Bệnh lý nhãn giáp là gì?
Bệnh lý nhãn giáp là một bệnh lý tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tự sinh ra các kháng thể chống lại các tổ chức quanh nhãn cầu.
Theo Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh, trên hầu hết các bệnh nhân nhãn giáp, các kháng thể tự miễn này cũng tấn công tuyến giáp gây nên bệnh Grave với các triệu chứng cường giáp hay nhiễm độc giáp. Bệnh lý nhãn giáp có thể xuất hiện trên bệnh nhân có tình trạng cường giáp, suy giáp hoặc kể cả khi tuyến giáp đã được điều trị ổn định (bình giáp).
Nguy cơ mắc bệnh lý nhãn giáp
Có khoảng 1/4 bệnh nhân Grave xuất hiện bệnh lý nhãn giáp kèm theo. Bệnh lý nhãn giáp có thể xuất hiện trước, trong hoặc sau khi được chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp.
Trong hầu hết các trường hợp, biểu hiện ở mắt thường ở mức độ nhẹ. Nếu ngay tại thời điểm được chẩn đoán bệnh lý Grave, bệnh nhân chưa có triệu chứng tại mắt và không hút thuốc lá thì nguy cơ bị bệnh lý nhãn giáp là dưới 1/10. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có hút thuốc lá, nguy cơ sẽ tăng gấp đôi và trong trường hợp bệnh nhân nghiện hút thuốc lá nặng nguy cơ phát triển bệnh sẽ cao gấp 8 lần người không hút.
Bệnh nhân bị bệnh lý nhãn giáp trên nền bệnh Grave đã điều trị ổn định. Bệnh nhân có biểu hiện trợn mi trên – dưới và cương tụ kết mạc nhãn cầu (đỏ mắt), nhãn cầu bị đẩy lồi ra phía trước.
Triệu chứng của bệnh lý nhãn giáp
Các triệu chứng thường gặp của bệnh lý nhãn giáp bao gồm:
- Trợn mí mắt: có thể trợn mi trên và/hoặc mi dưới.
- Lồi mắt: nhãn cầu bị đẩy ra phía trước (do sự phì đại của các cơ vận nhãn và mô mỡ), trường hợp nặng có thể gây hở mi (mi mắt nhắm không kín).
- Cảm giác khô mắt, cộm xốn khi chớp.
Video đang HOT
- Chảy nước mắt.
- Mi mắt phù nề.
- Đỏ da mi và đỏ mắt.
- Nhìn hình đôi (hai hình).
- Nhìn mờ: có thể do khô mắt, nhưng cũng có thể do thần kinh thị bị chèn ép.
- Đau hốc mắt, đặc biệt đau khi nhìn lên hay nhìn xuống.
- Cảm thấy khó liếc mắt.
Khi có các triệu chứng nghi ngờ, bệnh nhân cần được bác sĩ nhãn khoa thăm khám và xác định chẩn đoán, đặc biệt nếu bệnh nhân đã có tiền sử bệnh Grave hay cường giáp.
Bên cạnh các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh Grave (xét nghiệm nồng độ FT3, FT4, TSH trong máu và siêu âm tuyến giáp), bệnh nhân sẽ được chỉ định thêm các xét nghiệm nhằm hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý nhãn giáp như: siêu âm hốc mắt, chụp CT scan hay MRI hốc mắt, chụp hình đáy mắt và đo thị trường trong trường hợp nghi ngờ có chèn ép thần kinh thị giác.
Điều trị bệnh lý nhãn giáp
- Cần có sự phối hợp giữa bác sĩ nhãn khoa và bác sĩ nội tiết.
- Duy trì mức hormone tuyến giáp ổn định không dao động thường xuyên.
- Bệnh nhân nên ngưng hút thuốc lá (nếu có), do thuốc lá có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Trường hợp bệnh lý nhãn giáp nhẹ (trợn mí, lồi mắt nhẹ, phù nề mi nhẹ), bệnh nhân có thể nhỏ nước mắt nhân tạo (dạng lỏng hoặc dạng gel tùy theo mức độ) để giảm cảm giác khô cộm.
- Trường hợp bệnh lý nhãn giáp nặng hay bệnh ở giai đoạn hoạt động (mắt đỏ, lồi mắt nhiều hay song thị tiến triển) hay bệnh nhân có dấu hiệu chèn ép thần kinh thị giác, khi đó bệnh nhân có thể được điều trị với corticoid đường toàn thân (uống hoặc truyền tĩnh mạch tùy trường hợp), ngoài ra có thể phối hợp với các phương pháp điều trị khác như sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc xạ trị. Điều trị bằng corticoid có thể giúp làm giảm phản ứng viêm, nhưng không giúp làm giảm triệu chứng lồi mắt.
Với nhiều bệnh nhân nhãn giáp, sự thay đổi cấu trúc của các mô là hầu như không thể phục hồi như tình trạng trợn mí, lồi mắt hay song thị do mô và cơ bị phì đại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được phẫu thuật để tạo hình tại vùng mắt như:
- Phẫu thuật giải áp: phương pháp phẫu thuật phá vỡ các thành xương của hốc mắt để tạo thêm khoảng trống cho các mô phì đại thoát ra, thường áp dụng trong trường hợp có dấu hiệu chèn ép thần kinh thị không đáp ứng điều trị corticoid, hoặc mắt bệnh nhân lồi nhiều gây hở mi nặng.
- Phẫu thuật các cơ vận nhãn (phẫu thuật lé): để điều trị song thị (hình đôi).
- Phẫu thuật mi mắt: trường hợp trợn mí nhiều gây mất thẩm mỹ.
Bệnh lý nhãn giáp là một bệnh lý khó kiểm soát, để có thể đạt được kết quả tốt nhất, cần có sự phối hợp giữa bệnh nhân, bác sĩ nhãn khoa và bác sĩ nội tiết trong thời gian dài.
Trên 90% bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mãn tính có nguyên nhân từ hút thuốc lá
Theo lãnh đạo Bệnh viện Phổi (Hà Tĩnh), có đến 90% người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính vào điều trị tại bệnh viện đều nghiện thuốc lá.
Bệnh nhân đến khám tại Phòng tư vấn điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen ở BVĐK TP Hà Tĩnh.
Bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên mỗi khi thời tiết chuyển lạnh là ông Nguyễn Đoàn (76 tuổi, huyện Can Lộc) lại phải nhập viện điều trị. "Trước đây tôi nghiện thuốc lá, sau khi bị ho, khó thở, đi kiểm tra thì được chẩn đoán là bị phổi tắc nghẽn. Mặc dù đã được các bác sỹ chữa trị, nhưng do bệnh đã chuyển sang mãn tính nên khó có thể điều trị được khỏi hoàn toàn".
Tại Hà Tĩnh, hiện nay chưa có số liệu thống kê đầy đủ về số bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhưng theo số liệu của Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh, từ khi có Đơn vị quản lý, điều trị ngoại trú bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính vào tháng 1/2019 cho đến nay đã có 479 bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được lập hồ sơ khám, quản lý, điều trị ngoại trú.
Bác sỹ Nguyễn Đức Quảng - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi cho biết: "Đa số bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bệnh đã nặng, có đến 90% người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính vào điều trị tại đây là nghiện thuốc lá. Phổi tắc nghẽn mãn tính là nguyên nhân gây tử vong cao thứ tư trên thế giới, sau các bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đặc trưng bởi sự rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn. Bệnh tiến triển kéo dài nhiều năm và cuối cùng dẫn đến tâm phế mạn và tử vong".
Người dân đến kiểm tra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại Đơn vị quản lý, điều trị ngoại trú bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính của Trung tâm y tế Hương Sơn.
Cùng với Bệnh viện Phổi, hiện nay, các đơn vị như: BVĐK tỉnh, BVĐK TP Hà Tĩnh, Trung tâm Y tế Hương Sơn cũng đã thành lập Đơn vị quản lý, điều trị ngoại trú bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính với trên 1.000 bệnh nhân đã được lập hồ sơ khám, quản lý, điều trị ngoại trú.
Bác sỹ Kiều Viết Thủy - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu (Trung tâm Y tế Hương Sơn) cho hay: "Tháng 10/2020, Đơn vị quản lý, điều trị ngoại trú bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được thành lập. Đến nay đã lập hồ sơ quản lý, điều trị ngoại trú cho 116 bệnh nhân. Bệnh nhân nặng thì nhập viện điều trị, đến khi ổn định thì chuyển điều trị ngoại trú. Hàng tháng, các bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính đến khám bệnh, kiểm tra đình kỳ".
Cán bộ Trung tâm Y tế TX Hồng Lĩnh kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Với mục tiêu khống chế tốc độ gia tăng tiến tới làm giảm tỷ lệ người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản tại cộng đồng, hạn chế tàn tật và tử vong sớm, tháng 6/2020, ngành Y tế Hà Tĩnh đã xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm quản lý, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản tại đơn vị tuyến huyện và trạm y tế xã.
Đến nay, ngành y tế đã tổ chức tập huấn cho cán bộ các bệnh viện, trung tâm và trạm y tế trên toàn tỉnh, tổ chức khám sàng lọc cho 1.700 người dân thuộc huyện Can Lộc và Cẩm Xuyên. Bệnh viện Phổi và BVĐK tỉnh cũng thành lập CLB bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản.
Hàng tháng, các CLB tổ chức sinh hoạt với các nội dung như: cách phòng tránh các yếu tố nguy cơ gây các đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính, hướng dẫn sử dụng các dụng cụ phân phối thuốc, chế độ tập luyện và dinh dưỡng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính...
Năm 2021, Sở Y tế sẽ chỉ đạo tất cả các bệnh viện, trung tâm tuyến huyện thành lập Đơn vị quản lý, điều trị ngoại trú bệnh phối tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản. Đối với tuyến xã sẽ triển khai thí điểm tại trạm y tế xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) và 4 trạm điểm của huyện Hương Sơn gồm: Quang Diệm, Sơn Kim I, thị trấn Phố Châu và Tây Sơn.
Bác sỹ Nguyễn Tuấn, quyền Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh
Thuốc lá gây nghiện chỉ sau ma túy Nicotine trong thuốc lá là chất gây nghiện mạnh, chỉ sau heroin, là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều người khó cai thuốc lá. Ảnh minh họa Thạc sĩ, bác sĩ Dương Duy Khoa, Bộ môn Nội, Đại học Y dược TP HCM, phát biểu như trên tại hội nghị liên chi hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm...