Bệnh nhân hen – đối tượng nguy cơ cao cần được lưu ý trong mùa Covid-19
Hen suyễn là bệnh lý mạn tính đường hô hấp có thể gặp ở bất kỳ ai và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Những người kiểm soát hen suyễn kém có nguy cơ tử vong cao khi mắc Covid-19
Hen suyễn thường biểu hiện qua các triệu chứng như: ho, khó thở, thở khò khè, co thắt lồng ngực… Bệnh thường có diễn tiến rất nhanh, vì vậy, nếu người bệnh không duy trì dùng thuốc kiểm soát chứa ICS (corticosteroid dạng hít) thường xuyên theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ có thể dẫn đến các đợt khó thở kịch phát, gây ra tình trạng thiếu oxy lên não, mất ý thức, hôn mê…thậm chí tử vong do không thể cấp cứu kịp thời.
Đáng chú ý, hen suyễn thuộc một trong chín nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất và dễ bị đe dọa bởi Covid-19. Khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tác động trực tiếp đến họng, mũi, và “tàn phá” tổ chức phổi vốn đang gặp vấn đề, nhất là ở những người kiểm soát hen suyễn kém hiệu quả. Vì thế, bệnh nhân càng cần tuân thủ việc dùng thuốc thường xuyên theo đúng chỉ định của bác sĩ, cụ thể là những loại thuốc kiểm soát ICS (corticosteroid dạng hít) giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường thở và cải thiện các triệu chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống.
Hen suyễn nguy hiểm hơn bạn nghĩ, đặc biệt là trong mùa dịch bệnh như hiện nay!
Video đang HOT
Tỉ lệ tử vong của hen suyễn chỉ sau ung thư, liệu bạn có đang bỏ qua các triệu chứng hen đang âm thầm tiến triển mỗi ngày
Theo thống kê, tỷ lệ tử vong do hen suyễn ở nước ta khá cao, xếp hàng thứ 2 chỉ sau ung thư. Tuy nhiên, có đến 85% trường hợp hen suyễn có thể phòng tránh được nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, với những ai chưa được chẩn đoán bệnh nhưng có một số biểu hiện bệnh điển hình như: ho, khó thở, nặng ngực… các chuyên gia khuyên bạn nên tự kiểm tra xem mình có nguy cơ mắc bệnh hen hay không qua bài trắc nghiệm nhanh. Nếu câu trả lời “CÓ” từ 2 trở lên, bạn cần đến thăm khám bác sĩ ngay hôm nay tại các phòng khám và quản lý Hen tại địa phương.
Dù bệnh hen suyễn không thể điều trị dứt điểm, nhưng nếu được kiểm soát tốt, bạn sẽ sống với từng hơi thở mỗi ngày một cách bình thường và dễ dàng. Khi bị Hen, bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị và thường xuyên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng tiếp tục lưu ý duy trì lối sống lành mạnh như ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên nhằm góp phần kiểm soát tốt hen, ngăn ngừa các biến chứng trở nặng của bệnh.
Việc phát hiện sớm bệnh hen suyễn để điều trị kịp thời và đúng cách sẽ góp phần bảo vệ chúng ta khỏi biến chứng nặng và tử vong.
Nhìn chung, với bệnh hen suyễn, càng chủ quan, nguy cơ tử vong do các đợt kịch phát sẽ càng cao. Chỉ khi phát hiện bệnh sớm và tuân thủ việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn mới có thể chung sống với bệnh lý mạn tính đường hô hấp này, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm gánh nặng bệnh tật cho chính bản thân và gia đình. Để cuộc sống không lỡ nhịp vì hen suyễn, hãy “Hành động – Đừng bị động” ngay hôm nay!
Bài viết nằm trong Chương trình giáo dục công chúng “Trọn vẹn từng nhịp thở” do Liên chi Hội Hen Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng TPHCM phối hợp cùng VPĐD GSK thực hiện.
Cách nhận biết và xử trí cơn động kinh
Khi nào trường hợp động kinh cần có sự can thiệp chuyên môn của bác sĩ, khi nào gia đình của bệnh nhân có thể tự xử trí tại nhà? (Lê Minh)
Trả lời:
Trước hết, gia đình người bị động kinh cần nhận biết về căn bệnh này, không phải co giật, trợn mắt, sùi bọt mép là động kinh, mà có nhiều dạng khác nhau. Bệnh có thể chia thành ba nhóm: nhóm động kinh toàn thể, nhóm động kinh cục bộ và nhóm khác.
Với động kinh toàn thể có cơn co cứng, co giật, bệnh nhân đột ngột mất ý thức, ngã, sùi bọt mép kéo dài khoảng 1-1,5 phút thì có thể thở và tỉnh lại. Cũng thuộc nhóm động kinh toàn thể, bệnh nhân đơ ra, mất ý thức hoàn toàn, trường hợp này hay gặp ở trẻ con. Trẻ đang học có biểu hiện ngơ ra, cô giáo đọc viết bài thì không viết, một lúc sau có thể trở lại bình thường. Trường hợp này có thể kèm theo những hoạt động vô thức như tay chân quờ quạng, miệng nhai nhóp nhép.
Loại động kinh cục bộ chỉ giật một phần cơ thể như bên tay phải rồi lan lên mặt hoặc từ chân lan lên tay, mặt... với nhiều dạng khác nhau. Cũng có trường hợp xuất hiện những cơn rối loạn cảm giác như mắt nhắm, nhìn không được.
Trong 3 nhóm, nhóm động kinh toàn thể là nguy hiểm nhất và cần can thiệp kịp thời. Bệnh nhân cần được đặt trên mặt phẳng an toàn, thân nằm nghiêng để nếu có chất tiết sẽ không bị sặc vào phổi, có thể hỗ trợ hô hấp (nới rộng quần áo), cần có không gian rộng rãi, tránh bị thiếu không khí. Một số trường hợp cần có vật mềm để ở một góc miệng tránh bệnh nhân cắn phải lưỡi.
Trường hợp lên cơn động kinh xảy ra lần đầu tiên và người nhà chưa nhận dạng được thì cần đưa đến bệnh viện. Nếu bệnh nhân động kinh xảy ra hàng ngày và đã biết trước, đang uống thuốc thì có thể chưa cần thiết. Nhưng khi có 3-5 cơn động kinh liên tiếp, kéo dài 15-20 phút, tình trạng không ổn, bệnh nhân phải đưa đến bệnh viện vì có thể ngừng thở, suy hô hấp và những biến chứng khác.
PGS.TS.BSCK II Nguyễn Văn Liệu
Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Đề phòng trẻ sốt cao co giật Sốt cao co giật thường gặp ở trẻ nhỏ từ 3 tháng cho đến 6 tuổi. Lúc này, não bộ của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, nên rất nhạy cảm với sự thay đổi của thân nhiệt. Khi sốt từ 38,9C trở lên hệ thần kinh rất dễ bị kích thích, làm xuất hiện các cơn co giật ở chân tay hoặc...