Bệnh nhân Covid-19 ở Hải Dương bị tăng huyết áp
Một bệnh nhân ở Quảng Ninh có men gan tăng, trường hợp ở Hải Dương cần được theo dõi sát tình trạng tăng huyết áp.
Sáng 31/1, Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị chủ trì buổi hội chẩn trực tuyến với các bệnh viện về tình hình điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Đà Nẵng, Quảng Ninh và Hải Dương.
Tại buổi hội chẩn, Bệnh viện số 2 Quảng Ninh đã báo cáo và xin ý kiến chuyên môn về ca bệnh 1658. Trường hợp này nhiễm SARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc F0 tại đám cưới ở Kinh Môn, Hải Dương. Ngày 29/1, bệnh nhân có biểu hiện sốt nhẹ. Một ngày sau, người này còn đau mỏi người, không tức ngực, không khó thở.
Các chuyên gia đề nghị triển khai đánh giá tình trạng của BN1658 và theo dõi sát bệnh nhân vì men gan tăng.
Các chuyên gia hội chẩn trực tuyến về các ca bệnh Covid-19. Ảnh: Lê Hảo.
Bác sĩ Lê Thành Phúc, Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, cho biết bệnh nhân 1536 (nữ, 79 tuổi, ngụ tại TP.HCM và trở về từ Mỹ ngày 13/1) bị tăng huyết áp, tiểu đường đã sử dụng nhiều thuốc. Bệnh nhân có tình trạng mức lọc cầu thận cao. Đây là bệnh nhân lớn tuổi và nặng nhất trong giai đoạn này.
Video đang HOT
Hiện bệnh nhân được thở máy, nằm yên dưới an thần giãn cơ, phù 2 mu bàn tay, bàn chân, mạn sườn 2 bên. Bệnh viện đã liên hệ làm các xét nghiệm chuyên sâu, xem xét tình trạng nhiễm trùng bệnh viện.
Các thành viên Hội đồng chuyên môn đề nghị Bệnh viện Phổi Đà Nẵng tính lại liều thuốc cho bệnh nhân, xem xét tình trạng lọc thận, tăng cường dinh dưỡng người bệnh.
Tại Trung tâm Y tế Chí Linh (Hải Dương), bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), cho biết sức khỏe của bệnh nhân tại đây ổn định.
Tại Bệnh viện dã chiến đặt ở Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, Giáo sư Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết đơn vị này đang điều trị 34 bệnh nhân, 10 giường cấp cứu, 26 giường hồi sức. Bệnh viện đã được trang bị hiện đại như máy thở, ECMO…, Hiện có một bệnh nhân tăng huyết áp cần theo dõi. Đa số bệnh nhân còn lại có sức khỏe ổn định. Bệnh viện này có thể tiếp quản điều trị đến 600 bệnh nhân.
Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê đề nghị sở y tế các tỉnh, thành có bệnh nhân Covid-19 tham dự cuộc họp hội chẩn trực tuyến để kịp thời giải quyết những khó khăn theo tinh thần 4 tại chỗ. Việc chuyển bệnh nhân phải đảm bảo an toàn bệnh nhân, an toàn chống dịch.
Bên cạnh đó, ông đề nghị các bệnh viện thực hiện hướng dẫn của Bộ Y tế về khám, chữa bệnh từ xa, đảm bảo công nghệ thông tin, đường truyền ổn định. Cán bộ y tế, bệnh viện phát huy tinh thần chống dịch trong giai đoạn trước, vượt qua khó khăn, vất vả (trong thời chiến) để thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Vì sao phải đặt bệnh viện dã chiến thứ 3 tại Chí Linh?
Thay vì đặt tại Nhà thi đấu thể thao tỉnh Hải Dương như dự kiến, Bộ Y tế đã chỉ đạo chuyển cơ sở y tế này tới TP Chí Linh.
Sáng 31/1, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, đã trao đổi nhanh về việc thiết lập bệnh viện dã chiến thứ 3 của Hải Dương tại TP Chí Linh.
- Thưa ông, vì sao có quyết định đặt bệnh viện dã chiến thứ 3 tại Chí Linh thay vì Nhà thi đấu thể thao tỉnh Hải Dương như dự kiến ban đầu?
- Theo tính toán của chúng tôi, bệnh viện dã chiến thứ nhất đặt tại Trung tâm Y tế Chí Linh điều trị cho 200 bệnh nhân là đủ. Hiện nay, các kết quả xét nghiệm cho thấy số bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 tại ổ dịch Chí Linh tiếp tục tăng. Vì vậy, chúng ta rất cần những cơ sở dã chiến để dự phòng trường hợp có thêm người bệnh. Thiết lập bệnh viện dã chiến thứ 3 tại Chí Linh là hợp lý, tránh việc phải vận chuyển bệnh nhân đi xa.
Vừa qua, bệnh viện dã chiến thứ 2 tại Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương tiếp nhận 26 bệnh nhân. Theo kế hoạch, cơ sở này có khả năng thu dung 210 bệnh nhân và hiện tiếp tục nhận thêm người.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế. Ảnh: BYT.
Điều đặc biệt ở bệnh viện dã chiến thứ 2 là cơ sở này có 10 giường cấp cứu và 26 giường điều trị tích cực kèm thở máy, sẵn sàng điều trị bệnh nhân nặng chuyển về.
Bệnh viện dã chiến tại Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương xác định mục tiêu là trở thành cơ sở điều trị cho bệnh nhân nặng. Tại đây, họ có đầy đủ thiết bị y tế cần thiết như máy thở, hệ thống hồi sức cấp cứu, qua đó có thể triển khai lọc máu, chạy ECMO..., sẵn sàng điều trị cho bệnh nhân nặng theo phương châm điều trị tại chỗ.
Lực lượng điều trị được Bộ Y tế tăng cường hiện có khoảng 30 cán bộ y, bác sĩ về Hải Dương. Ngoài ra, lực lượng tinh nhuệ từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (Hà Nội) do Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Như Dương làm trưởng đoàn trực tiếp theo dõi công tác truy vết, điều tra tiếp xúc, triển khai công tác lấy mẫu xét nghiệm số lượng lớn hỗ trợ cho Hải Dương.
Một lực lượng lớn nữa đến từ các sinh viên năm cuối theo học ngành y cũng đã được chúng tôi đào tạo để sẵn sàng tham gia chống dịch khi cần thiết.
- Đánh giá ban đầu của ông như thế nào về tình hình dịch hiện nay tại Hải Dương?
- Thành công bước đầu của chiến dịch lần này từ nhận định của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Trần Như Dương chính là bắt trúng ổ dịch. Do đó, chúng ta đã khoanh vùng kịp thời ổ dịch tại Công ty TNHH POYUN Việt Nam.
Đây là bước quyết định cho việc dập dịch thành công. Nếu không kịp thời khóa ổ dịch, công nhân về quê, trở lại nhà trọ ở các vùng lân cận, hậu quả khi đó rất lớn, khó kiểm soát. Đây là thành công lớn trong công tác phòng, chống dịch.
Thứ 2, tỉnh Hải Dương đã kịp thời triển khai thực hiện chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Bộ Y tế. Với sự nỗ lực và hỗ trợ từ Bộ Y tế trong thời gian kỷ lục (22 giờ), chúng ta đã có Bệnh viện dã chiến số 2 với đầy đủ trang thiết bị hiện đại cùng các bác sĩ nhiều kinh nghiệm từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), sẵn sàng cứu chữa người bệnh.
Hai bệnh viện dã chiến đi vào hoạt động cũng đã góp phần quan trọng về cơ sở điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
Cách ly 7 y bác sĩ Bệnh viện Tai Mũi Họng tiếp xúc bệnh nhân Covid-19 "Bệnh nhân 1611" ở Hải Dương, ba ngày trước khi được ghi nhận dương tính đã đến khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương ngày 25/1. Phó Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, Cao Hưng Thái ngày 30/1 đề nghị Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương khẩn trương rà soát lập danh sách người...