Bệnh giang mai cực kì nguy hiểm với chị em
Mặc dù bệnh có thể gặp ở bất kì đối tượng nào nhưng bệnh giang mai ảnh hưởng đến phụ nữ nặng nề hơn gấp nhiều lần so với nam giới, thậm chí đe dọa khả năng sinh sản của chị em.
Bệnh giang mai là một trong số các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (còn gọi là bệnh tình dục). Bệnh giang mai có thể gặp ở cả nam giới và phụ nữ.
Bệnh giang mai do xoắn khuẩn nhạt (Treponema pallidum) gây ra. Đây là loại xoắn khuẩn yếu, có thể sống dai dẳng hơn khi ở nơi ẩm ướt nhưng không sống được quá vài tiếng đồng hồ khi ra ngoài cơ thể.
Bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh khoảng 3-4 tuần, sớm nhất là 10 ngày, muộn nhất là 90 ngày. Bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trên cơ thể, ngay cả thai nhi nếu người mẹ bị giang mai khi đang có thai. Ngoài con đường lây truyền qua đường tình dục, bệnh giang mai còn có thể lây qua truyền máu hoặc từ mẹ sang con qua nhau thai.
Mặc dù bệnh có thể gặp ở bất kì đối tượng nào nhưng bệnh ảnh hưởng đến phụ nữ nặng nề hơn gấp nhiều lần so với nam giới, thậm chí đe dọa khả năng sinh sản của chị em. Chị em cũng dễ mắc bệnh hơn so với nam giới vì cơ quan sinh dục của chị em ở dạng mỡ nên nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn. Một số phụ nữ bị giang mai vẫn có thể có kinh nguyệt bình thường nhưng dễ lây truyền cho con.
Bệnh giang mai do xoắn khuẩn nhạt (Treponema pallidum) gây ra. Ảnh minh họa
Giai đoạn đầu của bệnh
Lúc đầu, những phụ nữ bị nhiễm bệnh chỉ có một vết loét nhỏ được gọi là săng. Săng thường hình thành nơi xuất hiện nhiễm trùng, chủ yếu là trên, âm hộ, cổ tử cung, âm đạo, môi hoặc lưỡi. Khi mới xuất hiện, săng không gây đau đớn trừ khi bị bội nhiễm. Săng xuất hiện nơi nào tức là nơi đó đã bị xoắn khuẩn xâm nhập.
Video đang HOT
Thông thường, sau khi nhiễm trùng 10-90 ngày, săng mới xuất hiện. Đối với phụ nữ thì săng sẽ tự biến mất trong 3-6 tuần sau khi xuất hiện bất kể nó có được điều trị hay không.
Giai đoạn thứ hai
Ở giai đoạn này, các ảnh hưởng của bệnh giang mai bắt đầu phát triển ở người phụ nữ vì xoắn khuẩn đã theo đường máu xâm nhập vào các bộ phận cơ thể. Thời kì này có thể xuất hiện hạch lan tỏa toàn thân nhưng không đau và có thể di động khắp cơ thể.
Những triệu chứng đầu tiên ở giai đoạn này là phát ban ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Phát ban không gây ngứa mà có cảm giác thô ráp khi sờ vào. Nó cũng có thể có màu nâu đốm đỏ hoặc đỏ.
Các phát ban có thể xuất hiện ở những nơi khác trên cơ thể, chẳng hạn như xung quanh cổ họng, cổ tử cung hoặc miệng.
Một số triệu chứng khác của bệnh bao gồm sốt, mệt mỏi, nhức đầu, rụng tóc và đau ở các cơ bắp. Trong giai đoạn này, chị em có thể lây truyền bệnh cho các đối tác tình dục của mình nếu không có biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn.
Giai đoạn tiềm ẩn
Đây là giai đoạn khi các tác dụng phụ của bệnh giang mai ở người phụ nữ dường như biến mất. Tại thời điểm này, người bị nhiễm bệnh không có triệu chứng biểu hiện ra ngoài và nhiễm trùng không thể lây sang người khác. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể trở lại giai đoạn thứ cấp bất cứ lúc nào.
Nếu đang ở giai đoạn này, bệnh sẽ chỉ được phát hiện bằng cách xét nghiệm huyết thanh.
Giai đoạn cuối
Những triệu chứng của bệnh giang mai đối với người phụ nữ trong giai đoạn này chỉ xuất hiện nếu bệnh không được điều trị. Các triệu chứng nặng, bao gồm các vấn đề về thần kinh, mù mắt, mất trí nhớ, tê liệt và thậm chí tử vong. Giai đoạn này có thể xuất hiện sau một vài năm hoặc sau 20 năm kể từ khi bắt đầu bị lây nhiễm.
Bệnh giang mai có thể có những ảnh hưởng trầm trọng đến phụ nữ có thai, thậm chí có thể gây tử vong thai hoặc thai nhi bị giang mai bẩm sinh.
Để phòng tránh giang mai bẩm sinh thì người phụ nữ có thai cần được xét nghiệm, phát hiện bệnh giang mai ít nhất 2 lần: 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kì.
Theo afamily
Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung đơn giản nhất
Muốn ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, bạn nên có chế độ ăn uống kết hợp các thực phẩm có tác dụng vô hiệu hóa ảnh hưởng của các gốc tự do và tế bào ung thư.
Ung thư cổ tử cunglà loại ung thư phổ biến thứ ba trên thế giới (sau ung thư vú và ung thư buồng trứng). Mỗi năm, trên toàn thế giới có gần 200.000 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này.Ung thư cổ tử cung có tốc độ phát triển chậm nhưng ác tính. Nó bắt đầu ở phần dưới của tử cung được gọi là cổ tử cung, sau đó sẽ lan dần lên các khu vực khác nếu không được điều trị kịp thời.
Theo báo cáo của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, 1/3 trong số các ca tử vong do ung thư cổ tử cung có liên quan đến việc chọn sai chế độ ăn uống. Ung thư cổ tử cung có thể được ngăn ngừa với các loại thực phẩm nhất định do chất chống ung thư và chất chống oxy hóa có trong thực phẩm. Một số loại thực phẩm có khả năng chống ung thư, vô hiệu hóa ảnh hưởng của các gốc tự do làm thúc đẩy sự phát triển ung thư cổ tử cung.
Tuy nhiên, theo đánh giá chung của các tất cả các chuyên gia dinh dưỡng thì không một thực phẩm nào "đủ sức" ngăn ngừa ung thư cổ tử cung nếu nó được ăn riêng lẻ. Mà muốn ngăn ngừa bệnh này bằng thực phẩm thì phải có sự kết hợp, tức là tạo thành một chế độ ăn uống với nhiều loại thức ăn khác nhau để bổ sung đủ dưỡng chất. Bên cạnh việc lên một kế hoạch cho chế độ ăn uống cần thiết, bạn cần có một lối sống lành mạnh bao gồm tập thể dục thường xuyên, giảm thiểu mức độ căng thẳng và tránh những thói quen không lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu... để phòng ngừa ung thư cổ tử cung.
Chế độ ăn uống phòng ngừa ung thư cổ tử cung nhất thiết phải đầy đủ vitamin các nhóm, đặc biệt là vitamin A, C, E và canxi. Vitamin A, C và E là chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại bởi các gốc tự do gây ra, từ đó ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Một nghiên cứu được công bố trong tạp chí Ung thư Phụ khoa của Mỹ phát hiện ra rằng những bệnh nhân bổ sung đủ vitamin tổng hợp và các chất bổ sung sẽ ít có nguy cơ nhiễm virus HPV hơn.
Axit folic cũng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể chống lại HPV. Một nghiên cứu về Dịch tễ học Ung thư của Mỹ ("Cancer Epidemiology, Biomarkers and Prevention") cho thấy rằng phụ nữ bổ sung folate ở mức thấp sẽ có nhiều khả năng nhiễm HPV hơn những phụ nữ bổ sung đủ chất này.
Thực phẩm giàu vitamin A bao gồm cam, cà rốt, bí, trứng, gan, cá ngừ và các sản phẩm từ sữa...
Thực phẩm giàu vitamin B, folate cũng cần được kết hợp trong chế độ ăn uống để tránh ung thư cổ tử cung. Folate làm giảm thelevel homocysteine - một chất gây ra sự tăng trưởng tế bào bất thường ở cổ tử cung. Bông cải xanh, súp lơ, cải bắp và rau xanh là nguồn tuyệt vời để thúc đẩy tiêu thụ folate và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.
Ngoài ra, quả bơ cũng được biết đến với tác dụng chống oxy hóa và có khả năng tấn công các gốc tự do bằng cách hạn chế hấp thu đường ruột để ngăn ngừa sự phát triển ung thư cổ tử cung. Cà rốt có chứa beta carotene, đó là hữu ích để ngăn ngừa sự phát triển ung thư cổ tử cung.
Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác cũng có tác dụng phòng ngừa ung thư cổ tử cung bao gồm: quả việt quất, bí, ớt chuông, anh đào, cá hồi và cá béo... Chúng có thể chống lại các gốc tự do, hạn chế sự tăng trưởng bất thường của các tế bào ung thư cổ tử cung.
Thực phẩm có chất polyphenol và flavonoid (các chất chống oxy hóa) bao gồm trà xanh, dầu ô liu, nho đỏ, quả mâm xôi đen, mâm xôi, rượu vang đỏ, sô cô la, quả óc chó, bưởi, cà chua, đậu đỏ và màu xanh lá cây ớt, đậu phộng và lựu... cũng là những thực phẩm có lợi để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và ức chế ung thư tăng trưởng.
Bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm làm tăng aflatoxin vì nó có thể gây ra ung thư cổ tử cung do khả năng của nó để gây thiệt hại DNA. Con người có thể bị nhiễm aflatoxin do ăn phải các loại ngũ cốc bị ô nhiễm hoặc ăn thịt các động vật được nuôi bằng ngũ cốc ô nhiễm aflatoxin. Vì vậy, tốt nhất, bạn hãy chú ý các loại thực phẩm trước khi ăn, nếu thấy có dấu hiệu mốc, hỏng... thì nên bỏ đi.
Theo Afamily
Những điều cần biết nếu muốn có "vùng kín" khỏe mạnh "Vùng kín" khỏe mạnh là dấu hiệu cho thấy một người phụ nữ không bị các bệnh ở đường sinh dục và sẽ có một cuộc sống tình dục bình thường, khả năng sinh sản tốt. Vậy, khi nào thì "vùng kín" bị coi là không khỏe mạnh? Đó là khi nó có có các biểu hiện như sau: - Có mùi: Bất...