Bệnh lạ: Cặp song sinh nếu ăn nhiều protein thì não bị tổn thương
Ăn quá nhiều protein có thể khiến não của một cặp song sinh 2 tuổi ở Anh bị tổn thương. Sữa là món chứa nhiều protein nên ngay từ rất nhỏ, 2 bé phải uống loại sữa đặc biệt để tránh tác hại lên não.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Cặp song sinh này là bé Olivia và Ruby Barnett ở vùng Kingswood của Anh. Cả hai bé mắc một căn bệnh gọi là phenylketonuria niệu, theo Mirror.
Đây là căn bệnh di truyền hiếm gặp, còn được gọi tắt là PKU. Bệnh gây rối loạn chuyển hóa, khiến cơ thể không thể tiêu hóa được a xít amin phenylalanine một cách bình thường.
A xít amin là các hợp chất chính cấu thành nên protein. Chúng thường được cơ thể phân rã để tổng hợp thành các loại protein thiết yếu cho cơ thể.
Khi mắc PKU, người bệnh sẽ không thể phá vỡ các a xít amin. Tình trạng này dẫn đến sự tích tụ nhiều a xít amin và có thể gây tổn thương não. Trong khi đó, những món giàu protein lại chứa rất nhiều a xít amin.
Vấn đề ăn uống của cặp song sinh được bố mẹ đặc biệt cẩn trọng. “Bây giờ cả hai đã lớn hơn và chúng cũng muốn ăn nhiều thứ. Chúng tôi phải khóa cửa tủ đựng thức ăn lại để chắc rằng bọn trẻ không thể mở và lấy bất cứ món gì”. Ngay cả một món nhỏ như chiếc bánh quy cũng có thể gây ra hậu quả ngoài ý muốn”, bà Leanne, mẹ của 2 đứa trẻ, cho biết.
Lượng protein mà Olivia và Ruby ăn mỗi ngày đều rất hạn chế. Chỉ một lát bánh mì đã chứa một nửa lượng protein mà mỗi bé được phép ăn mỗi ngày, theo Mirror.
Thậm chí, cả hai không được uống các loại sữa thông thường vì có quá nhiều protein. Olivia và Ruby phải uống một loại sữa được pha chế đặc biệt để đảm bảo nồng độ protein vừa phải và không gây nguy hiểm. Loại sữa này có mùi vị khá nặng và khó uống.
Với một đứa trẻ bình thường, mỗi ngày các bé có thể ăn đến 50 gram protein. Nhưng với Olivia và Ruby, mỗi bé chỉ có thể ăn 8,5 gram protein/ngày. Cả hai bé hiện vẫn đang được các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng Bristol (Anh) theo dõi và giúp đỡ.
PKU là bệnh di truyền nên sẽ đeo bám suốt đời người mắc. Tuy nhiên, một loại thuốc có tên là Kuvan có thể giúp người bệnh ăn nhiều protein hơn mà không gây hại. Chi phí cho loại thuốc này khá đắt đỏ, lên đến hơn 85.000 USD/năm cho mỗi bé.
Video đang HOT
Hiện tại, gia đình đang tìm cách gây quỹ từ cộng đồng để chi trả chi phí điều trị cho Olivia và Ruby, theo Mirror.
Theo Thanh niên
8 việc tưởng an toàn nhưng lại gây hại nghiêm trọng cho trẻ, cha mẹ thường không nhận ra
Bóng đá, bóng bầu dục, võ thuật tổng hợp hoặc cho trẻ ngồi trên đùi cha mẹ khi chơi cầu trượt... là những mối nguy hiểm tiềm tàng ẩn dưới lớp vỏ bọc an toàn cho trẻ.
Trên thực tế, có rất nhiều mối nguy hiểm có thể gây chấn thương nghiêm trọng cho trẻ nhưng cha mẹ lại vô tình bỏ qua. Theo lời khuyên của các bác sĩ, có 8 việc tưởng là an toàn cho trẻ nhưng trong nó lại chứa đầy rủi ro, tốt nhất trẻ nên tránh xa.
1. Những môn thể thao nguy hiểm
Trẻ em tham gia chơi thể thao là rất tốt vì nó giúp phát triển thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Nhưng theo lời khuyên của bác sĩ pháp y Bennet Omalu thì bóng đá, khúc côn cầu trên băng, võ thuật tổng hợp (MMA), quyền anh (boxing) và bóng bầu dục là những môn thể thao có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Vì theo các nhà thần kinh học, nếu chơi những môn thể thao này, trẻ có thể sẽ nhận những cú đánh vào đầu gây tổn thương não.
Ngoài ra, những môn thể thao có tác động cao còn có thể gây ra sự chèn ép đáng kể lên cột sống và lưng dẫn đến chấn thương nghiêm trọng. Nó cũng khiến cho chứng vẹo cột sống ngày càng nặng theo thời gian. Ngồi xổm, nâng vật nặng qua đầu, dừng đột ngột như khi giơ tay trong lúc cổ vũ hoặc chạy đường dài cũng được bác sĩ khuyên nên tránh.
2. Ngồi tư thế chữ W
Tư thế ngồi W là tư thế ngồi phổ biến của trẻ khi chơi trên sàn, vì nó mang lại cảm giác thoải mái cho chúng. Tuy nhiên, đây là tư thế ngồi nguy hiểm và các bác sĩ khuyên cha mẹ không nên cho con mình ngồi như thế này.
Bác sĩ Osteopathic, Avni Trivedi, giải thích tư thế ngồi W có thể gây áp lực lên các khớp xương đang phát triển ở phần dưới cơ thể như hông và đầu gối, nó ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ ở khớp chân và xương hông, làm suy yếu cơ bắp và gây thêm áp lực lên lưng, cổ, và vai.
3. Xem điện thoại, Ipad quá nhiều
Các bác sĩ cảnh báo cha mẹ nên giảm thời gian xem điện thoại, Ipad của trẻ càng nhiều càng tốt vì ánh sáng xanh là ánh sáng có hại cho mắt vào não của trẻ.
Các triệu chứng phổ biến của việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh là đau đầu, đau cổ, đau vai, mắt bị khô hoặc bị kích thích. Bên cạnh đó, dành nhiều thời gian xem điện thoại, Ipad còn khiến trẻ bị ảnh hưởng đến tâm lý như giảm sự chú ý, có hành vi kém và khó chịu. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ và thức của trẻ, khiến chúng cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức.
4. Cha mẹ cho trẻ ngồi lên đùi khi chơi cầu trượt
Hầu hết các ông bố bà mẹ đều nghĩ rằng trẻ sẽ an toàn hơn khi ngồi ở trên đùi mình trong khi chơi cầu trượt. Nhưng trên thực tế, đây là một mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm có thể gây gãy xương.
Bác sĩ nhi khoa Diane Arnaout giải thích rằng do trọng lượng của cha mẹ nặng nên khi trượt xuống sẽ tuột nhanh hơn. Do đó, trong trường hợp có một bộ phận nào đó như giày hoặc tay của trẻ bị vướng vào thành cầu tuột thì chân hoặc tay bé có thể bị xoắn và gãy.
5. Đứng trên ghế
Đây là một trong những lý do phổ biến nhất khiến trẻ em bị thương, đặc biệt là ở trẻ mới biết đi. Vì trẻ chưa thể phân biệt được thế nào là an toàn và chúng thường muốn leo lên tất cả mọi thứ, kể cả ghế. Và ngã từ trên ghế cao xuống là nguyên nhân chính của chấn thương đầu.
Chỉ riêng ở Mỹ, cứ mỗi giờ thì lại có một đứa trẻ bị thương vì ngã từ trên ghế. Đây là lý do tại sao các chuyên gia khuyên cha mẹ nên buộc trẻ vào ghế ăn, không cho phép chúng đứng lên và cũng luôn giám sát chúng vì có khả năng trẻ đá chân vào bàn dẫn đến lật ghế khiến trẻ té ngửa ra đằng sau.
6. Nhảy trên bạt lò xo
Có nhiều gia đình mua tấm bạt lò xo để trẻ chơi khi ở trong nhà và ngoài sân, nhưng theo hướng dẫn của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, bạt lò xo không nên có ở bất kỳ nhà nào có trẻ em. Vì những tấm bật này gây tai nạn cho trẻ khi nhảy trên chúng như gãy xương, chấn thương đầu, nặng hơn nữa là tổn thương não vĩnh viễn và thậm chí là tử vong.
7. Trò chơi leo núi
Sân chơi là địa điểm ưu thích của cả cha mẹ lẫn trẻ em. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ, chỉ tính riêng Hoa Kỳ, mỗi năm đã có hơn 200.000 trường hợp trẻ em bị thương ở sân chơi, một vài trường hợp trong số đó bị tử vong. Hầu hết nguyên nhân gây ra tai nạn là do trò chơi leo núi. Mặc dù trò leo núi rất vui và rất thể thao. Nhưng nó lại là nguyên nhân phổ biến gây ngã và chấn thương nghiêm trọng.
8. Đi xe đạp không đội mũ bảo hiểm
Xe đạp là một trong những hoạt động yêu thích của trẻ vì nó mang lại cho chúng cảm giác độc lập, tự do và vui vẻ. Tuy nhiên, việc đi xe đạp có thể gây ra nguy hiểm khi bị ngã nếu trẻ không đội mũ bảo hiểm.
Đội mũ bảo hiểm là quy tắc an toàn số một vì nó bảo vệ đầu trong trường hợp bị ngã. Nó có thể ngăn ngừa chấn thương não và các loại chấn thương nghiêm trọng khác. Thế nên, đi xe đạp là một hoạt động tốt và nó càng tuyệt vời hơn nữa khi cha mẹ trang bị cho trẻ một chiếc mũ bảo hiểm đi kèm với xe đạp.
Nguồn: Brightside
Theo afamily
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn cố gắng nín thở? Kỷ lục thế giới về việc nín thở là hơn 20 phút! Hãy tìm hiểu những gì xảy ra với cơ thể khi bạn cố gắng nín thở, theo Reader. Ảnh minh họa: Shutterstock Nín thở trong thời gian dài, còn được gọi là ngưng thở tự nguyện, phần nào là một môn thể thao khắc nghiệt. Thợ lặn chuyên nghiệp thường tập...