Bệnh nhân Covid-19 thứ 11 tử vong
Chiều 9/8, Bộ Y tế xác nhận “bệnh nhân 456″ tử vong vì viêm phổi do Covid-19, suy hô hấp, suy đa tạng, xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, “bệnh nhân 456″, nữ, 55 tuổi, địa chỉ phường Hải Châu II, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, tiền sử bệnh tăng huyết áp.
Ngày 28/7, bệnh nhân nhập viện Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ – Đà Nẵng do nghi nhiễm nCoV, được cách ly và lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV ngày 29/7, hôm sau bệnh nhân suy hô hấp cấp nặng, được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế.
Ngày 6/8, bệnh nhân xuất huyết khối tĩnh mạch đùi trái, được can thiệp di chuyển huyết khối tắc động mạch phổi. Diễn biến bệnh tiếp tục xấu đi vào ngày 7/8, bệnh nhân được đặt nội khí quản thở máy, lọc máu liên tục (CCRT), và đặt ECMO (phổi nhân tạo) vào chiều cùng ngày.
Ngày 9/8, bệnh nhân tụt huyết áp, xuất huyết tiêu hóa, ngừng hô hấp, ngừng tim, tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế vào buổi trưa.
Nguyên nhân tử vong được xác định vì viêm phổi do Covid-19, biến chứng suy hô hấp cấp nặng (hội chứng ARDS), suy đa tạng, xuất huyết tiêu hóa trên bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp.
Video đang HOT
Đây là bệnh nhân Covid-19 thứ 11 tử vong, kể từ đầu dịch. Trước đó, 10 ca tử vong gồm hai ca ở Quảng Nam là bệnh nhân 428 và 651, 9 ca tại Đà Nẵng là 437, 499, 524, 475, 429, 426, 496, 718, 456. Bệnh nhân tử vong đều là người cao tuổi, có nhiều bệnh nền như suy thận mạn tính, tiểu đường type 2, ung thư, tăng huyết áp…
Tổng số ca nhiễm cả nước 812, trong đó 395 người đã khỏi, 11 ca tử vong, còn 406 bệnh nhân đang điều trị.
Những bệnh viện tại Đà Nẵng mở cửa lại là tín hiệu tích cực
Đây là chia sẻ của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, trưởng bộ phận thường trực phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng, với báo chí ngày 8-8.
Trong những ngày tới, Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn có thể được sử dụng để điều trị những ca nhiễm COVID-19 nhẹ - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Trong sáng 8-8, ông Sơn đã đi kiểm tra tại ba cơ sở được chỉ định là nơi điều trị các bệnh nhân COVID-19 là Bệnh viện dã chiến Hòa Vang, Bệnh viện Phổi và Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn.
Những ngày tới, việc chống dịch có thành công hay không, có thể kiểm soát và giảm số lượng ca bệnh hay không phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của chúng ta từ giám sát người bệnh, cách ly F1, cũng như sự chấp hành của người dân.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn
Sớm đưa người bệnh nhẹ về Tiên Sơn
Kiểm tra các hạng mục tại Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn, ông Sơn nhận định đây có thể được xem là một trong những bệnh viện dã chiến được xây dựng nhanh nhất. Bởi chỉ sau 4 ngày, trong tình hình dịch và cách ly xã hội nhưng chính quyền TP và các đơn vị tham gia vẫn huy động được nhân lực và vật liệu để hoàn tất.
Theo ông Sơn, bệnh viện này được thành lập dựa trên kịch bản có sẵn của TP Đà Nẵng mà Bộ Y tế tham gia đóng góp ý kiến.
'Đây là quyết định chính xác, bởi hiện giờ 'bệnh viện COVID-19' ở Đà Nẵng là Bệnh viện dã chiến Hòa Vang, Bệnh viện Phổi đã nhận đủ số lượng bệnh nhân. Sắp tới những trường hợp bệnh nhân COVID-19 nhẹ sẽ được đưa về điều trị tại đây' - ông Sơn nói.
Ông Sơn cho biết sau khi được Thủ tướng quyết định, đoàn Bộ Y tế thường trực tại Đà Nẵng sẽ thẩm định lại bệnh viện dã chiến.
Tuy nhiên qua quá trình tham gia giám sát và góp ý về quy trình chuẩn bị của bệnh viện dã chiến và trực tiếp kiểm tra, ông Sơn cho rằng công trình và trang thiết bị đã đạt được tiêu chí mà bộ ban hành.
Kiểm tra tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang nơi đang điều trị cho hơn 20 bệnh nhân chạy thận nhân tạo, trong đó có 5 bệnh nhân nặng và 2 bệnh nhân phải lọc máu liên tục..., ông Sơn yêu cầu các bác sĩ bám sát diễn biến tình hình bệnh nhân để có phác đồ, phương án điều trị tốt nhất.
3 lộ trình với bệnh viện vừa mở cửa
Liên quan quyết định gỡ bỏ phong tỏa đối với Bệnh viện C Đà Nẵng từ ngày 8-8, Thứ trưởng Sơn cho biết khi tiến hành phong tỏa để 'làm sạch' 3 bệnh viện đã gây sức ép lớn lên việc điều trị, nhất là điều trị cho các bệnh nhân tuyến cuối, có bệnh lý nặng.
Vì thế, việc có một bệnh viện được mở cửa lại là tín hiệu tích cực trong tình hình kiểm soát dịch bệnh, cũng như bớt được một phần gánh nặng đối với các cơ sở y tế ở Đà Nẵng.
'Do không thể huy động tất cả nhân lực của Bệnh viện C ngay lập tức được nên sau khi mở cửa lại, nơi đây sẽ tiếp tục thực hiện lộ trình tiếp nhận cấp cứu các bệnh nhân nặng, tiếp tục điều trị bệnh nhân ngoại trú của Bệnh viện C Đà Nẵng trước đây.
Sau cùng là nâng cao năng lực của khoa khám bệnh tại đây để chữa trị cho người dân' - ông Sơn nói.
Thứ trưởng Sơn đánh giá tình hình dịch bệnh hiện tại vẫn đang được kiểm soát bằng sự nỗ lực quyết liệt truy vết của TP và sự hỗ trợ năng lực xét nghiệm, điều trị của Bộ Y tế. Đồng thời khuyến cáo người dân cần tuân thủ nghiêm các quy định cách ly xã hội bởi, đỉnh dịch theo dự báo sẽ diễn ra trong 10 ngày tới.
Ngoài ra, theo ông Sơn, việc điều trị vẫn còn nhiều khó khăn đối với nhóm bệnh nhân mắc COVID-19 nhưng kèm theo bệnh nền, Bộ Y tế đã huy động thiết bị tốt nhất để điều trị các ca này.
Ca Covid-19 thứ 9 tử vong tại Việt Nam Sáng 6/8, Bộ Y tế thông tin ca tử vong thứ 9 liên quan đến Covid-19 tại Việt Nam. Đây là một bệnh nhân ở Quảng Nam, được phát hiện dương tính SARS-CoV-2 chỉ 4 ngày trước đó. Sáng 6/8/2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại...