Bệnh ho gà trở lại sau hơn 3 năm ‘vắng bóng’
Quảng Ngãi vừa ghi nhận 2 ca mắc ho gà ở phường Trần Phú, Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi). Theo Sở Y tế, từ năm 2020 đến nay, Quảng Ngãi mới xuất hiện trở lại bệnh ho gà.
Hai ca mắc bệnh ho gà vừa được ghi nhận trên địa bàn TP.Quảng Ngãi là cháu P.T.T (hơn 2 tháng tuổi), ở tổ 3, phường Quảng Phú và cháu Đ.G.P (5 tháng tuổi), ở tổ 1, phường Trần Phú. Trong đó, cháu P.T.T chưa tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà. Còn cháu Đ.G.P đã tiêm 1 mũi vắc xin “5 in 1″ phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/ viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.
Theo điều tra dịch tễ, vào đầu tháng 7/2024, hai bệnh nhi này đều có triệu chứng ho nhiều, nên được người nhà đưa vào Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh để điều trị. Sau đó, người nhà tiếp tục đưa bệnh nhi ra Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng, tại đây, do nghi ngờ bệnh nhi bị bệnh ho gà nên bệnh viện đã lấy mẫu gửi đi xét nghiệm. Kết quả, ngày 16/7/2024, Viện Pasteur Nha Trang thông báo, cả hai bệnh nhi P.T.T và Đ.G.P đều dương tính với vi khuẩn gây nên bệnh ho gà.
Sau khi địa phương xuất hiện ca bệnh ho gà, Trung tâm Y tế TP.Quảng Ngãi đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị nhanh chóng phun hóa chất khử khuẩn, xử lý môi trường, vật dụng tại nhà có ca bệnh ho gà và những hộ gia đình có người tiếp xúc gần với bệnh nhân.
Video đang HOT
Phun hóa chất khử khuẩn để phòng bệnh ho gà lây lan.
Đến nay, qua rà soát, Trung tâm Y tế TP.Quảng Ngãi xác định có 7 người tiếp xúc gần với bệnh nhi P.T.T, 17 người tiếp xúc gần với bệnh nhi Đ.G.P. Hiện, tất cả những trường hợp này đều chưa có biểu hiện triệu chứng nghi bệnh ho gà và đã được uống kháng sinh dự phòng (trong 7 ngày), theo dõi sức khỏe trong vòng 3 tuần.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Phan Minh Đan – Phó Giám đốc Sở Y tế, từ năm 2020, đến nay Quảng Ngãi mới xuất hiện trở lại ca bệnh ho gà. Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, dễ lây lan qua đường hô hấp. Vì vậy, trước mắt, nhằm đảm bảo không để dịch bùng phát, hạn chế tối đa trường hợp mắc mới, tử vong, Sở yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ho gà tại TP.Quảng Ngãi và trên địa bàn tỉnh.
Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại TP.Quảng Ngãi; kịp thời phát hiện sớm các trường hợp bệnh và nghi ngờ mắc bệnh để cách ly, điều trị, điều trị dự phòng và khoanh vùng, xử lý ổ dịch kịp thời, đúng quy định, nhằm khống chế không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng trong cộng đồng.
Kiểm soát, phòng chống bệnh Bạch hầu, Ho gà bằng vaccine tại Đà Nẵng
Ngày 10-7, Sở Y tế TP Đà Nẵng phát đi thông báo khẩn về việc thực hiện quyết liệt các biện pháp kiểm soát, phòng chống, sẵn sàng thu dung điều trị hiệu quả bệnh Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine.
Tiêm vaccine 5 trong 1 (Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib gây ra) cho trẻ em tại Đà Nẵng.
Sở Y tế Đà Nẵng nêu rõ, trong 2 ngày 7 và 8-7, tại tỉnh Bắc Giang và Nghệ An đã ghi nhận một số trường hợp mắc, tử vong do bệnh Bạch hầu. Bên cạnh đó, bệnh Ho gà cũng đang có xu hướng tăng nhanh, tăng cao tại một số địa phương như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tại TP Đà Nẵng dù chưa ghi nhận trường hợp nghi ngờ, xác định mắc bệnh Bạch hầu và Ho gà, tuy nhiên việc thực hiện quyết liệt các biện pháp giám sát, phát hiện sớm, xử lý, thu dung, điều trị, kiểm soát bệnh bằng vaccine là rất quan trọng.
Để tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng, chống, thu dung, điều trị, xử lý, kiểm soát bệnh Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine, Sở Y tế yêu cầu Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng (CDC Đà Nẵng) và Trung tâm Y tế các quận, huyện tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn về mặt chuyên môn đối với y tế cơ sở, các cơ quan, đơn vị, lực lượng liên quan trong công tác phòng, chống dịch Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine, nhất là tại các cơ sở giáo dục, mầm non, mẫu giáo, nhóm trẻ gia đình, cơ sở trông giữ trẻ trên địa bàn, nhà trọ, khu công nghiệp.
Thực hiện quyết liệt các biện pháp điều tra, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm (nhất là các trường hợp trở về từ những khu vực ghi nhận ca bệnh), xử lý ca bệnh, ổ dịch, phòng, chống dịch bệnh Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine. Hướng dẫn người tiếp xúc gần, người trong ổ dịch (nếu có) sử dụng kháng sinh dự phòng và tiêm vaccine phòng bệnh.
Tập trung truyền thông vận động người dân tiêm và tiêm nhắc lại các vaccine có thành phần Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine để người dân tích cực tham gia tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt là những khu vực, xã, phường có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao. Thường xuyên, chủ động theo dõi, đánh giá tình hình dịch bệnh Bạch hầu trên cả nước. Trong trường hợp cần thiết, CDC Đà Nẵng chủ trì, phối hợp với các đơn vị, khẩn trương tham mưu Sở Y tế triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng chống bệnh Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine hiệu quả trên địa bàn thành phố.
Về phía các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thành phố, Sở Y tế Đà Nẵng yêu cầu khẩn trương tập huấn nhắc lại hướng dẫn sàng lọc, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị bệnh Bạch hầu, Ho gà, các bệnh truyền nhiễm khác theo hướng dẫn, phác đồ điều trị của Bộ Y tế cho toàn bộ nhân viên y tế tham gia công tác khám, chữa bệnh nhằm phát hiện sớm ca bệnh nghi ngờ để cách ly, điều trị sớm, bao gồm cả các cơ sở y tế bộ, ngành, tư nhân trên địa bàn.
Kịp thời phối hợp lấy mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh, xử lý môi trường, khử khuẩn, cách ly tạm thời, phòng ngừa chuẩn, kiểm soát nhiễm khuẩn trong trường hợp phát hiện trường hợp nghi ngờ, xác định mắc bệnh Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine tại cơ sở y tế. Rà soát quy trình, đảm bảo đầy đủ khu vực, trang thiết bị, thuốc, vật tư... để tổ chức thực hiện việc khám sàng lọc, cách ly, thu dung, điều trị người bệnh Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine theo quy định. Hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ tử vong. Bảo đảm công tác phòng lây nhiễm chéo cho người bệnh và nhân viên y tế trong cơ sở khám, chữa bệnh. Các ca bệnh lâm sàng nghi ngờ Bạch hầu, Ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine ưu tiên lựa chọn kháng sinh theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Bạch hầu và triển khai thực hiện ngay việc lấy mẫu làm xét nghiệm nhuộm soi tìm vi khuẩn sớm để định hướng điều trị.
Tăng cường theo dõi, phát hiện sớm các biến chứng để kịp thời xử trí, chuyển tuyến khi cần thiết. Hội chẩn chuyên môn xin ý kiến tuyến trên đối với các ca bệnh khó, ca bệnh nặng, hội chẩn trước khi chuyển tuyến.
Triển khai cho người tiếp xúc uống thuốc kháng sinh dự phòng theo hướng dẫn. Tăng cường truyền thông trong bệnh viện để người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế biết được các dấu hiệu của bệnh mà đi khám sớm và nắm được các biện pháp phòng bệnh.
Tiêm chủng đúng lịch giúp trẻ phòng 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib là 6 bệnh nguy hiểm hàng đầu với trẻ nhỏ. Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch trong những năm tháng đầu đời của trẻ là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch non nớt rất dễ bị các mầm...