Bệnh không lây nhiễm đe dọa sức khỏe người Việt
Các bệnh tuyến giáp, tim mạch, tiểu đường… đang gia tăng nhanh trong cộng đồng, nhiều người mắc bệnh mà không được phát hiện kịp thời.
Giáo sư Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam cho biết hơn 25% người từ 25 tuổi trở lên bị tăng huyết áp, tức cứ 4 người lớn trưởng thành thì có một người mắc bệnh. Một nửa số bệnh nhân không biết mình mắc bệnh, chỉ khoảng 30% được điều trị.
Người mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường… ngày càng gia tăng. Ảnh: Lê Phương.
Gần 6% người trưởng thành mắc đái tháo đường, tương đương khoảng 5 triệu người. Số người bệnh tăng nhanh gần gấp đôi trong vòng 10 năm qua, biến chứng ngày càng nặng nề, phức tạp. Tiểu đường là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong ở Việt Nam.
Những năm gần đây bệnh lý tuyến giáp như bướu nhân, ung thư tuyến giáp, viêm tuyến giáp và basedow đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương ngày càng tăng. Ước tính số bệnh nhân suy giáp chưa được chẩn đoán ở Việt Nam là 4,3 triệu người, trong đó chỉ 2,4% được điều trị. Hàng năm chỉ khoảng 115.000 người được khám và chữa bệnh bướu cổ.
Theo giáo sư Việt, mặc dù ngành y tế đã có nhiều cố gắng nhưng tỷ lệ mắc và tử vong của các bệnh tim mạch, đái tháo đường, tuyến giáp vẫn còn cao. Ngành cần tăng cường truyền thông nhận thức cho người dân về cách phòng tránh, phát hiện sớm, giảm thiểu gánh nặng bệnh tật.
Video đang HOT
Lê Phương
Theo vnexpress.net
Những thực phẩm cần chú ý đối với người bị bệnh tuyến giáp
Những người bị bệnh tuyến giáp: suy giáp hoặc cường giáp, cần hiểu rõ sự tương tác giữa thực phẩm, thuốc điều trị với tình trạng sức khỏe của mình, theo About.
Dầu dừa là lựa chọn tuyệt vời để thay thế chất béo trong chế độ ăn của bệnh nhân tuyến giáp - Ảnh: Shutterstock
Thưc phẩm goitrogenic
Goitrogens là chất tự nhiên có trong một số loại thực phẩm nhất định có thể khiến tuyến giáp to ra hay còn được gọi là bướu cổ. Thực phẩm goitrogenic thường có trong rau họ cải như: bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, bắp cải và kể cả đậu nành. Những người suy giáp không cần phải tránh hoàn toàn các loại thực phẩm goitrogenic, bởi các enzym tham gia vào sự hình thành goitrogenic thường sẽ bị nhiệt phá hủy ít nhiều khi được hấp hoặc nấu chín.
Dầu dừa
Dầu dừa được khuyến cáo cho bệnh nhân tuyến giáp, và được xem là một lựa chọn tốt cho sức khỏe, nhưng thật ra nó không phải là giải pháp tuyệt vời để điều trị bệnh tuyến giáp. Nó chỉ là một lựa chọn thân thiện để thay thế chất béo và các loại dầu khác trong chế độ ăn uống của các bệnh nhân tuyến giáp mà thôi.
Đậu nành
Đậu nành chứa goitrogen nên gây ức chế sự hấp thụ hormone tuyến giáp. Vì vậy, không nên ăn quá nhiều các sản phẩm từ đậu nành.
Cà phê và thuốc tuyến giáp
Tuyệt đối không nên dùng cà phê một giờ sau khi uống thuốc điều trị tuyến giáp. Nếu không, cà phê có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc, từ đó làm giảm hiệu quả của thuốc trong việc điều trị.
Canxi, nước ép cam và thuốc tuyến giáp
Theo các chuyên gia y tế, hãy hết sức thận trọng trong viêc uống thuốc điều trị tuyến giáp. Không nên dùng nước cam hay nước có hàm lương canxi cao để uống thuốc tuyến giáp. Chờ ít nhất 3-4 giờ sau khi dùng thuốc tuyến giáp rồi mới được uống nước ép các loại quả giàu canxi hoặc nước bổ sung chất sắt, vì các loại nước này có thể gây cản trở sự hấp thu thuốc.
Thưc phẩm giàu chất xơ
Theo About, nhiều bệnh nhân tuyến giáp thường phải đối phó rất vất vả với chứng táo bón, vì thế một trong những chiến thuật quan trọng có thể giúp gia tăng lượng chất xơ là tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm có nhiều chất xơ.
Chia nhỏ bữa ăn
Để nâng cao sự trao đổi chất, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Thói quen này không chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm cân mà còn rất tốt cho bệnh nhân bị tuyến giáp. Việc chia nhỏ bữa ăn có thể giúp quản lý mức hormone leptin và insulin trong cơ thể một cách hiệu quả. Leptin là loại hormone gây no, có tác dụng điều chỉnh cảm giác thèm ăn và quá trình trao đổi chất trong cơ thể, và cũng chính leptin đảm nhận việc gửi tín hiệu cho não bộ là lượng mỡ trong cơ thể chúng ta cần bao nhiêu là đủ. Nếu nồng độ hormone tuyến giáp giảm thì tỷ lệ trao đổi chất cũng giảm; kết quả sẽ làm giảm năng lượng, gây trầm cảm, tiêu hóa kém, táo bón và tăng cân.
Nước
Một trong những lời khuyên tốt nhất để giúp bệnh nhân tuyến giáp khỏe mạnh và tăng cường sự trao đổi chất là uống đủ nước. Nước giúp chức năng trao đổi chất hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời có thể làm giảm cảm giác thèm ăn, xóa sổ tình trạng đầy hơi, cải thiện tiêu hóa và chống táo bón.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
Những điều cần biết về hội chứng tiền kinh nguyệt Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là một tập hợp các triệu chứng thể chất và tinh thần, xảy ra khoảng một đến hai tuần trước khi bạn có kinh. Các triệu chứng của PMS thường giảm khi bạn bắt đầu có kinh và gần như biến mất sau khi kỳ kinh kết thúc. Nhưng khi tình trạng này xảy ra hàng tháng,...