăng theo. Tình trạng mất cân bằng số lượng nhân viên y tế tuyến dưới với tuyến trên càng trầm trọng, tạo chênh lệch chất lượng khám chữa bệnh của cơ sở y tế các tuyến.
“Với đà này, tỷ lệ điều trị nội trú BHYT tuyến tỉnh sẽ còn tăng mạnh thời gian tới, chi phí thanh toán từ Quỹ tăng lên, gây áp lực lớn cho hệ thống, nhất là sau thời gian dịch bệnh được khống chế và bệnh nhân đi khám trở lại”, ông Lê Văn Phúc nhận định.
Theo ông Lê Văn Phúc, thời gian tới, cần có thêm những chính sách điều tiết hợp lý, trong đó tăng cường hệ thống y tế cơ sở, điều trị tại tuyến huyện. Những trường hợp nặng, cần thiết thì mới lên tuyến tỉnh hoặc trung ương, giảm tải cho các bệnh viện phía trên cũng như tiết kiệm chi phí cho gia đình và xã hội.
Hơn 3.694 tỷ đồng chi khám chữa bệnh BHYT cho học sinh, sinh viên
Theo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), việc thực hiện chính sách BHYT cho mọi người dân, trong đó có một bộ phận chiếm tỷ lệ lớn là học sinh, sinh viên (HSSV) đã được quy định thống nhất, mang tính bắt buộc, là nền tảng quan trọng trong thực hiện BHYT toàn dân.
Tiếp tục phát huy hiệu quả
Những năm gần đây, nhờ sự chủ động, tích cực vào cuộc của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương, công tác tổ chức, thực hiện chính sách BHYT HSSV đã đạt được những kết quả nhất định, tỷ lệ HSSV tham gia BHYT ở nước ta tăng dần qua các năm. Nếu như năm học 2018-2019, cả nước có khoảng hơn 17,4 triệu HSSV tham gia BHYT (đạt tỷ lệ bao phủ khoảng 94,2%) thì đến năm học 2019-2020, cả nước có hơn 17,7 triệu HSSV tham gia BHYT (đạt tỷ lệ bao phủ khoảng 95,2%), tăng 1% so với năm học 2018-2019.
Bác sĩ khám bệnh cho học sinh có thẻ bảo hiểm y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La. Ảnh: Hữu Quyết/ TTXVN
Năm học 2020-2021, mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, song nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo của các Bộ ngành, các địa phương và sự hưởng ứng của đông đảo phụ huynh, cũng như HSSV, nên việc triển khai chính sách BHYT HSSV tiếp tục đạt những kết quả tích cực. Số HSSV tham gia BHYT là hơn 18 triệu HSSV, tăng 1,6% so với năm học 2019-2020. Trong đó, có hơn 14,5 triệu tham gia theo nhóm HSSV và 3,5 triệu HSSV tham gia theo nhóm khác (như hộ nghèo, hộ cận nghèo, thân nhân lực lượng vũ trang...). Nhiều địa phương có số HSSV tham gia BHYT đạt tỷ lệ cao như: Hà Giang, Hải Dương, Ninh Bình, Cần Thơ, Bắc Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Nam, Tuyên Quang...
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ HSSV chưa nhận thức được đầy đủ về quyền lợi, tính nhân văn của chính sách BHYT HSSV nên chưa tham gia BHYT (chủ yếu là nhóm HSSV từ năm thứ 2 trở lên của các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề), điều này khiến các em bị thiệt thòi khi không được hưởng quyền lợi chăm sóc sức khỏe từ chính sách BHYT. Mặt khác, nếu không may mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo cần chi phí điều trị cao, không có thẻ BHYT, gia đình của các em sẽ đối mặt với những khoản chi phí khám chữa bệnh (KCB) lớn, ảnh hưởng tới kinh tế của gia đình cũng như quá trình KCB của các em.
Thời gian qua, với trách nhiệm tổ chức, thực hiện chính sách BHYT, ngành BHXH Việt Nam đã và đang nỗ lực thực hiện tốt việc bảo đảm quyền lợi BHYT cho HSSV; tăng cường cải cách thủ tục tham gia BHYT, sử dụng thẻ BHYT khi đi KCB theo hướng đơn giản, thuận tiện cho HSSV. Đáng chú ý, từ đầu năm 2021 đến nay, người tham gia BHYT trong đó có hơn 18 triệu HSSV được thụ hưởng nhiều chính sách mới, theo đó quyền lợi KCB BHYT được đảm bảo ngày càng tốt hơn. Nổi bật là chính sách thông tuyến tỉnh trong điều trị nội trú đối với KCB BHYT được triển khai trên quy mô toàn quốc từ ngày 1/1/2021, giúp một số trường hợp tham gia BHYT điều trị trái tuyến vẫn được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú như đúng tuyến.
10 bệnh nhân HSSV chi phí KCB hơn 6 tỷ đồng
Số HSSV tham gia BHYT không ngừng tăng qua các năm cho thấy, nhận thức của các bậc phụ huynh và HSSV về quyền lợi, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia BHYT... đã được nâng cao. Đơn cử nếu như trước đây, một số phụ huynh có quan niệm chỉ khi con mắc bệnh nan y, mãn tính, cần điều trị với chi phí KCB lớn mới tham gia BHYT thì hiện nay, phần lớn phụ huynh đã chủ động tham gia BHYT cho con em mình ngay từ khi các con đang khỏe mạnh. Từ quan niệm bị động trong tham gia BHYT, phụ huynh HSSV đã chuyển sang tâm thế chủ động, tham gia BHYT để chăm sóc sức khỏe cho con em khi cần, hoặc xác định rõ trường hợp không cần dùng đến thẻ BHYT thì chi phí tham gia BHYT của các con (chỉ với hơn 560.000 đồng một năm) coi như đóng góp vào quỹ BHYT để cùng thực hiện nguyên tắc bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT.
Bên cạnh đó, trong xu thế quyền lợi KCB về BHYT cho người tham gia ngày càng được mở rộng, chất lượng KCB ngày càng được nâng cao, HSSV cũng được thụ hưởng nhiều lợi ích hơn nữa từ quỹ BHYT. Kết quả thực hiện công tác KCB BHYT cho HSSV thời gian qua cho thấy, quỹ BHYT đã chi trả cho rất nhiều bệnh nhân là HSSV mắc các bệnh nan y, mạn tính như: suy thận, ung thư, tim mạch,... với chi phí điều trị từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, trong năm 2020 và 7 tháng đầu năm 2021, quỹ BHYT đã thực hiện chi trả kịp thời chi phí KCB BHYT cho nhóm HSSV. Cụ thể, trong năm 2020, số lượng HSSV đi KCB BHYT là 3.331.645 bệnh nhân với 6.863.366 lượt KCB, chi phí KCB được quỹ BHYT chi trả (viết tắt là chi phí KCB BHYT) là 2.296,11 tỷ đồng.
Nhóm HSSV có chi phí KCB BHYT lớn gồm: Chi phí KCB BHYT từ 100-200 triệu đồng cho 193 bệnh nhân/1.545 lượt KCB với chi phí KCB BHYT 26,25 tỷ đồng. Chi phí KCB BHYT từ 200-500 triệu đồng cho 56 bệnh nhân/390 lượt KCB với chi phí KCB BHYT 16,47 tỷ đồng. Chi phí từ trên 500 triệu đồng trở lên cho 10 bệnh nhân/30 lượt KCB với chi phí KCB BHYT 6,05 tỷ đồng.
Một số trường hợp HSSV có chi phí KCB được quỹ BHYT chi trả cao như: Bệnh nhân có mã thẻ HS4747423096XXX, điều trị nội trú 1 lượt tại Bệnh viện Nhi đồng II (Thành phố Hồ Chí Minh) với chẩn đoán "Viêm cơ, không phân loại nơi khác", chi phí KCB BHYT là 742,34 triệu đồng, trong đó: tiền thuốc là 389,71 triệu đồng; tiền xét nghiệm là 102,65 triệu đồng; tiền máu là 96,56 triệu đồng; tiền giường là 67,72 triệu đồng; tiền phẫu thuật, thủ thuật là 64,37 triệu đồng; tiền vật tư y tế là 16,55 triệu đồng;...
Hoặc như bệnh nhân có mã thẻ HS4494920193XXX, điều trị nội trú 2 lượt tại Bệnh viện Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng) với chẩn đoán "Bệnh phổi tác nhân không đặc hiệu; Suy hô hấp không phân loại", chi phí KCB BHYT là 728,36 triệu đồng, trong đó: tiền thuốc là 364,39 triệu đồng, tiền vật tư y tế là 138,13 triệu đồng; tiền phẫu thuật, thủ thuật là 64,30 triệu đồng; tiền xét nghiệm là 62,41 triệu đồng; tiền giường là 46,64 triệu đồng;...
Trong 7 tháng đầu năm 2021, số lượng HSSV đi KCB BHYT là 2.089.713 bệnh nhân với 3.622.994 lượt KCB, chi phí KCB BHYT là 1.398,31 tỷ đồng.
Từ thực tiễn công tác đảm bảo quyền lợi KCB BHYT cho HSSV, có thể thấy, thẻ BHYT đã ngày một minh chứng rõ nét về vai trò đảm bảo chăm sóc sức khỏe và các quyền lợi KCB chính đáng của HSSV, tiếp thêm niềm tin, sự an tâm và động lực để các gia đình yên tâm điều trị cho con em mình, giúp các em HSSV không may ốm đau, bệnh tật có cơ hội được KCB, được khỏe mạnh và sớm quay trở lại trường học.
Năm học 2021-2022, trong bối cảnh với dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức do dịch Covid-19, công tác tổ chức, thực hiện chính sách BHYT HSSV tiếp tục được triển khai quyết liệt với mục tiêu phấn đấu để tất cả HSSV tham gia BHYT và được thụ hưởng các quyền lợi và lợi ích chính đáng từ chính sách BHYT.
Thúc đẩy chuyển đổi số, hình thành dữ liệu bảo hiểm 'đúng, đủ, sạch, sống' Hiện toàn quốc có hơn 4.000 cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thực hiện tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp, với khoảng 40 nghìn lượt tra cứu thành công phục vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn...