Bệnh nhân nội trú gia tăng khi thông tuyến khám chữa bệnh BHYT tuyến tỉnh
Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, sau 1 năm thông tuyến tỉnh khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ( BHYT), tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú gia tăng mạnh ở các cơ sở y tế tuyến tỉnh.
Tăng bệnh nhân BHYT nội trú
Ông Lê Văn Phúc, Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT ( BHXH Việt Nam) cho biết, dịch COVID-19 làm ảnh hưởng đến số lượng người dân đi khám chữa bệnh (KCB) BHYT. Cụ thể, năm 2019 có hơn 184,5 triệu lượt người KCB BHYT thì năm 2020 còn hơn 168 triệu lượt (giảm 8,9% so với năm 2019); năm 2021 còn hơn 126,8 triệu lượt (giảm 24.5% so với năm 2020).
Thăm khám chữa bệnh cho bệnh nhân sử dụng thẻ BHYT.
Trong đó, khu vực Tây Nguyên Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ giảm mạnh nhất với lượt KCB chung giảm tương ứng là: 52%, 46%; Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có số lượt giảm ít nhất với lượt KCB chung giảm 15,3%.
Tỷ lệ nhập viện nội trú, số ngày điều trị bình quân chung của toàn quốc vẫn có xu hướng tăng, như: Tỷ lệ nội trú KCB BHYT trên tổng lượt KCB BHYT năm 2019, 2020, 2021 lần lượt là: 9,3%; 9,2%; 9,8%. Ngày điều trị bình quân trong năm 2019, 2020, 2021 lần lượt là: 6,4; 6,4; 6,6.
Về chi phí bình quân/lượt điều trị, mặc dù chi KCB BHYT giảm do số người đi khám điều trị giảm khá lớn song chi phí bình quân ở tuyến trên luôn cao hơn tuyến dưới, năm trước thường cao hơn năm sau.
Giai đoạn 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh, chi phí bình quân của nội trú lại có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, có đến 69% cơ sở y tế tuyến tỉnh có chi phí bình quân BHYT cho người bệnh nội trú tăng hơn năm 2020.
Đáng chú ý, một số cơ sở có chi phí bình quân nội trú tăng gấp đôi như Bệnh viện Y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Tim mạch TP Cần Thơ…
Về tình hình điều trị nội trú và tác động của chính sách thông tuyến tỉnh, ông Lê Văn Phúc cho biết, quý I/2022, tỷ trọng người bệnh nội trú tại tuyến tỉnh có xu hướng tăng cách biệt hơn so với tuyến huyện (tuyến Trung ương: 5,1%; tuyến tỉnh: 52,6%; tuyến huyện: 42,3%).
Video đang HOT
Nguyên nhân được chỉ ra là có thể do người bệnh đã được cung cấp thông tin nhiều hơn về quyền lợi khi đi KCB thông tuyến tỉnh; thói quen đi KCB đã dần trở lại khi dịch bệnh đã dần ổn định và người dân đã được tiêm vaccine phòng COVID-19.
Sau 1 năm thực hiện thông tuyến KCB BHYT tuyến tỉnh, ông Lê Văn Phúc cũng phân tích, so sánh tỷ lệ nội trú giữa các tuyến cho thấy tỷ lệ nội trú trong năm 2021 ở các cơ sở y tế tuyến tỉnh có xu hướng tăng rõ rệt hơn các tuyến khác, đặc biệt ở khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Bên cạnh đó, với sự thuận lợi từ quy định “thông tuyến tỉnh” tỷ lệ số người tự KCB nội trú trái tuyến của năm 2021 tại tuyến tỉnh của toàn quốc đã tăng hơn 73% so với năm 2020, trong khi số lượt nội trú trái tuyến tại tuyến Trung ương giảm 25%.
So sánh tỷ trọng lượt nội trú trái tuyến trong tổng lượt nội trú của hai năm 2021-2020 cho thấy sự gia tăng số lượt đi KCB trái tuyến tại tuyến tỉnh tăng cao ở tất cả các vùng (trừ khu vực Đông Nam Bộ có xu hướng giảm nhẹ), trong đó khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc tăng hơn 300%; khu vực Đồng Bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tăng trên dưới 100%.
Khảo sát tại 194 bệnh viện cho thấy nhiều cơ sở luôn duy trì tỷ lệ điều trị nội trú cực cao, tới 95-100% liên tục trong hai năm.
Nhìn chung, 3 tháng đầu năm 2022, số lượt nội trú trái tuyến trong tổng số lượt nội trú tại tuyến tỉnh của toàn quốc và tất cả các vùng kinh tế – xã hội tiếp tục có xu hướng gia tăng so với cùng kỳ năm trước (toàn quốc 3 tháng đầu năm 2022 là 32,6%, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2021).
Ông Lê Văn Phúc nhấn mạnh, điều đáng nói có nhiều bệnh có thể điều trị ở tuyến huyện nhưng bệnh nhân vãn vượt tuyến lên tỉnh để điều trị. Cụ thể như đẻ ngôi thường; Đục thủy tinh thể ở người già; Đau vùng cổ gáy, Viêm ruột thừa, Viêm phế quản…
Gia tăng áp lực với Quỹ BHYT
“Có thể thấy, sau hơn 1 năm thực hiện chính sách thông tuyến BHYT tuyến tỉnh, người dân dễ dàng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao, được khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tuyến trên theo yêu cầu, được hưởng quyền lợi điều trị nội trú BHYT như đi khám đúng tuyến, giảm thời gian làm thủ tục chuyển tuyến.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn bất cập là người dân vào viện khi chưa thực sự cần thiết, tăng chi từ tiền túi do chi phí bình quân tại cơ sở y tế tuyến trên cao, chi phí đồng chi trả nội trú nhiều hơn; nguy cơ quá tải cơ sở KCB tuyến tỉnh…
Mặt khác sẽ ảnh hưởng đến chính sách quản lý KCB của Nhà nước và nguồn lực KCB BHYT vì chỉ số thống kê y tế không phản ánh đúng nhu cầu KCB, mô hình bệnh tật của Việt Nam (như: tỉ lệ bệnh nhân nội trú…); gia tăng chi phí từ quỹ BHYT”, ông Lê Văn Phúc phân tích.
Theo ông Lê Văn Phúc, xu thế của thế giới là tăng điều trị ngoại trú hoặc từ tuyến dưới, chăm sóc sức khỏe ban đầu để giảm mọi chi phí về sau chứ không phải tập trung điều trị nội trú. Việt Nam thì ngược lại, tỷ trọng giữa điều trị nội và ngoại trú năm 2020 là 60/40 và giờ chênh lệch tới 70/30, trong khi những năm trước đó tỷ lệ là 50/50.
Điều trị nội trú gia tăng gây tốn kém chi phí mọi mặt, khi một bệnh nhân nằm viện kèm theo người nhà thăm nom, chăm sóc, kéo những chi phí khác của xã hội tăng theo. Tình trạng mất cân bằng số lượng nhân viên y tế tuyến dưới với tuyến trên càng trầm trọng, tạo chênh lệch chất lượng khám chữa bệnh của cơ sở y tế các tuyến.
“Với đà này, tỷ lệ điều trị nội trú BHYT tuyến tỉnh sẽ còn tăng mạnh thời gian tới, chi phí thanh toán từ Quỹ tăng lên, gây áp lực lớn cho hệ thống, nhất là sau thời gian dịch bệnh được khống chế và bệnh nhân đi khám trở lại”, ông Lê Văn Phúc nhận định.
Theo ông Lê Văn Phúc, thời gian tới, cần có thêm những chính sách điều tiết hợp lý, trong đó tăng cường hệ thống y tế cơ sở, điều trị tại tuyến huyện. Những trường hợp nặng, cần thiết thì mới lên tuyến tỉnh hoặc trung ương, giảm tải cho các bệnh viện phía trên cũng như tiết kiệm chi phí cho gia đình và xã hội.
Thúc đẩy chuyển đổi số, hình thành dữ liệu bảo hiểm 'đúng, đủ, sạch, sống'
Hiện toàn quốc có hơn 4.000 cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thực hiện tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp, với khoảng 40 nghìn lượt tra cứu thành công phục vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc bắt đầu triển khai thí điểm sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip thay thẻ BHYT để khám, chữa bệnh. Ảnh: CTV
Đảm bảo dữ liệu "đúng, đủ, sạch, sống"
Với phương châm lấy người dân làm chủ thể, trung tâm phục vụ, trong bối cảnh số lượng phục vụ ngày càng tăng, khối lượng công việc ngày càng nhiều (quản lý 16 triệu lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; 88 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, tương tác thường xuyên với 90% dân số), Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, giao dịch điện tử.
Theo ông Nguyễn Hoàng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, một trong những nhiệm vụ lớn được Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số giao cho cơ quan này, đó là phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, với mục đích lưu giữ các thông tin liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, cũng như thông tin liên quan đến y tế và an sinh. Xuất phát từ dữ liệu quản lý chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cùng một số thông tin khác, cơ quan này đã sẵn sàng chuẩn bị các nội dung liên quan đến hạ tầng số, dữ liệu số đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với các cơ sở dữ liệu khác, đặc biệt là Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang tích cực triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).
"Chúng tôi coi việc kết nối và chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm là tiền đề quan trọng. Đây là 2 trong 6 cơ sở dữ liệu quốc gia được Chính phủ xác định tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử và cũng là hai cơ sở dữ liệu liên quan trực tiếp đến thông tin của cá nhân con người", ông Phương nói.
Ngay từ khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đưa vào vận hành chính thức, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã kết nối thành công và đang tiếp tục phối hợp với Bộ Công an thực hiện chia sẻ, rà soát thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đến nay, hệ thống đã xác thực khoảng 40 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đã cung cấp, chia sẻ trên 21 triệu bản ghi thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
"Thời gian tới, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ tiếp tục bổ sung những dữ liệu còn thiếu, đồng bộ để kết nối liên thông với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đảm bảo nguyên tắc 'đúng, đủ, sạch, sống', có sự kết nối liên thông toàn vẹn giữa hai cơ sở dữ liệu về dân cư và bảo hiểm", ông Phương cho hay.
Sử dụng căn cước công dân trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Việc kết nối thành công giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tiền đề cho việc sử dụng căn cước công dân và ứng dụng định danh điện tử VNEID trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Nhằm đảm bảo tiến độ triển khai sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp, ứng dụng định danh điện tử quốc gia của Bộ Công an (VNEID) thay thế thẻ bảo hiểm y tế giấy để khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 11/02/2022, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an (trực tiếp là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) thực hiện xác thực thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua số chứng minh nhân dân để đối chiếu, đồng bộ số căn cước công dân từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sang Cơ sở dữ liệu của Bảo hiểm xã hội. Tính đến nay, số lượng xác thực lấy số căn cước công dân là khoảng 48 triệu trường hợp, số đã xác thực thành công khoảng 32 triệu.
Ngày 28/02/2022, Bộ Y tế có Công văn số 931/BYT-BH gửi các Sở Y tế và các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc về việc triển khai thí điểm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp. Ngày 01/03/2022, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có Công văn số 533/BHXH-CSYT gửi Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để triển khai nội dung này.
Theo khẳng định của Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Đào Việt Ánh, tất cả các trường hợp định danh đã được đồng bộ, xác thực đều có thể sử dụng căn cước công dân để đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại 12 nghìn cơ sở trên toàn quốc. Người bệnh có thể lựa chọn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế hoặc căn cước công dân để khám, chữa bệnh. Đến nay, toàn quốc có hơn 4 nghìn cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thực hiện tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân với khoảng 40 nghìn lượt tra cứu thành công, sử dụng căn cước công dân để đi khám, chữa bệnh.
"Hiện số người tham gia bảo hiểm y tế là 88 triệu người, chúng tôi đã đồng bộ được 40 triệu người, tức là còn khoảng 48 triệu người sẽ tiếp tục đồng bộ. Cả 40 triệu người đều có thể sử dụng căn cước công dân để đi khám, chữa bệnh, không phụ thuộc vào căn cước công dân đó có gắn chip hay không. Có gắn chíp thì sẽ thuận lợi hơn bởi chỉ cần quét mã QRcode. Chỉ cần sử dụng căn cước công dân đã đi khám, chữa bệnh được rồi", ông Đào Việt Ánh khẳng định.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Công an triển khai việc sử dụng định danh điện tử VNEID để đi khám, chữa bệnh, thực hiện đồng bộ các hoạt động chuyển đổi số theo Đề án 06 trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có kết nối với Cơ sở dữ liệu gia về bảo hiểm. Kế hoạch đến hết năm 2022, sẽ đồng bộ được toàn bộ số định danh công dân.
Vì sao chi trả chế độ BHXH ốm đau do mắc COVID-19 trong tháng 4 tăng đột biến Trong tháng 4/2022, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) ốm đau do mắc COVID-19 tăng đột biến. Trung tâm Truyền thông BHXH Việt Nam đã có phản hồi cụ thể về lý do, số liệu giải quyết chế độ ốm đau cho người tham gia BHXH mắc COVID-19 trong tháng 4/2022. Một trạm y tế phường tại Hà Nội phát...