Bệnh lây qua đường hô hấp gia tăng ở nhiều nước, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn
Gần đây, các nước Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Campuchia ghi nhận gia tăng trường hợp mắc bệnh đường hô hấp, Bộ Y tế yêu cầu người dân không lơ là, chủ quan.
Ngày 4/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phát đi thông báo, thời gian gần đây, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận các nước Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Campuchia gia tăng số ca mắc đường hô hấp, cúm A (H5/N1) và COVID-19.
Tại Trung Quốc thông báo số ca mắc các bệnh về đường hô hấp tăng cao, đặc biệt, ghi nhận chùm ca bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em xảy ra tại một số tỉnh miền Bắc nước này.
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc nhận định nguyên nhân chính do đang vào mùa đông, thời tiết lạnh, thay đổi bất thường. Kết quả giám sát ghi nhận, các tác nhân được phát hiện chủ yếu là virus cúm; ngoài ra còn có virus Rhinovirus, Mycoplasma pneumoniae, virus hợp bào hô hấp, adenovirus.
Để phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không được chủ quan, lơ là. (Ảnh: Như Loan)
Video đang HOT
Tại Malaysia, Singapore cũng số ca mắc COVID-19 tăng từ 50 đến 100% so với tuần trước đó, hầu hết các ca mắc có triệu chứng nhẹ. Cơ quan y tế các nước này nhận định nguyên nhân bắt đầu vào thời điểm du lịch cuối năm và giảm khả năng miễn dịch của người dân.
Tại Campuchia, ngày 24/11 ghi nhận thêm 1 ca mắc cúm A/H5N1 ở người. Như vậy trong năm 2023, nước này ghi nhận 6 ca mắc ở người, trong đó 3 ca tử vong.
Theo Bộ Y tế, đang trong giai đoạn vào mùa Đông Xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh xuất hiện và lây lan, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát.
Đây cũng là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch cuối năm tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, làm gia tăng số mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Nhất là với nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ em có sức đề kháng yếu, người cao tuổi, người có bệnh lý nền.
Để phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân không được chủ quan, lơ là và cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân.
Người dân lưu ý đeo khẩu trang tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng và tại các địa điểm tập trung đông người. Mọi người cũng cần thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, súc miệng, họng bằng nước súc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
Người dân thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao thể trạng.
Bộ Y tế khuyến cáo nhân dân cần thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm. Đồng thời, tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho, sốt, khó thở và khi có dấu hiệu mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Chính phủ Mỹ chuẩn bị ứng phó khả năng đóng cửa
Ngày 28/9, Chính phủ Mỹ đã bắt đầu thông báo cho nhân viên về nguy cơ đóng cửa nếu Quốc hội không phê chuẩn kế hoạch ngân sách chi cho các hoạt động của chính phủ trước ngày 1/10, thời điểm bắt đầu tài khóa 2024.
Kịch bản này có thể khiến hàng triệu nhân viên liên bang và quân nhân phải tạm thời nghỉ việc hoặc bị chậm trả lương, trong khi hàng loạt dịch vụ tạm ngừng hoạt động.
Trụ sở Quốc hội Mỹ tại Washington, D.C. Ảnh: Reuters
Một số nhân viên liên bang đã nhận được thông báo chuẩn bị cho tình huống nói trên. Nhân viên Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh (HHS) của Mỹ nhận được thông báo bộ này sẽ cắt giảm nhân sự ở hầu hết các bộ phận trong thời gian chính phủ đóng cửa, dù những chương trình quan trọng vẫn sẽ tiếp tục được duy trì. HHS cũng cập nhật các kế hoạch dự phòng của bộ, đồng thời lưu ý "sẽ tạm thời cho nghỉ phép" đối với những nhân viên được thông báo trước.
Nhân viên của các cơ quan chính phủ khác cũng nhận được những thông báo tương tự.
Bế tắc ngân sách lần này được cho là xuất phát chủ yếu từ sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ đảng Cộng hòa về vấn đề thuế và chi tiêu, trong đó có gói viện trợ 24 tỷ USD cho Ukraine. Ngoài ra, nguy cơ chính phủ đóng cửa gia tăng khi Thượng viện lẫn Hạ viện đang đi theo hướng trái ngược nhau trong nỗ lực nhằm tránh nguy cơ chính phủ đóng cửa.
Ngày 28/9, Thượng viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát đã bỏ phiếu để mở cuộc thảo luận về dự luật chi tiêu tạm thời nhằm ngăn nguy cơ chính phủ đóng cửa. Dự luật gia hạn chi tiêu liên bang cho đến ngày 17/11, qua đó các bên sẽ có thêm thời gian đàm phán về các dự luật ngân sách cho cả năm. Văn kiện này cũng đề xuất cấp khoảng 6 tỷ USD cho quỹ ứng phó thảm họa trong nước và viện trợ cho Ukraine. Tuy nhiên, Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát phản đối giải pháp này, đồng thời muốn thúc đẩy Quốc hội thông qua biện pháp của riêng Hạ viện. Trong ngày 28/9, Hạ viện dự kiến bỏ phiếu về 4 dự luật phân bổ ngân sách mà không chỉ bao gồm giải pháp nhằm ngăn nguy cơ chính phủ đóng cửa.
Bất đồng ngày càng gia tăng liên quan đến vấn đề cấp ngân sách hoạt động cho chính phủ đang đẩy nước Mỹ đến nguy cơ gián đoạn chi trả cho quân đội, lực lượng hành pháp, các chương trình an toàn và hỗ trợ thực phẩm, xử lý các vấn đề hộ chiếu, lữ hành...Trường hợp xấu nhất khi không có thỏa thuận nào được thông qua trước khi bắt đầu tài khóa 2024 (từ ngày 1/10/2023- ngày 30/10/2024), Chính phủ Mỹ sẽ phải ngừng hoạt động cho tới khi một dự luật ngân sách cho năm tới được thông qua. Theo ước tính của Liên đoàn nhân viên Chính phủ Mỹ - liên đoàn lao động lớn nhất nước Mỹ bao gồm các nhân viên làm việc cho chính quyền trung ương và liên bang, gần 1,8 triệu nhân viên liên bang có thể sẽ rơi vào tình cảnh chậm được trả lương nếu chính phủ đóng cửa.
Trong khi đó, Nhà Trắng ngày 28/9 cho biết trong trường hợp Chính phủ Mỹ dừng hoạt động một phần, Quỹ giảm thiểu thiên tai của Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang sẽ bị ảnh hưởng. Điều này sẽ dẫn tới đình trệ gần 2.000 dự án dài hạn về phục hồi sau thiên tai.
Trước đây Chính phủ Mỹ từng có những giai đoạn đóng cửa. Lần gần đây nhất kéo dài 35 ngày, từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, dưới thời Tổng thống Donald Trump. Đây là lần đóng cửa dài nhất trong lịch sử nước Mỹ, do bất đồng giữa Tổng thống và Quốc hội khi đó về Dự luật chi tiêu chính phủ.
Chính phủ Séc phê duyệt ngân sách năm 2024 Theo phóng viên TTXVN tại Praha, Chính phủ Séc ngày 27/9 đã phê duyệt dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 với mức thâm hụt 252 tỷ koruna (khoảng 10,8 tỷ USD). Quang cảnh một siêu thị ở CH Séc. Ảnh tư liệu, minh họa: CTK/TTXVN Cụ thể, thu ngân sách năm 2024 dự kiến đạt 1.940 tỷ koruna (khoảng 83,6 tỷ...