Bệnh nhân COVID-19 dễ bị suy thận: Do hệ miễn dịch phản ứng quá mạnh hay do chính máy thở?
Những dữ liệu mới nhất cho thấy, COVID-19 gây suy thận hoặc để lại các hậu quả lâu dài ở thận. Điều này có thể phần nào lý giải tại sao các bệnh nhân có tiền sử bệnh thận lại bị nặng hơn khi mắc thêm COVID-19.
Có đến một nửa số bệnh nhân COVID-19 nặng đã bị suy thận tới mức phải được thẩm tách máu ở mức độ nào đó (thẩm tách máu là một quá trình trong chạy thận nhân tạo). Đây là báo cáo của Đội Phản ứng COVID-19, thuộc Hội Thận học Hoa Kỳ.
Vài tháng trước, các bác sĩ ở New York đã để ý thấy rằng, nhiều bệnh nhân COVID-19 gặp các vấn đề về thận. Giờ thì điều này trở nên rất rõ ràng, ở khắp cả nước Mỹ và nhiều nước khác chứ không chỉ ở New York nữa. Hậu quả là sẽ có rất nhiều người phải điều trị bệnh thận lâu dài, kể cả khi đại dịch đã kết thúc.
Trang CNBC cho biết: “Thật đáng ngạc nhiên, trong số những bệnh nhân (COVID-19) có bị tổn thương thận cấp tính ở mức độ nào đó, thì 82% không hề có tiền sử bệnh thận. Chỉ 18% là có bệnh thận từ trước thôi. Hơn 1/3 số bệnh nhân khỏi bệnh đã không phục hồi được chức năng thận như trước khi nhiễm virus”.
Video đang HOT
Một nhân viên y tế chuẩn bị máy thẩm tách để dùng cho bệnh nhân COVID-19 ở Pháp. Ảnh: Daniel Cole/AP.
Điều này cũng có thể phần nào giải thích lý do mà những bệnh nhân COVID-19 với nhiều bệnh nền liên quan đến thận (suy thận, tiểu đường) lại khó qua khỏi. Rất có thể SARS-CoV-2 gây những ảnh hưởng nặng nề đến thận, dù vẫn chưa có lời lý giải chính xác rằng con virus này hủy hoại thận như thế nào.
Chỉ có một số bằng chứng cho thấy, COVID-19 có thể kích hoạt một “cơn bão cytokine”, khiến hệ miễn dịch phản ứng quá mức, làm tổn thương thận và các cơ quan quan trọng khác. Cũng có trường hợp máy thở có thể gây tác dụng phụ là giới hạn máu đến thận. Nên trong khi máy thở giúp bệnh nhân sống sót trước các đợt tấn công của virus ở đường hô hấp, thì nó lại có khả năng làm hại thận của bệnh nhân.
Bệnh nhân được lọc máu ở Bệnh viện Mount Sinai (New York, Mỹ). Ảnh: Mount Sinai.
Những dữ liệu mới này khiến các chuyên gia y tế lo ngại, bởi rất có thể lại nảy sinh một vấn đề cấp thiết mới. Tiến sĩ Steven Coca, chuyên khoa Thận ở Hệ thống Y tế Mount Sinai, nói: “Đại dịch tiếp theo sẽ là bệnh thận mãn tính ở những người đã khỏi COVID-19, ít ra là tại Mỹ. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, chúng tôi đã nhìn thấy tỷ lệ bệnh nhân suy thận cao nhất từ xưa đến nay”.
Việc cần làm để bảo vệ bệnh nhân suy thận mạn tính không mắc Covid-19
5 bệnh nhân Covid-19 ở Việt Nam tử vong đều có tiền sử suy thận mạn tính, phải lọc máu thường xuyên.
Theo BS Trần Hồng Xinh, khoa Nội thận và Lọc máu, Bệnh viện Quân đội Trung ương 108, Hà Nội, người bị suy thận mạn tính, phải lọc máu thường xuyên được xếp vào nhóm có sức đề kháng kém, nguy cơ mắc bệnh cao.
Bên cạnh đó, đa phần bệnh nhân là người cao tuổi. Ngoài suy thận, họ còn có nhiều bệnh lý nền khác đi kèm như tiểu đường type II, tăng huyết áp, suy tim. Thậm chí, một số trường hợp đã dùng thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài. Điều này làm giảm cơ hội sống sót của bệnh nhân khi mắc Covid-19, gây khó khăn cho quá trình điều trị.
BS Trần Hồng Xinh cho biết bệnh nhân lọc máu chu kỳ tiếp xúc từ 4 đến 16 tiếng với nhân viên y tế và các người bệnh khác nên khả năng lây nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn.
Các cơ sở y tế cần tuân thủ khuyến cáo của Bộ Y tế nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm chéo Covid-19 trong bệnh viện. Ảnh minh họa: BVCC.
Để giảm nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 cho nhóm bệnh nhân này, BS Xinh khuyến cáo:
Các đơn vị lọc máu cần sớm nhận biết và cách ly những người có triệu chứng về hô hấp. Bệnh nhân tới thăm khám, điều trị cần được khai báo y tế trước khi vào đơn vị lọc máu.
Nếu người bệnh có các triệu chứng ho, sốt cần được phân tách ở khu riêng và yêu cầu sử dụng khẩu trang trong suốt thời gian lọc máu. Nhân viên y tế nên cung cấp cho bệnh nhân các kiến thức làm sạch tay, giữ vệ sinh đường hô hấp và đeo khẩu trang đúng cách.
Ở khu vực lọc máu và phòng chờ, các bệnh nhân phải đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu 2 m. Bề mặt ghế lọc máu và bàn làm việc của nhân viên y tế cần được làm sạch liên tục.
Khi có bệnh nhân nghi nhiễm hoặc mắc Covid-19, bệnh viện phải thực hiện cách ly, thông báo toàn bộ nhân viên y tế sử dụng phương tiện phòng hộ.
Bệnh nhân tử vong không phản ánh độc lực của SARS-CoV-2 Theo Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nguy cơ tử vong của các bệnh nhân suy thận, ung thư luôn tiềm ẩn, dù có mắc Covid-19 hay không. Ảnh minh họa Trong 11 ngày (25/7-4/8), Việt Nam ghi nhận 239 bệnh nhân Covid-19. Trong đó, 8 ca đã tử vong. ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc chuyên môn...