Bệnh nhân bị chấn thương thận móng ngựa được phẫu thuật thành công
Trong bệnh thận móng ngựa, thay vì thận ở 2 bên cột sống và nằm riêng biệt với nhau thì 2 thận trái và phải nối với nhau bởi một eo thận giả, có hình dạng giống với móng ngựa.
Hình ảnh CT-Scanner thận móng ngựa bị vỡ 2 cực dưới của bệnh nhân – ẢNH: BVĐK TỈNH BÌNH ĐỊNH
Ngày 14.3, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cho biết đã các bác sĩ đã phẫu thuật thành công trường hợp bị chấn thương thận móng ngựa cho bệnh nhân T.V.M (60 tuổi, ở TP. Quy Nhơn, Bình Định). Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, sinh hoạt bình thường.
Ông M. được đưa vào cấp cứu ngày 1.3 trong tình trạng đau tức vùng thắt lưng, sau khi tai nạn lao động bị cây gỗ đánh trúng vào bụng, mạch 100 lần/phút, huyết áp 80/40 mmHg, nhịp thở 20 lần/phút, bụng chướng, ấn đau nhiều vùng thắt lưng, nước tiểu đỏ tươi.
Chụp CT-Scanner bụng có cản quang vỡ cực dưới 2 thận độ 4, tụ máu khoang quanh thận và cạnh thận 2 bên, tụ máu khoang sau phúc mạc, có dấu hiệu xuất huyết hoạt động bên trong, thận móng ngựa.
Video đang HOT
Đến 19 giờ cùng ngày, huyết áp bệnh nhân vẫn phụ thuộc vào thuốc vận mạch, các bác sĩ quyết định mổ cấp cứu, do ê kíp bác sĩ Khoa Ngoại Tiết niệu tiến hành.
Theo các bác sĩ Khoa Ngoại Tiết niệu, thận móng ngựa là một bất thường về vị trí và cấu trúc của thận hiếm gặp, tỷ lệ 1/400 – 1/800 trẻ.
Trong bệnh thận móng ngựa, thay vì thận ở hai bên cột sống và nằm riêng biệt với nhau, thì 2 thận trái và phải nối với nhau bởi một eo thận giả, có trên 90% số ca dính ở cực dưới của thận. Khi hai quả thận nối với nhau thì chúng có hình dạng giống với móng ngựa, nên được gọi là bệnh thận móng ngựa.
Cần làm gì khi phát hiện túi phình mạch máu não chưa vỡ?
Túi phình động mạch não khá thường gặp, ước tính khoảng 2% - 3% dân số. Như vậy, với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam có khoảng 2 - 3 triệu "quả bom nổ chậm".
Bị túi phình mạch máu não nếu không điều trị đúng, hậu quả sẽ khó lường.
PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng - Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM) - cho biết, bệnh lý túi phình động mạch não khá thường gặp. Ước tính khoảng 2-3% trong dân số và có thể cao hơn ở người lớn tuổi. Như vậy, tại Việt Nam, có khoảng 2-3 triệu "bom nổ chậm" do túi phình động mạch não. Mặc dù vậy, tỷ lệ xuất huyết màng não do vỡ túi phình hiện nay chỉ vào khoảng 6-10 ca/100.000 dân.
Túi phình kích thước bao nhiêu sẽ vỡ?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ vỡ túi phình như: tuổi cao, tăng huyết áp, hút thuốc lá, gia đình đã có người bị vỡ túi phình... Tuy vậy, kích thước túi phình được xem là yếu tố quan trọng nhất và có tính quyết định trong việc xử trí.
Tổ chức nghiên cứu túi phình động mạch não ISUIA thống kê có 1.692 bệnh nhân bị túi phình động mạch não với kích thước từ 2mm trở lên. Trong số đó, 1.077 bệnh nhân mang túi phình chưa vỡ.
Trong 5 năm, người có túi phình động mạch não nhỏ hơn 7mm nguy cơ vỡ rất thấp, người có túi phình nằm ở các vị trí tuần hoàn trước không bị vỡ, 1,5% người có nguy cơ vỡ của túi phình động mạch thông sau. Tuy vậy, nguy cơ vỡ sẽ tăng lên nếu kích thước túi phình trong khoảng 7-12mm, đặc biệt lớn hơn 12mm.
Túi phình mạch máu não
3 giải pháp đối với các túi phình động mạch não chưa vỡ
- Phẫu thuật kẹp túi phình: có 2 nghiên cứu phân tích gộp, đánh giá kết quả phẫu thuật kẹp túi phình chưa vỡ. Kết quả cho thấy, tỷ lệ tàn phế là 4,1% và 10,9%; tỷ lệ tử vong lần lượt là 1% và 2,9%. Nguy cơ tử vong có thể hơn 20% với túi phình tuần hoàn sau hoặc túi phình kích thước lớn.
- Can thiệp bít lại túi phình: dựa trên các phân tích gộp, tỷ lệ kết quả không tốt ở nhóm điều trị can thiệp 3% - 4%; tỷ lệ tử vong 1% - 2%. Trong nghiên cứu ISUIA, tỷ lệ tử vong ở nhóm can thiệp là 3,1%. Nguy cơ tử vong cũng sẽ cao hơn với túi phình tuần hoàn sau hoặc túi phình kích thước lớn.
- Điều trị bảo tồn: bao gồm kiểm soát huyết áp, tránh thuốc lá, bia rượu. Quan trọng, cần theo dõi túi phình bằng các kỹ thuật hình ảnh mạch máu không xâm lấn (MRA hoặc CTA) sau 6 tháng, hoặc 1 năm để đánh giá việc gia tăng kích thước. Lưu ý, chỉ nên chọn 1 kỹ thuật hình ảnh học để theo dõi (nếu đã chọn MRA lần đầu, thì nên lặp lại MRA sau đó) nhằm tránh sai số giữa 2 kỹ thuật. Đây là lựa chọn hợp lý cho túi phình chưa vỡ có kích thước nhỏ hơn 7mm.
Tóm lại, hiện nay chưa có chứng cứ cho thấy lợi ích của việc can thiệp so với điều trị bảo tồn trên đối tượng có túi phình kích thước từ 7-12 mm. Do đó, nhóm bệnh nhân này nên được theo dõi kích thước mỗi 6 tháng. Việc quyết định can thiệp sẽ tùy thuộc vào những yếu tố đi kèm như: tuổi, tiền sử gia đình, vị trí ở động mạch thông sau, kích thước gia tăng trong quá trình theo dõi.
Riêng túi phình có kích thước lớn hơn 12mm nên được xử trí sớm. Đặc biệt khi bệnh nhân trẻ và có tiền sử gia đình từng bị bệnh này.
Chậm chữa trị ung thư làm tăng nguy cơ tử vong như thế nào? Một nghiên cứu mới cho thấy, chữa trị ung thư chậm một tháng có thể làm tăng nguy cơ tử vong từ 6% đến 13% và rủi ro tiếp tục tăng khi việc điều trị chậm trễ hơn, theo HealthDay News . Trì hoãn điều trị ung thư một tháng có thể làm tăng nguy cơ tử vong từ 6% đến 13% -...