Bệnh nhân nằm hành lang bệnh viện, ông Putin cảnh báo dịch Covid-19 ở Nga
Tình hình dịch Covid-19 tại một số khu vực ở Nga đang trở nên tồi tệ hơn trong bối cảnh nước này vẫn đang thúc đẩy chương trình tiêm chủng vắc xin để kiểm soát dịch.
Bên trong một cơ sở y tế tại Nga (Ảnh: Tass).
Ông Putin cảnh báo tình hình tồi tệ
“Thật không may là, mối đe dọa Covid-19 vẫn chưa suy giảm, thậm chí ở một số khu vực, tình hình còn tồi tệ hơn”, Tổng thống Vladimir Putin cho biết tại cuộc họp với các nghị sĩ của Hạ viện Nga hôm 21/6.
Trung tâm ứng phó khủng hoảng Covid-19 của Nga ngày 21/6 cho biết nước này ghi nhận 17.378 ca mắc Covid-19 trong 24 giờ, nâng tổng số ca nhiễm tại Nga lên hơn 5,3 triệu người.
Nga ngày 21/6 cũng ghi nhận thêm 440 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì Covid-19 tại nước này lên 129.000 trường hợp.
Tổng thống Putin trong tháng này từng chia sẻ về việc Nga xử lý đại dịch Covid-19 tốt hơn nhiều quốc gia khác. Nga đã phê duyệt 4 loại vắc xin Covid-19 sản xuất trong nước và xuất khẩu Sputnik V, vắc xin hàng đầu của Nga, cho nhiều nước khác trên thế giới.
Tuy vậy, số ca nhiễm mới vẫn tăng lên đáng kể, đặc biệt là ở Moscow, nơi ghi nhận kỷ lục 9.120 ca nhiễm mới trong ngày hôm 19/6. Theo các chuyên gia y tế, Delta hiện là biến thể Covid-19 phổ biến tại Moscow.
Điện Kremlin tuần trước cho rằng, sự gia tăng số ca nhiễm là do sự miễn cưỡng của người dân đối với việc tiêm phòng. Một cuộc khảo sát được thực hiện tháng trước cho thấy 62% số người Nga được hỏi nói rằng họ chưa sẵn sàng tiêm vắc xin.
Đoạn video đáng báo động xuất hiện trên mạng xã hội hôm 20/6 cho thấy các bệnh nhân Covid-19 nằm sấp trên sàn của hành lang bệnh viện ở thành phố St Petersburg – quê nhà của Tổng thống Putin và là nơi đang tổ chức một số trận đấu trong khuôn khổ giải vô địch bóng đá Euro 2020.
Nỗ lực tiêm chủng
Các nhà chức trách Nga đang cố gắng lôi kéo người dân đi tiêm vắc xin bằng cách treo thưởng rằng, những người đi tiêm sẽ có cơ hội được sở hữu ô tô và căn hộ mới, đồng thời cảnh báo sẽ cắt thu nhập hoặc sa thải những người không đi tiêm.
Nga đã ghi nhận hơn 17.000 ca nhiễm mới trong ngày thứ 4 liên tiếp. Giới chức Nga nhận định biến thể Delta, với khả năng lây nhiễm cao hơn, là một trong những nguyên nhân khiến số ca nhiễm tại nước này tăng lên, đồng thời cho rằng chiến dịch quảng bá toàn quốc nhằm kêu gọi người dân tiêm chủng vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Vắc xin Covid-19 đã được cung cấp rộng rãi từ nhiều tháng qua, nhưng nhiều người Nga vẫn không sẵn sàng tiêm phòng. Tính đến ngày 2/6, chỉ 18 triệu trong số khoảng 144 triệu dân đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin tại Nga.
Điện Kremlin đã phủ nhận thông tin cho rằng, việc người dân không tin tưởng vào chính quyền là một trong những lý do đằng sau tỷ lệ tiêm chủng thấp tại Nga. Người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh Quốc gia Gamaleya ngày 20/6 cho biết, vắc xin Sputnik V kháng lại tất cả biến thể virus SARS-CoV-2 đã biết.
Chính phủ Nga đã thiết lập đường dây nóng để cập nhật cho người dân về tình hình dịch bệnh.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên vào hôm 21/6 rằng việc tái tiêm chủng vắc xin Covid-19 là hướng đi tiếp theo của Nga trong việc đối phó đại dịch.
“Việc tái tiêm chủng là điều không thể tránh khỏi. Không chỉ tiêm chủng, mà còn tái tiêm chủng đối với những người muốn giữ an toàn cho bản thân và những người thân yêu của họ”, ông Peskov cho biết.
Cảnh hỗn loạn tại hội nghị thượng đỉnh Biden - Putin
Khoảnh khắc mở đầu hội nghị thượng đỉnh Biden - Putin ở Geneva trở nên hỗn loạn khi phóng viên và nhân viên an ninh Nga xô xát trong phòng.
Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin chuẩn bị hội đàm thượng đỉnh đầu tiên tại biệt thự Villa la Grange hôm 16/6, các nhà báo xô đẩy, la hét để di chuyển.
Cảnh hỗn loạn của giới truyền thông tại hội nghị thượng đỉnh Biden - Putin ở Geneva, Thụy Sĩ hôm 16/6. Video: Washington Post .
Sau một hoặc hai phút, nhân viên an ninh Nga căng sợi dây màu đỏ để ngăn cách giới truyền thông với các lãnh đạo.
An ninh Nga la hét với các nhà báo và bắt đầu xô đẩy, dồn họ ra khỏi phòng. Các nhà báo và quan chức Nhà Trắng cũng la hét lại, yêu cầu nhân viên an ninh Nga ngừng chạm vào họ. Có phóng viên bị xô đẩy nhiều lần, suýt ngã xuống sàn.
Anita Kumar, phóng viên Nhà Trắng của Politico đưa tin hội nghị thượng đỉnh ở Geneva, mô tả cảnh tượng này là vụ lộn xộn truyền thông "hỗn loạn nhất" mà cô từng chứng kiến tại một sự kiện tổng thống trong 9 năm qua.
"Cả hai tổng thống đều theo dõi và lắng nghe cuộc lộn xộn của giới truyền thông trước mặt họ. Họ tỏ ra thích thú trước cảnh tượng này. Có lúc Biden nghiêng người, nói với thông dịch viên và mỉm cười", Kumar cho hay.
Biden và Putin sau đó bắt đầu trao đổi về chương trình nghị sự cùng các quan chức và phiên dịch viên. Hai tổng thống kết thúc hội đàm sau 3,5 giờ và tổ chức họp báo riêng.
Những vấn đề "gai góc" trong cuộc đối đầu trực tiếp Putin - Biden đầu tiên Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden sẽ có cuộc gặp mặt đối mặt đầu tiên vào tuần tới tại một quốc gia thứ ba. Nga và Mỹ đang tích cực chuẩn bị cho thượng đỉnh Biden - Putin sắp tới (Ảnh: Reuters). Trước thềm hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ vào ngày...