Bệnh nhân Covid-19 Ấn Độ đầu tiên tái nhiễm
Bệnh nhân Covid-19 đầu tiên của Ấn Độ, sinh viên đã học tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, có kết quả dương tính với nCoV lần thứ hai.
Cô gái 21 tuổi đến từ bang Kerala, miền nam Ấn Độ , không có triệu chứng và đang được cách ly tại nhà riêng, Reena KJ, nhân viên y tế quận Thrissur nói với AFP ngày 14/7.
Cô gái có kết quả dương tính với nCoV trong một lần xét nghiệm định kỳ trước chuyến đi đến New Delhi. “Các đội y tế thường xuyên liên lạc với cô ấy”, Reena nói.
Bệnh nhân nằm trong số các sinh viên y Ấn Độ đã rời Vũ Hán vào tháng 1/2020, sau khi loại virus này lần đầu tiên xuất hiện ở thành phố Trung Quốc. Cô đã dương tính với nCoV vào ngày 30/1, trở thành bệnh nhân Covid-19 đầu tiên của Ấn Độ.
Ấn Độ đã ghi nhận 30.986.803 ca nhiễm và 412.019 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 41.854 và 580. Các chuyên gia đã cảnh báo rằng một làn sóng mới có thể ập đến Ấn Độ trong vài tuần tới, sau khi nước này đã hứng chịu đợt sóng thảm khốc vào tháng 4 và tháng 5.
Ấn Độ đặt mục tiêu tiêm chủng cho tất cả người lớn vào cuối năm nay nhưng chiến dịch này đang chững lại và các thành phố lớn như Delhi và một số bang cho biết họ đã hết vaccine.
Họ đã tiêm hơn 9 triệu liều vào ngày 21/6 nhưng con số sau đó đó đã giảm xuống chưa đến ba triệu liều mỗi ngày. Nước này tiêm chủng cho gần 390 triệu người, trong chưa đến 6% dân số đã tiêm hai liều, 23% mới tiêm một liều.
Cô sinh viên ở Kerala chưa tiêm vaccine vì đang chờ xem loại nào sẽ được Trung Quốc chấp thuận để cô có thể trở lại nước này.
Video đang HOT
Một phụ nữ tiêm vaccine ở Ấn Độ ngày 5/7. Ảnh: AFP .
Thế giới đã ghi nhận 189.055.781 ca nhiễm nCoV và 4.072.118 ca tử vong, tăng lần lượt 472.939 và 6.770, trong khi 170.907.847 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Myanmar ghi nhận mức tăng kỷ lục 7.089 ca mới và 145 trường hợp tử vong do Covid-19, nâng tổng số lên lần lượt 208.357 và 4.181. Một quan chức cho biết Myanmar dự kiến nhận 6 triệu liều vaccine Trung Quốc trước tháng 8, cụ thể, chính quyền quân sự đặt mua 4 triệu liều và Bắc Kinh sẽ tặng thêm hai triệu liều.
Một triệu liều đầu tiên dự kiến được bàn giao vào tuần cuối cùng của tháng 7. Họ không cho biết Trung Quốc sẽ cung cấp loại vaccine nào hoặc ngày bàn giao chính xác của 5 triệu liều vaccine còn lại.
Myanmar đang đối mặt với đợt bùng phát lớn khi hàng nghìn nhân viên y tế đình công để phản đối cuộc đảo chính hồi tháng hai. Trong những ngày gần đây, hàng trăm người đã xếp hàng để mua oxy trên khắp Yangon và thành phố lớn thứ hai đất nước Mandalay. Khoảng 1,75 triệu người đã được tiêm chủng ở đất nước 54 triệu dân. Hồi đầu tháng, Myanmar thông báo họ đã đồng ý mua hai triệu liều vaccine từ Nga.
Indonesia đã vượt số ca nhiễm mới hàng ngày của Ấn Độ và trở thành tâm điểm đại dịch mới ở châu Á. Vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á hôm 14/7 báo cáo 54.517 ca nhiễm nCoV mới, mức kỷ lục và cao hơn đáng kể so với 47.899 ca một ngày trước đó, nâng tổng số ca nhiễm lên 2.670.046, trong đó 69.210 trường hợp đã tử vong, tăng 991 ca trong vòng 24 giờ.
Điều đáng báo động là số ca nhiễm mới hàng ngày tại Indonesia cao hơn Ấn Độ dù dân số nước này chỉ bằng 1/5 Ấn Độ. Indonesia hiện ghi nhận khoảng 132 ca nhiễm trên một triệu người, trong khi tỷ lệ này ở Ấn Độ chỉ là 26 tính đến ngày 11/7, theo Our World in Data.
Tỷ lệ tử vong trung bình do Covid-19 ở Indonesia là 3 người trên một triệu dân, trong khi Ấn Độ ghi nhận chưa đến một ca trên một triệu người. Các số liệu này còn chưa tính đến tình trạng xét nghiệm và truy vết kém của Indonesia.
Tuần trước, quốc gia đông dân thứ tư thế giới đã tiến hành các biện pháp hạn chế chặt chẽ hơn, bao gồm đóng cửa các trung tâm mua sắm, nhà hàng và văn phòng tại thủ đô Jakarta, đảo Java và đảo Bali.
Biến thể Delta khiến nhiều nước ghi nhận số ca mắc mới và tử vong cao kỷ lục
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 2/7 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 183.546.507 ca mắc COVID-19 và 3.973.845 ca tử vong. Số ca được điều trị khỏi là 168.018.496 ca.
Hỏa táng thi thể bệnh nhân COVID-19 tại một nghĩa địa ở Guwahati, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 2/7, Ấn Độ chứng kiến cột mốc đáng buồn khi nước này trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 vượt mốc 400.000 ca. Theo đó, tổng số ca tử vong tại Ấn Độ tính đến thời điểm này là 400.312 ca, đứng thứ ba thế giới sau Mỹ và Brazil, trong khi tổng số ca mắc COVID-19 là 30,5 triệu ca - đứng thứ hai thế giới sau Mỹ. Biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 có khả năng lan nhanh cùng với tâm lý lơ là phòng dịch bị cho là nguyên nhân dẫn tới số ca mắc tại nước này tăng mạnh.
Cũng do sự lây lan biến thể Delta, một loạt nước trên khắp các châu lục đã ghi nhận số ca mắc mới và tử vong do COVID-19 tăng cao kỷ lục. Tại châu Á, số ca mắc mới ở Hàn Quốc trong ngày 2/7 tăng lên mức cao nhất trong gần 6 tháng qua (826 ca), chủ yếu là ca lây nhiễm cộng đồng. Hơn 80% số ca mắc mới là ở Seoul và khu vực lân cận, nơi một nửa trong tổng số 51,34 triệu người sinh sống. Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, Hàn Quốc đã phải hoãn kế hoạch nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội 1 tuần, đến ngày 7/7 tới.
Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia lần đầu tiên ghi nhận số ca mắc và tử vong do COVID-19 trong ngày cao chưa từng có với 25.830 ca mắc và 539 ca tử vong. Đây là ngày thứ 7 liên tiếp số ca mắc COVID-19 tại Indonesia ở mức trên 20.000 ca. Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Indonesia Luhut Binsar Pandjaitan cho biết chính phủ nước này có thể sẽ phải hoãn kế hoạch mở cửa trở lại đảo Bali cho khách du lịch nước ngoài để hạn chế sự lây lan dịch bệnh.
Thái Lan cũng vừa ghi nhận ngày có số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 cao nhất từ trước đến nay, với 6.087 ca mắc mới và 61 ca không qua khỏi. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp số ca tử vong vì COVID-19 ở Thái Lan tăng lên một mức cao mới.
Còn tại Campuchia, trong 24 giờ qua, thêm 966 ca mắc mới - phần lớn lây nhiễm trong cộng đồng, và 32 ca tử vong được ghi nhận, mức cao nhất từ trước đến nay. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, chiều 2/7, chính quyền thủ đô Phnom Penh đã tái ban hành quyết định tạm ngừng hoạt động Chợ Olympic, một trong các chợ trung tâm lớn của thành phố.
Trong khi đó, châu Âu cũng đang phải đối mặt với làn sóng gia tăng các ca mắc mới COVID-19. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng đây là hệ quả của việc khán giả tới sân vận động theo dõi các trận đấu của vòng chung kết EURO 2020. Ngày 1/7, Anh phát hiện 27.989 ca mắc mới - mức tăng theo ngày cao nhất kể từ ngày 29/1, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 4.828.463 ca. Với số ca nhiễm mới tăng vọt này, số ca bệnh tại Anh trong một tuần tính từ ngày 25/6 đến 1/7 đã tăng gần 72% so với tuần trước đó. Tuy nhiên, nước này vẫn dự định dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch vào ngày 19/7.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở ngoại ô Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Nga, số ca tử vong do COVID-19 tăng 679 ca trong 24 giờ qua, mức cao chưa từng có kể từ khi đại dịch bùng phát. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp Nga ghi nhận số ca tử vong cao kỷ lục. Đức cho biết biến thể Delta có thể chiếm tới 80% các ca COVID-19 của nước này trong tháng 7. Trong khi đó, Bồ Đào Nha đang cân nhắc áp đặt lệnh giới nghiêm vào ban đêm để ngăn ngừa dịch bệnh. Số ca mắc mới ở Bồ Đào Nha ngày 1/7 là 2.449 ca, mức tăng cao nhất kể từ giữa tháng 2.
Tại châu Phi, biến thể Delta cũng đang khiến dịch COVID-19 lây lan với tốc độ kỷ lục. Theo WHO, số ca bệnh tại châu Phi đã tăng mạnh trong 6 tuần liên tiếp. Số ca nhiễm trong vòng 7 ngày tính đến ngày 27/6 vừa qua tăng 25% so với tuần trước đó, lên gần 202.000 ca. Số ca mắc mới theo tuần cao nhất từ trước đến nay tại châu Phi ghi nhận ở mức 224.000 ca/tuần. Số ca tử vong do COVID-19 ở 38 quốc gia châu Phi tăng 15% lên gần 3.000 ca trong cùng thời gian kể trên. Giám đốc WHO khu vực châu Phi Matshidiso Moeti cảnh báo tốc độ và quy mô của làn sóng dịch bệnh thứ 3 là chưa từng thấy.
Hiện biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao đã được phát hiện tại 16 quốc gia châu Phi, trong đó biến thể này gây ra 97% số ca tại Uganda và 79% số ca tại CHDC Congo. Nhu cầu oxy ở châu Phi hiện cao hơn 50% so với thời kỳ đỉnh dịch trong làn sóng dịch bệnh thứ nhất cách đây 1 năm.
Trong khi đó, tại khu vực Nam Mỹ, Bộ Y tế Guatemala đã phải ban bố cảnh báo "đỏ", mức cảnh báo cao nhất, do số ca nhiễm mới và tử vong vì COVID-19 cao kỷ lục trong 15 ngày qua. Việc ban hành mức báo động trên cho phép thiết lập các cơ chế giải quyết tình trạng khẩn cấp do sự gia tăng các ca nhiễm mới, đảm bảo dự trữ oxy, vật tư, trang thiết bị cho bệnh nhân và cập nhật số giường còn trống tại các bệnh viện. Cơ quan y tế cũng khuyến nghị ngừng các sự kiện lớn và các hoạt động văn hóa, thể thao tập trung đông người.
Hơn 1.000 ca mắc nấm đen ở thủ đô Ấn Độ, thuốc điều trị thiếu nghiêm trọng giữa dịch Covid-19 Số ca mắc "nấm đen" (nhiễm trùng nấm Mucor) hầu như đã tăng gấp đôi ở Delhi trong vòng 7 ngày qua. Nhà chức trách y tế địa phương cho biết hiện nay Delhi có 1.044 ca nhiễm bệnh này. Nấm đen là căn bệnh gây ảnh hưởng nặng nề đối với các bệnh nhân Covid-19 ở Ấn Độ. Từ tuần trước, Delhi...