Bệnh nhân HIV bị lở loét toàn thân
“Đây là trường hợp khó và độc nhất trong lâm sàng do hệ thống miễn dịch của bệnh nhân vốn đã bị rối loạn vì nhiễm HIV nay lại có thêm ảnh hưởng”, bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng nhận định.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Vũ Hoàng, Phó trưởng khoa Lâm sàng 2, Bệnh viện Da liễu (TP.HCM), cho biết bệnh nhân nam, 39 tuổi, đến khám trong tình trạng lưng, vai, đầu nổi nhiều bóng nước to, đau nhức.
Bệnh nhân này đã nhiễm HIV 20 năm. Hai năm gần đây, bệnh nhân bị nổi mụn nước nhỏ, gây ngứa. Những mụn nước này xuất hiện nhiều ở vai, sau đó, lan ra lưng. Người đàn ông này tự mua thuốc để bôi nhưng không khỏi.
Sau đó, bệnh nhân đi khám và điều trị ở phòng khám tư. Tình trạng mụn nước lúc giảm, lúc tăng. Trước khi nhập viện một tuần, cơ thể bệnh nhân xuất hiện nhiều bóng nước to lan khắp lưng, vai, đầu, mặt và tứ chi.
Toàn thân bệnh nhân nổi các bóng nước to gây lở loét, đau rát. Ảnh: BSCC.
“Vừa tiếp nhận bệnh nhân, chúng tôi lập tức thực hiện các xét nghiệm và phát hiện người này mắc viêm gan C mạn tính, nhiễm trùng nhẹ. Có thể nói đây là trường hợp khó và độc nhất trong lâm sàng do hệ thống miễn dịch của bệnh nhân vốn đã bị rối loạn vì nhiễm HIV nay lại ảnh hưởng thêm”, bác sĩ Hoàng nói.
Video đang HOT
Phó trưởng khoa Lâm sàng 2 nhận định bệnh nhân phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch toàn thân lâu dài nhằm khống chế bệnh lý bóng nước tự miễn. Khi đó, bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội cao. HIV cũng tiến triển nhanh hơn.
Theo nghiên cứu của bác sĩ Hoàng, hầu hết bệnh nhân nhiễm bệnh lý bóng nước tự miễn kèm HIV có nguy cơ tử vong cao. Vì vậy, trong quá trình điều trị, bác sĩ Hoàng phải hội chẩn với các đồng nghiệp chuyên khoa nhiễm để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Sau một tháng điều trị, tình trạng bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, người này phải xuất viện vì không thể tiếp tục điều trị nội trú. Dù vậy, bác sĩ Hoàng vẫn theo dõi bệnh nhân và yêu cầu tái khám thường xuyên. Đến nay, bệnh nhân gần như khỏi hoàn toàn.
“Xuất viện chưa phải là dấu chấm hết cho căn bệnh này. Bệnh nhân chắc chắn sẽ tái phát và cần được theo dõi sát. Chúng tôi vẫn chưa tìm ra cách chữa trị hoàn toàn. Đây mới chỉ là một phần của quá trình điều trị và còn nhiều vấn đề cần làm rõ”, bác sĩ Hoàng nhận định.
Tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM, 87% người mắc HIV và bệnh lý bóng nước từ miễn cùng lúc là nam giới, độ tuổi khoảng 40. Trong số 23 trường hợp nhiễm bệnh, một người tự hồi phục. Số người thuyên giảm là 19 và 2 bệnh nhân tử vong. Các trường hợp còn lại bác sĩ không thể theo dõi.
Theo bác sĩ Hoàng, mối liên quan giữa nhiễm HIV và rối loạn chức năng miễn dịch của cơ thể là chủ đề được quan tâm. Hiện nay, thế giới có 38 triệu người nhiễm HIV. Các báo cáo về bệnh lý tự miễn ở bệnh nhân HIV cũng ngày càng gia tăng.
Bóng nước tự miễn (AIBDs) là nhóm nhiều bệnh lý khác nhau. Các trường hợp AIBDs xuất hiện trên bệnh nhân HIV rất hiếm gặp nhưng số lượng được báo cáo đang tăng dần.
Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân HIV đều có biểu hiện bệnh bóng nước trên lâm sàng. Dù AIBDs từng được báo cáo xuất hiện trước, sau hay đồng thời với chẩn đoán HIV, phần lớn bệnh nhân nhiễm HIV thường xuất hiện AIBDs trước. Đến nay, cơ chế bệnh sinh của AIBDs trong các trường hợp nhiễm HIV vẫn chưa rõ ràng.
Mặt sưng vù, lở loét phải đi cấp cứu sau khi nặn nhọt
Sau khi nặn nhọt, ông D. bị sốt cao, mặt bên phải sưng phù, vùng miệng sưng tấy, mưng mủ, lở loét, đau nhức...
Sau khi nhập viện để điều trị tai biến do nặn nhọt, ông D. được phát hiện mắc bệnh đái tháo đường - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Ông Đ.T.Q.D. (50 tuổi, ngụ Q. Bình Tân TP.HCM) nhập viện Bệnh viện Da liễu TP.HCM trong tình trạng sốt cao, mặt bên phải sưng phù, vùng miệng sưng tấy, mưng mủ, lở loét, đau nhức nhiều, không ăn được.
Trước khi nhập viện, ông D. có một cái nhọt nhỏ ở khóe miệng. Do khó chịu nên ông hay sờ nắn, bóp... Vài ngày sau, chỗ mọc nhọt sưng to lên, có mủ, loét kèm sốt cao nên người nhà tức tốc đưa ông đi bệnh viện.
Theo BS.CK2 Nguyễn Vũ Hoàng - Phó trưởng khoa Lâm sàng 2, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM, đây là một trường hợp bị nhọt diễn tiến nặng lên gây ra viêm mô tế bào trên nền bệnh đái tháo đường.
"Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị đái tháo đường type 2 mà trước đó bệnh nhân không biết. Chính tình trạng đái tháo đường không được kiểm soát đã khiến cho nhọt diễn tiến nặng lên hơn khi ông D. nặn, bóp nhọt", BS Vũ Hoàng cho biết.
BS Vũ Hoàng khuyến cáo một số người có thói quen hay nặn mụn, nhọt mà không biết rằng nặn mụn, nhọt sẽ làm vết thương nhiễm trùng lan rộng hơn.
Nếu người đó bị bệnh suy giảm miễn dịch đi kèm như đái tháo đường, suy thận, ung thư... thì rất dễ bị viêm mô tế bào, nặng hơn nữa vi trùng sẽ đi vào trong máu gây nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng.
Phần lớn các trường hợp bị nhọt có thể điều trị tại nhà bằng cách chườm ấm. Cách làm như sau: dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm có nhiệt độ vừa phải rồi chườm lên vùng bị nhọt 10-15 phút mỗi lần, ngày 3-4 lần cho đến khi nhọt vỡ và tháo mủ. Vết thương sau đó được rửa sạch bằng dung dịch sát trùng và băng lại để hạn chế vi trùng lây lan ra xung quanh.
Để phòng tránh mụn, nhọt, cần ăn uống nghỉ ngơi điều độ, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm rửa bằng các dung dịch hay xà bông diệt trùng, hạn chế cào gãi, sờ mó, nắn, bóp mụn nhọt.
Khi nhọt có kích thước to, nhiều nhọt xuất hiện cùng lúc, nhọt ở vị trí nguy hiểm như nhọt vùng mặt, nhọt gây đau nhức nhiều, nhọt kéo dài trên hai tuần mà không lành, nhọt đi kèm với sốt, hay khi bạn có cơ địa suy giảm sức đề kháng như bị bệnh đái tháo đường, suy thận, ung thư, béo phì... hoặc đang dùng các thuốc gây ức chế miễn dịch như corticosteroid hệ thống, thuốc hóa trị ung thư, thuốc sinh học... nên đến bác sĩ để được khám ngay, điều trị ngay.
Bôi thuốc 'dân tộc' vô, toàn thân sưng vù, nứt da, đóng vảy... "Mỹ phẩm thiên nhiên được rất nhiều anh chị em tin dùng", "đảm bảo không gây tổn thương"... Hết mụn ngay, da sẽ sáng đẹp, hồng hào, căng bóng, mịn. Còn ông V. thì mua thuốc "dân tộc Dao" về trị vảy nến... Toàn thân ông V. bị đau nhức, sưng phù, da đỏ, nứt, tróc vảy, đi lại rất khó khăn -...