Bệnh nhân đau tim ở tuổi 39: ‘Hãy giảm hút thuốc và bia rượu’
Một buổi sáng như thường ngày, Carl Fernando, 39 tuổi ở Hong Kong rời khỏi phòng tập gym. Bỗng anh cảm thấy lồng ngực cứng như đá.
Cảm giác như đeo đá tăng dần theo từng bước chân. Fernando lao về căn hộ nơi vợ đang tập yoga. Anh nhờ vợ gọi xe cứu thương đến bệnh viện.
Trước đó, Fernando rất khoẻ mạnh và duy trì chế độ bơi lội, tập luyện hàng ngày tại phòng gym. “Cơn đau đến như một cú sốc lớn. Đó quả là điều phi logic”, anh nói.
Fernando ban đầu sốc khi mình đang khoẻ mạnh và có lối sống lành mạnh nhưng lại bị đau tim. Tuy nhiên anh chỉ duy trì lối sống lạnh mạnh trong 10 năm trở lại đây khi được vợ động viên. Trước đó, anh là người nghiện thuốc lá nặng, bắt đầu từ năm 15 tuổi và luôn trong tình trạng thừa cân.
Theo bác sĩ Tse Tak Sun, chuyên gia tư vấn tim mạch tại Bệnh viện Gleneagles Hong Kong: Cơn đau xảy ra khi các mảng bám bao gồm chất béo và cholesterol, tích tụ trong các động mạch di chuyển đến tim. Khi mảng bám tích tụ vỡ ra, các cục máu đông hình thành, ngăn chặn dòng máu chảy và gây ra cơn đau tim.
Sau khi Fernando nhập viện, các bác sĩ nói rằng anh cần được phẫu thuật ngay lập tức.
Trong phòng mổ, anh tỉnh táo. Bác sĩ phẫu thuật trao đổi với anh những gì đang diễn ra trong cuộc phẫu thuật từ việc gây tê cục bộ qua ống thông ở chân, cho đến khi họ tìm thấy đoạn tắc nghẽn trong động mạch của anh. Sau đó họ thông mạch bằng “stent”, một ống đỡ động mạch giúp tạo ra một đường rãnh nhỏ cho phép máu lưu thông.
Sau khi hồi phục, Fernando sử dụng các thiết bị để theo dõi nhịp tim. Ảnh: Handout
Hôm sau khi thức dậy, Fernando cảm thấy khỏe mạnh hơn, nhưng anh vẫn phải ở lại bệnh viện trong 2 tuần, ăn cháo, cơm và rau luộc. Anh thức dậy sớm, ăn sáng uống thuốc và dành cả ngày để đọc sách, nghe nhạc.
Nhưng khi rời khỏi bệnh viện là một khoảnh khắc hoang mang với người đàn ông này.
“Tôi đã rất lo lắng và sợ hãi về những gì tôi có thể và không thể làm được trong thời gian tới. Tôi cảm thấy hoàn toàn ổn về mặt thể chất, nhưng tôi biết trái tim mình vẫn bị tổn thương. Tôi cảm thấy cơ thể đã phản bội tôi, bất chấp tất cả thời gian, nỗ lực và kỷ luật để rèn luyện sức khoẻ”, Fernando nói
Vợ chồng Fernando ưu tiên chăm sóc sức khoẻ tinh thần, sau khi xuất viện họ tìm đến một nhà trị liệu để được hỗ trợ.
“ Sức khỏe tinh thần là một yếu tố thường bị bỏ qua. Tôi cảm thấy trị liệu sẽ giúp giải quyết chấn thương và cũng giúp chúng tôi kiên cường hơn”, Alisha, vợ anh nói.
Video đang HOT
Trong quá trình hồi phục, Fernando tuân thử nghiêm ngặt các khuyến cáo về việc di chuyển, trong vài tuần đầu tiên, anh chỉ được phép đi bộ 30 phút mỗi tuần.
Fernando cũng thực hành thiền, bao gồm nhận thức hơi thở và thức tỉnh, để duy trì tinh thần thoải mái.
“Bất cứ điều gì mang lại cho bạn sự bình yên nhất, hãy đắm mình trong đó”, anh nói. “Thông thường tôi tìm đến công viên yên tĩnh để thiền”
Vợ chồng Fernando du lịch thư giãn sau khi hồi phục sức khoẻ. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Việc lựa chọn cách sống có thể làm tăng hoặc giảm thiểu khả năng bị đau tim. “Các yếu tố nguy hiểm có thể bao gồm tuổi tác, hút thuốc hoặc bị bệnh lý nền như huyết áp cao hay tiểu đường. Một cơn đau tim có thể xảy đến bởi căng thẳng hoặc bệnh tật chẳng hạn như cúm mùa”, bác sĩ Tse nói.
Các chuyên gia tim mạch cho biết thêm rằng tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. “Đa số người Hong Kong thường không tập thể dục thường xuyên, do vậy họ thường không có bất kỳ dấu hiệu nào trước khi bị đau tim”. Ông khuyên mọi người nên tập thể dục, thậm chí ở nhà và làm theo các buổi tập luyện trên mạng.
Fernando khuyên mọi người nên chú ý việc khám sức khoẻ định kỳ cũng như duy trì chế độ tập thể dục đều đặn, ăn uống lành mạnh và giảm hút thuốc, bia rượu.
“Có những điều vô bổ nhưng lại dễ dàng tạo nên thói quen như việc ăn nhiều đồ chiên rán và uống các chất có cồn trong các cuộc nhậu thâu đêm. Bây giờ tôi ăn chay càng nhiều càng tốt, hạn chế chất béo, giảm thịt, không sử dụng chất cồn”.
'Đốt thuốc' sau giờ tan học
Không còn là câu chuyện cá biệt, "đốt thuốc" sau giờ tan học gần như là thói quen hằng ngày của khá nhiều bạn trẻ đang khoác trên mình chiếc áo trắng học tro.
Học sinh của môt trường THPT ở Q.Tân Bình cùng nhau "đốt thuốc" sau giờ tan học tại quán nước - Ảnh: H.THẢO
"Đi học cả ngày, nếu không hút điếu thuốc người cứ mệt mệt thế nào. Phải làm ít hơi mới hết buồn ngủ, có động lực để học tiếp", nam sinh lớp 11 một trường THPT dân lập ở Q.Tân Bình ngẩng mặt nhả làn khói thuốc trắng xóa, tỉnh bơ nói trong sự ngỡ ngàng của người nghe.
Một buổi "đốt thuốc"
Trưa 25-5, chúng tôi có dịp chứng kiến màn "đốt thuốc" của hai học sinh (một nam, một nữ) tại một quán nước mía trên đường Nguyễn Hiến Lê (P.13, Q.Tân Bình, TP.HCM). Nhiều người đi đường, kể cả một số học sinh, bắt gặp đều cảm thấy khá "sốc" trước cảnh tượng này.
Hai ly nước, một gói thuốc, một hộp quẹt để sẵn trên bàn. Đó là cách mà hai học sinh này bắt đầu giờ nghỉ trưa để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo.
Xen lẫn giữa các câu chuyện học hành như "tui ghét ông thầy này", "tui sợ bà cô kia" là những lần rít thuốc, khói thuốc được nhả ra bao trùm cả một không gian hẹp. Một số người ngồi kế bên phải cuốn ghế đi chỗ khác vì không chịu nổi mùi khói thuốc.
Để "đốt" thời gian, hai học sinh này miệng liên tục "đốt thuốc", mắt cắm vào màn hình điện thoại smartphone "cày" game. Theo quan sát trong khoảng 30 phút, cả hai hút hết gần một gói thuốc. Riêng nữ học sinh có tần suất "đốt thuốc" khá dày đặc khi vừa hết điếu này, cô lại thò tay móc lấy điêu khác đưa lên miệng.
Một lúc sau, có thêm môt học sinh mặc đồng phục khác chạy xe máy tới "nhập hội". Nam sinh này ngồi trên xe máy, móc trong túi quần ra một gói thuốc chia cho các bạn trong nhóm mỗi người một điếu, bật quẹt đốt rồi cười khoái trá.
Khi chúng tôi hỏi một ngày các em hút được một gói không, nữ sinh thừa nhận "được". "Học cả ngày rất mệt, buổi trưa không có điếu thuốc buồn ngủ lắm" - nam sinh ngồi kế phân trần.
Theo nhóm này, giờ hút thuốc thường là lúc ra chơi hoặc nghỉ ca sáng chờ học ca chiều. Việc hút thuốc này ở trường có một số bạn và thầy cô biết nhưng không ai có ý kiến gì cả vì "trường tư cũng thoáng hơn trường công". "Về nhà cha mẹ có biết hút thuốc, có la ít thôi chứ không cấm", một nam sinh trong nhóm chia sẻ.
Hút thuốc từ thuở 12
Năm nay 30 tuổi nhưng anh H.S.T. (ngụ Lâm Đồng) có thâm niên đến 18 năm hút thuốc. Từng nhiều lần hạ quyết tâm từ bỏ nhưng chỉ kéo dài được vài hôm, thấy "nhạt miệng" lại "ngựa quen đường cũ".
"Từ lớp 6 tôi đã biết hút thuốc khi thường đi chơi cùng nhóm đàn anh học lớp trên. Cứ giờ ra chơi, cả nhóm lại kéo nhau ra tiệm tạp hóa gần trường ngồi "bắn" 2-3 điếu rồi mới vào lớp. Thấy hay hay, hút riết thành quen và nghiện lúc nào không hay", T. thú nhận.
Còn với T.Đ.N. (22 tuổi, quê Nghệ An), "con đường" đưa chàng trai này đến với khói thuốc lá khá đặc biệt. Từ một chàng trai chăm học, hiền lành, nhưng từ sau biến cố cha mẹ ly thân cậu đâm ra chán nản.
Hình ảnh cậu học trò chăm học dần biến mất, thay vào đó cậu chỉ chực chờ tan trường để cùng nhóm bạn "cứng đầu" la cà quán xá, hết nhậu nhẹt rồi phì phèo thuốc la. Cậu bảo ngày buồn có thể "đốt" hết hơn một gói thuốc là chuyện bình thường.
"Người ta bảo đua đòi nhưng với tôi thì không. Tôi muốn bố mẹ sớm thức tỉnh về lại với nhau, nhưng mong muốn ấy đã không trở thành sự thật", N. giọng buồn chia sẻ.
Nữ sinh va nam sinh liên tục hút thuốc, chơi game sau giờ tan trường - Ảnh: HƯƠNG THẢO
Đừng vì đua đòi, thể hiện đẳng cấp
Ông Nguyễn Hữu Khánh Duy - giám đốc Trung tâm cai nghiện ma túy Thanh Đa (TP.HCM) - cho biết việc các học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường có thói quen hút thuốc là tình trạng đáng báo động. Bởi khi nhận thức chưa đầy đủ, hút thuốc theo trào lưu đua đòi hoặc để thể hiện "đẳng cấp" rất dễ dẫn đến việc bị nghiện các loại chất kích thích khác.
"Nếu lấy lý do học tập căng thẳng, mệt mỏi để tìm đến thuốc lá là ngụy biện. Tôi khuyên các em nên từ bỏ càng sớm càng tốt bởi nếu sử dụng lâu ngày sẽ trở thành một chất gây nghiện rất khó từ bỏ" - bác sĩ Duy khuyến cáo. Ngoài ra, theo bác sĩ Duy, việc các học sinh hút thuốc không chỉ gây hại cho bản thân mà còn gây hại cho những người xung quanh.
Với người trẻ hút thuốc lá, bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển - Bệnh viện Tâm thần TP.HCM - cho rằng phần lớn xuất phát từ sự lôi kéo, thích thể hiện mình.
"Đây là sự ngộ nhận cần phải sớm được nhìn nhận, từ bỏ. Tác hại của thuốc lá không đến trong vài tháng, vài năm, mà sẽ tích tụ trong nhiều năm. Chính việc gây hại chậm nên người hút dễ dàng thỏa hiệp, dễ dãi khi hút thuốc", bác sĩ Hiển nói.
Nhiều người trên khắp thế giới từ bỏ thuốc lá
"Thuốc lá là khởi đầu của mọi tình trạng nghiện ngập" - bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, cho biết. Theo bác sĩ Hiển, tác hại của khói thuốc lá ai cũng biết và thực tế có rất nhiều người khắp thế giới từ bỏ.
Và chính bác sĩ Hiển là một trong các trường hợp có nhiều năm hút thuốc và đã từ bỏ thành công. "Thuốc lá nguy hiểm ở chỗ nhìn có vẻ vô hại, khó nghiện. Người hút thường hay chậc lưỡi có sao đâu rồi chủ quan tiếp tục hút, đến một lúc nào đó gây ra các bệnh ung thư phổi, các bệnh tắc nghẽn mãn tính...", bác sĩ Hiển nói.
Báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm và diễn đàn về tác hại thuốc lá
Với 17 triệu người hút thuốc lá ở Việt Nam, hàng năm có trên 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Đây là những con số đáng báo động đối với sức khỏe cộng đồng. Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, đồng thời, tìm kiếm các giải pháp giảm thiểu tác hại của việc hút thuốc lá, báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm và diễn đàn "Làm thể nào để giảm thiểu tác hại của khói thuốc lá".
Tọa đàm diễn ra vào sáng 29-5, với sự tham dự của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực, còn diễn đàn chính thức ra mắt bạn đọc hôm nay 27-5, với các loạt bài liên quan, cùng các ý kiến, hiến kế của chuyên gia, bạn đọc...tập trung nội dung bàn giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng, giúp giảm thiểu hiệu quả tác hại của khói thuốc lá.
Bạn đọc quan tâm, có thể gởi ý kiến, hiến kế cho diễn đàn về địa chỉ: suckhoe @tuoitre.com.vn (MINH HUỲNH)
Những 'món' ngon miệng, nhiều người thích mê lại có thể 'làm hỏng' phổi Cà phê, trà, bia, hải sản, khoai tây chiên, kem, nước trái cây, món ăn cay... những thực phẩm ngon miệng được nhiều người mê mẩn nhưng không ngờ lại có thể gây nên những bất lợi cho hệ hô hấp, 'phá hoại' phổi. Ảnh minh họa: Internet Cùng với những thói quen lành mạnh như không hút thuốc, tập thể dục thể...