Bệnh nhân ngộ độc chất cấm sau khi dùng thuốc không rõ nguồn gốc
Nam bệnh nhân sau khi chuyển sang điều trị tiểu đường bằng thuốc không rõ nguồn gốc đã phải nhập viện và lọc máu.
Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn điều trị thành công cho bệnh nhân N.M.P. (nam, 56 tuổi) nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt và đau bụng. Nguyên nhân ban đầu được xác định là ngộ độc phenformin – loại thuốc thuộc nhóm biguanide đã bị thế giới cấm sử dụng từ những năm 1970.
Bác sĩ Lương Tuấn Kiên, khoa Hồi sức Tích cực – Chống độc, cho biết nam bệnh nhân này đã bị tiểu đường nhiều năm. Bên cạnh đó, ông P. còn mắc các bệnh ung thư gan và viêm gan B.
Trước đó, bệnh nhân được chỉ định điều trị tiểu đường bằng insulin. Tuy nhiên, khoảng đầu tháng 10, bệnh nhân quyết định chuyển sang sử dụng một loại thuốc nam với liều lượng 4 viên/ngày.
Bác sĩ Kiên thăm khám cho bệnh nhân ngộ độc chất cấm do dùng thuốc nam. Ảnh: Văn Phong.
Loại thuốc này có dạng hình cầu, màu vàng nâu, đường kính khoảng 1 cm. Nhãn gói thuốc có ghi do “Lương y Thích Thiện Tín” bào chế, không rõ thành phần, hàm lượng và nơi sản xuất. Ngoài ra, thuốc không có chứng nhận cấp phép. Theo quảng cáo, công dụng của thuốc là điều trị tiểu đường và suy thận.
Sau thời gian đầu chỉ số đường huyết giảm, bệnh nhân bắt đầu mệt mỏi, ăn uống kém, ý thức chậm chạp, hoa mắt chóng mặt, đau bụng và được người nhà đưa tới Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn ngày 25/10. Các chỉ số xét nghiệm của ông P. lúc này rất xấu, xuất hiện tình trạng nhiễm toan hóa trong máu, đe dọa ngừng hô hấp, ngừng tim và suy đa tạng.
Các bác sĩ chỉ định đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập, truyền dịch, vận mạch nhằm nâng huyết áp, kết hợp sử dụng kháng sinh và truyền tĩnh mạch glucose, insulin cho bệnh nhân. Ngoài ra, ông P. được yêu cầu lọc máu liên tục để đào thải chất độc.
Sau hơn 10 giờ lọc máu, tình trạng bệnh nhân được cải thiện đáng kể. 2 ngày sau, ông P. được bỏ máy thở, rút ống nội khí quản, cắt thuốc vận mạch và dừng lọc máu. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo, ăn đường miệng, chức năng các tạng ổn định và có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Qua xét nghiệm, thành phần của loại thuốc được bệnh nhân sử dụng dương tính với phenformin. Theo bác sĩ Kiên, tỷ lệ tử vong do ngộ độc phenformin lên tới hơn 50%. Do đó, nam bệnh nhân này rất may mắn khi đã nhập viện kịp thời và đáp ứng điều trị tốt.
Bác sĩ Kiên khuyến cáo người bệnh đái tháo đường không nên tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, thành phần do có nguy cơ gây hại cho cơ thể thông qua chất cấm. Ngoài ra, các bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và kiên trì với phác đồ để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Hà Nội: Nhiều trẻ em bị bỏng nặng do sự bất cẩn của người lớn
Hầu hết các trường hợp trẻ em bị bỏng đều do người lớn cho trẻ chơi gần nguồn nhiệt như phích nước sôi, ấm trà, đồ ăn nóng.
Hà Nội: Nhiều trẻ em bị bỏng nặng do sự bất cẩn của người lớn
Trong lúc bà đang pha nước ấm để tắm, bé M.Đ.T, 1 tuổi, Hà Nội, giãy mạnh khiến chân bị nhúng vào chậu nước sôi gây bỏng nặng.
Bà của T. xử lý bước đầu bằng cách ngâm chân cháu vào chậu nước mát sau đó đợi mẹ của T. về để đưa đến bệnh viện.
Bác sĩ Nguyễn Nam Giang - Trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn nhận định về tai nạn bỏng của bé T.
Theo Bác sĩ Nguyễn Nam Giang - Trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, bé T. nhập viện trong tình trạng bỏng nặng 2 chân.
Bé T. được điều trị bằng kháng sinh toàn thân, thường xuyên rửa vết thương và dùng thuốc bôi để sạch vết thương và kích thích liền thương.
Đến thời điểm hiện tại, bệnh nhi này sức khỏe đã ổn định. Tuy nhiên vẫn cần tiếp tục theo dõi và điều trị tổn thương bỏng.
Tình trạng bỏng ở trẻ em gia tăng mạnh
Theo BS Giang, thời gian gần đây, số lượng trẻ em bị tai nạn bỏng được đưa đến Bệnh viện để điều trị gia tăng đột biến.
BS Giang cho hay: "Các ca trẻ em bị bỏng chiếm tỉ lệ trên 50% số bệnh nhân bỏng mà chúng tôi tiếp nhận. Mỗi ngày, trung bình có 3-4 trẻ nhập viện do tai nạn bỏng".
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ nên khi bị bỏng thường là bỏng sâu, điều trị bỏng rất khó khăn
Theo BS Giang, nguyên nhân chủ yếu của các tai nạn bỏng ở trẻ em là do người lớn không cẩn thận nên để trẻ bị phích nước sôi, thức ăn nóng hay các tác nhân gây bỏng khác đổ vào người.
"Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ nên khi bị bỏng thường là bỏng sâu, điều trị bỏng rất khó khăn. Do đó, phòng tránh không cho trẻ em bị bỏng là hết sức quan trọng", BS Giang nhấn mạnh.
Thậm chí, một số trường hợp vết thương bỏng sâu phải mổ cắt hoại tử, ghép da và sẽ để lại di chứng rất nặng nề như co kéo, ảnh hưởng đến chức năng vận động của chân và tay.
Nguyên tắc phòng tránh và xử trí tai nạn bỏng ở trẻ em
Để phòng tránh tai nạn bỏng ở trẻ em, BS Giang khuyến cáo các gia đình nên tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Để những thứ gây bỏng như nước sôi, phích nước, bao diêm bật lửa ... ở xa tầm với của trẻ và ở nơi gọn gàng, tránh để giữa đường đi khiến người khác va phải.
- Bố trí bếp và nơi đun nấu xa tầm với của trẻ và sắp xếp gọn gàng.
- Không nên ăn thức ăn nóng khi đang bế trẻ, chơi đùa với trẻ. Khi đun nấu cần để các cán xoong chảo quay vào trong, tránh vô tình va phải gây bỏng.
Cũng theo chuyên gia này, công tác sơ cứu ban đầu rất quan trọng để tổn thương bỏng không nặng thêm.
Khi trẻ bị bỏng, cần nhanh chóng đưa vết bỏng vào dưới vòi nước hoặc vào chậu nước lạnh và sạch. Động thái này nhằm mục đích: giảm nhiệt độ bỏng, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương, hạn chế tổn thương lan rộng.
Nếu không, có thể dội nước mát sạch lên đó vài lần. Ngay cả khi da không còn tiếp xúc với tác nhân gây bỏng, nhiệt tích tụ ở vết bỏng vẫn tiếp tục gây tổn thương sâu hơn. Đây là biện pháp quan trọng số một giúp giảm thiểu mức độ tổn thương.
Sau đó bảo vệ vết thương để tránh tổn thương và nhiễm trùng thêm bằng cách: dùng băng gạc sạch hoặc vải mỏng băng nhẹ nhàng che phủ vết bỏng, tránh băng quá chặt làm tổn thương tại vết bỏng nặng thêm.
Không được tiếp xúc trực tiếp với vết bỏng để tránh nhiễm khuẩn làm cho vết bỏng nặng hơn. Động viên, trấn an bé, nếu trẻ đau nhiều thì dùng thuốc giảm đau (paracetamol).
Nếu vùng bỏng lớn thì không nên cởi bỏ quần áo khiến bị lột da vùng bỏng, nên nhanh chóng dùng kéo cắt áo quần ra tách khỏi vết bỏng tránh việc áo quần dính chặt vào vết bỏng khiến vết bỏng bị đau rát, dễ viêm nhiễm.
Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để xử trí và đánh giá tổn thương của bỏng.
'Đội lốt' thuốc nam gia truyền Bệnh nhân nam, 28 tuổi, suy thận, không điều trị theo phác đồ của bác sĩ mà uống thuốc "gia truyền" mua trên mạng không rõ thành phần. Loại thuốc bệnh nhân uống gọi là "thuốc nam" dạng bột, mua qua mạng, theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang ngày 2/11. Càng uống, bệnh ngày càng nặng, đến lúc bệnh...