Bệnh lạ: Hai mẹ con bị lột da, bóng nước
Bradley, 34 tuổi sống tại Atherstone, Greater Manchester, Anh mắc căn bệnh hiếm gặp khiến da của cô bị lột nhanh hơn 14 lần so với người bình thường.
Melanie Bradley và cô con gái 21 tháng tuổi cùng mắc bệnh vẩy cá bóng nước. Da của hai mẹ con cô lột nhanh đến nỗi chỉ qua một đêm có thể lột bằng người bình thường trong hai tuần. Melanie Bradley nói: “Tôi bị lột da từ đầu đến chân nên rất khó di chuyển. Da mỏng đến nỗi chỉ chạm nhẹ cũng có thể rách”.
Hai mẹ con Bradley cùng mắc bệnh vảy cá bóng nước
Con gái của Melanie Bradley cũng bị căn bệnh này từ lúc sinh ra. Bradley cho biết: “Khi con bé chào đời, tôi đã chết lặng đi và tôi biết cả hai mẹ con sẽ phải đương đầu với căn bệnh quái ác này. Con gái tôi cũng nhận thức được tình trạng bệnh nên nó hạn chế chà xát, đi lại”.
Hai mẹ con Melanie Bradley phải tuân theo một chế độ chăm sóc đặc biệt. Da của họ rất dễ bị nhiễm trùng nên phải tắm thường xuyên.
Video đang HOT
Thói quen hàng ngày của Bradley là tắm và phải sử dụng kèm các chất làm mềm da, sau đó sẽ mất ít nhất 30 phút để da khô. Như vậy, cô phải mất đến hai giờ trong một ngày cho việc chăm sóc da buổi sáng và trước khi đi ngủ.
Tình trạng bệnh lột da dạng vẩy cá còn đi kèm với các mụn nước có kích thước khá lớn ở khắp cơ thể nhất là từ khuỷu tay đến cổ tay.
Theo ông Hermoine Lawson, Quỹ Da Vương quốc Anh, bóng nước vẩy cá là căn bệnh hiếm gặp. Trong y văn, bệnh này có tỷ lệ 1/100.000 người. Bệnh có thể do rối loạn nhiễm sắc thể. Nếu cha mẹ bị bệnh thì tỷ lệ con mắc khoảng 50%.
Bradley vẫn có một gia đình hạnh phúc với người chồng và hai đứa con xinh xắn
Hiện tại, Bradley đang điều hành trang web có nội dung về bệnh vẩy cá bóng nước với hy vọng hỗ trợ cho những người cùng cảnh ngộ.
Bradley chia sẻ: “Tôi hy vọng mọi người biết về căn bệnh này nhiều hơn. Mặc dù nó rất khó chữa khỏi nhưng vẫn có thể đối phó”.
Thu Trịnh (Theo Dailymail)
Phòng tránh hăm tã cho trẻ sơ sinh
Những năm đầu đời, da trẻ rất mong manh, dễ mắc các bệnh như rôm sảy, hăm kẽ, mụn nước, bóng nước, chàm. Nặng hơn, da trẻ dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh (cầu khuẩn) gây chốc, nhọt, u mềm lây, thủy đậu và đặc biệt là hăm tã.
Vì vậy, việc chăm sóc da và giữ vệ sinh cho trẻ không hề đơn giản, đòi hỏi người mẹ phải quan sát, theo dõi hằng ngày.
Theo BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê (Phó giám đốc BV Nhi Đồng 2): Hăm tã thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, biểu hiện của bệnh là các dát đỏ ở vùng quấn tã (mông, đùi trên, bụng dưới). Da vùng quấn tã có biểu hiện cấp tính như: các dát màu đỏ tươi, bóng, tiết dịch sau đó bong vảy.
Ngoài ra, bệnh còn có một số triệu chứng khác như đỏ da, vảy nến, u hạt lan tỏa, giảm sắc tố, vết trợt... và có thể gây tổn thương vùng sinh dục, viêm hạch bẹn, ở trẻ nam gây viêm nhiễm hệ tiết niệu cấp tính.
Cẩn thận với tã giấy
Hiện nay, do công việc bận rộn, nhiều bà mẹ ít có thời gian chăm sóc con nhỏ nên xu hướng dùng tã giấy nhanh và tiện dụng thay thế cho tã vải ngày càng nhiều. Các bà mẹ nên cẩn trọng khi mua chọn tã giấy an toàn cho trẻ vì thị trường hiện có bán nhiều loại tã giấy với giá rẻ (chưa đến 20.000 đồng/10 miếng), loại tã này giấy rất đen, được lót bên dưới một lớp nilông, không hề tốt cho da trẻ nhỏ. Một số loại tã có uy tín trên thị trường, đã được kiểm nghiệm và an toàn thì lại bị "nhái".
Ngoài ra, hăm tã cũng xuất phát từ việc cha mẹ thiếu kỹ năng chăm sóc trẻ: mặc tã cho trẻ quá chật, ít thay tã làm ảnh hưởng đến làn da còn nhạy cảm khiến tích tụ chất dơ trong kẽ da, tạo điều kiện cho vi trùng và nấm phát triển. Nồng độ pH của nước tiểu để lâu cũng dễ làm nhiễm trùng da, gây kích ứng da, nhiễm trùng tiểu và thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng máu.
Phòng tránh hăm tã
Để phòng tránh bệnh ngoài da và hăm tã cho trẻ, BS. Hạnh Lê khuyên các bà mẹ lưu ý:
Thay tã lót thường xuyên, lau khô vùng bẹn và mông bằng nước ấm cho trẻ sau khi trẻ đi đại tiện, tiểu tiện phải dùng vải mềm và có chức năng thấm hút tốt, phù hợp với cơ thể trẻ.Khi thay tã cho trẻ, nếu thấy vùng mông, các kẽ đùi... của trẻ có màu đỏ, không nên bôi phấn rôm lên vì làm như vậy dễ gây nhiễm trùng da cho trẻ.Mặt khác, cần cho trẻ uống đủ nước, tập cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây khi trẻ biết ăn, các bà mẹ đang cho con bú cũng cần bổ sung hằng ngày nhiều vitamin và khoáng chất để trẻ nhận được đủ chất dinh dưỡng hơn nữa trong sữa mẹ.
Theo SKDS
Đừng chết vì thú cưng Chó, mèo là vật nuôi phổ biến trong các gia đình và thú vui của rất nhiều người, thế nhưng, thói quen bồng bế, ôm ấp, hôn hít vật nuôi có thể khiến con người mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Thông tin về anh Văn Viết Điền, 42 tuổi, ở huyện Chơn Thành - Bình Phước, mắc "bệnh lạ", toàn thân bị lột...