Bệnh lạ xuất hiện sau lũ lụt khiến 89 người tử vong ở châu Phi
Một căn bệnh chưa được xác định đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 89 người tại Fangak thuộc bang Jonglei của Nam Sudan.
Một phụ nữ Nam Sudan lội nước tìm củi tại Rubkona. Ảnh: Reuters
Bà Sheila Baya tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiết lộ với Đài BBC rằng các ca tử vong bí ẩn xảy ra tại một khu vực vừa bị lũ lụt. Giới chức y tế địa phương đã loại trừ nguyên nhân tử vong là do bệnh tả.
“Chúng tôi đã quyết định cử một đội phản ứng nhanh đi điều tra và đánh giá rủi ro. Họ sẽ thu thập mẫu bệnh phẩm từ người bệnh, nhưng tạm thời con số mà chúng tôi nhận được là 89 trường hợp tử vong”, bà Baya nói.
Nữ quan chức này cho hay trực thăng sẽ đưa nhóm chuyên gia của WHO từ thủ đô Juba đến khu vực bị ảnh hưởng vào ngày 15/12.
Video đang HOT
Trận lũ do mưa lớn kéo dài gây ra tấn công quốc gia châu Phi nghèo nàn này vào hồi đầu năm nay là thảm họa tồi tệ nhất kể từ năm 1962, theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR).
Cơ quan này cho biết những trận lũ lụt hiện nay xảy ra vào thời điểm mà người dân phải đối mặt với mối đe dọa nhân ba từ xung đột vũ trang, COVID-19 và nạn đói.
Sự xuất hiện của căn bệnh bí ẩn này xảy ra trong bối cảnh mối lo ngại toàn cầu ngày càng tăng về biến chủng Omicron của COVID-19. Sự lây lan nhanh chóng của Omicron đã khiến nhiều quốc gia châu Âu áp đặt thêm biện pháp hạn chế đi lại đối với một số quốc gia ở miền Nam châu Phi, nơi biến thể này được phát hiện lần đầu tiên.
Trong khi Nam Sudan không nằm trong danh sách hạn chế đi lại, quốc gia đang gặp phải nhiều vấn đề như bạo lực kéo dài, thiếu thốn y tế và thiên tai.
WHO cảnh báo Omicron gây "nguy cơ rất cao" toàn cầu
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá biến chủng Omicron có thể gây nguy cơ "rất cao" trên phạm vi toàn cầu với dữ liệu ban đầu cho thấy biến chủng này có thể né miễn dịch của vaccine.
Trong khi vẫn cần thêm thời gian để đánh giá mức độ nghiêm trọng của Omicron, giới khoa học đều cho rằng, tiêm vaccine là cách bảo vệ tốt nhất trước các biến chủng của SARS-CoV-2 (Ảnh: Reuters).
"Rủi ro toàn cầu liên quan đến biến chủng Omicron là rất cao vì một số lý do", WHO nhấn mạnh lại đánh giá đầu tiên về Omicron đưa ra hôm 29/11.
WHO cho biết, có những dấu hiệu ban đầu cho thấy, kể cả những người đã tiêm chủng vaccine hoặc từng mắc Covid-19 có thể cũng không tạo ra đủ kháng thể để ngăn chặn nguy cơ nhiễm Omicron, điều này dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm cao và "những hậu quả nghiêm trọng".
Theo WHO, với số lượng đột biến bất thường, Omicron có thể khiến biến chủng này dễ lây lan hơn hoặc dễ né miễn dịch hơn. WHO lấy dẫn chứng việc số người tái nhiễm Covid-19 do Omicron có xu hướng tăng ở Nam Phi - một trong những nơi đầu tiên phát hiện biến chủng Omicron.
Chung nhận định này, các nhà nghiên cứu của Đại học Oxford (Ảnh) hôm 13/12 công bố một phân tích trong phòng thí nghiệm cho thấy Omicron làm giảm đáng kể kháng thể trung hòa ở người đã tiêm đủ hai liều vaccine Covid-19. Họ cho biết, nhiều người đã tiêm vaccine nhưng không tạo ra đủ lượng kháng thể trung hòa để chống lại Omicron.
Tuy nhiên, ông Matthew Snape, một thành viên trong nhóm chuyên gia, lưu ý hiện chưa thể xác định chắc chắn mức độ làm suy giảm hiệu quả vaccine của Omicron ngoài thực tế.
"Chúng ta chưa thể xác định được bao nhiêu kháng thể trung hòa là đủ. Chúng ta vẫn chưa thực sự xác định được ngưỡng bảo vệ cần thiết trước biến chủng Omicron", ông Snape nói và nhấn mạnh thêm rằng lời khuyên tốt nhất dành cho những người chưa tiêm chủng là nhanh chóng tiêm chủng, còn những người đã tiêm chủng nên tiêm mũi tăng cường.
Nhóm nghiên cứu của ông Snape cũng rút ra nhận định, Omicron ít có nguy cơ gây bệnh nặng hơn. Mặc dù các dữ liệu ban đầu cho thấy, Omicron có thể ít nghiêm trọng hơn Delta, nhưng WHO cho rằng vẫn cần thêm dữ liệu để xác định độc lực của nó. "Thậm chí kể cả khi độc lực của nó thấp hơn của Delta, số người nhập viện cũng sẽ tăng do tốc độ lây lan nhanh. Tỷ lệ nhập viện tăng có thể kéo theo gánh nặng cho các hệ thống y tế, dẫn đến có thêm nhiều trường hợp tử vong", WHO cảnh báo.
Biến chủng Omicron được phát hiện đầu tiên tại một số nước châu Phi. Biến chủng này gây lo ngại do chứa tới 32 đột biến trên protein gai - cấu trúc có thể tác động đến khả năng lây lan, né miễn dịch của virus. Omicron hiện đã lan ra hơn 60 quốc gia và Anh đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên do Omicron.
Các dữ liệu ban đầu từ Nam Phi cho thấy, Omicron đang kéo theo làn sóng gia tăng ca nhiễm nhanh chóng, nhưng bệnh nhân chủ yếu có triệu chứng nhẹ, đặc biệt ở người trẻ đã tiêm vaccine. Tuy nhiên, WHO cho rằng, cần thêm vài tuần nữa mới có thể xác định mức độ nghiêm trọng của Omicron.
COVID-19 tới 6 giờ ngày 14/12: Ca tử vong đầu tiên vì biến thể Omicron; WHO cảnh báo nguy cơ làn sóng dịch mới Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 451.014 trường hợp mắc COVID-19 và 4.636 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 270,8 triệu ca, trong đó trên 5,3 triệu người không qua khỏi. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Coral Gables, gần Miami, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN Theo số liệu...