Bệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóa
Bệnh đái tháo đường ngày càng trẻ hóa với nhiều ca mắc đã được ghi nhận ở trẻ nhỏ 9 – 13 tuổi; thanh niên 20 – dưới 30. Đó là con số thống kê vừa được nêu ra tại một chương trình vừa tổ chức ở Huế.
Theo thông báo mới nhất của Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2017 toàn thế giới có 424,9 triệu người bị bệnh đái tháo đường (ở độ tuổi từ 20-27), có nghĩa là cứ 11 người, có 1 người bị bệnh đái tháo đường. Tới năm 2045 con số này sẽ là 629 triệu, tăng 48%. Bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng do lối sống ít vận động, ăn uống không hợp lý làm gia tăng béo phì, rối loạn chuyển hóa… Đặc biệt, bệnh ngày càng trẻ hóa với nhiều ca mắc đã được ghi nhận ở trẻ nhỏ 9 – 13 tuổi; thanh niên 20 – dưới 30.
Đó là một trong những số liệu thống kế được nêu ra tại “Chương trình đào tạo nâng cao trong điều trị ĐTĐ (iSTEP-D plus) do bệnh viện Trung ương Huế phối hợp với Hội Nội tiết- Đái tháo đường Việt Nam tổ chức 2 ngày qua (11-12/10) với hơn 60 BS Nội tiết, BS đa khoa đến từ Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình…
Chương trình tổ chức trong 2 ngày 11-12/10.
Số liệu tại chương trình này cũng cho hay, ở Việt Nam, theo nghiên cứu năm 2012 của bệnh viện Nội tiết Trung ương thì tỷ lệ mắc đái tháo đường trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5.42%, tỷ lệ đái tháo đường chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6%. Do trình độ hiểu biết còn hạn chế, người bệnh mắc đái tháo đường ở nước ta thường được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn và thường đến bệnh viện với những biến chứng nặng nề kéo theo gánh nặng kinh tế gây ra do bệnh đái tháo đường cũng rất lớn.
Chương trình được tổ chức lần này, thời gian lý thuyết tương đương với thực hành. Một số bài lý thuyết hấp dẫn được các chuyên gia đầu ngành truyền đạt: Các lưu đồ điều trị ĐTĐ típ 2: ADA và IDC; Hành trình phát triển của insulin: quá khứ- hiện tại- tương lai; Sử dụng insulin ở BN ĐTĐ típ 2; quản lý ĐTĐ thai kỳ; Quản lý tăng đường huyết nội viện và Theo dõi glucose máu liên tục (CGM).
Các bác sĩ còn được tham gia thảo luận, khám bệnh thực tế trên bệnh nhân về các chủ đề: BN ĐTĐ có biến chứng, cách chuyển insulin từ truyền tình mạch sang tiêm dưới da; ĐTĐ người cao tuổi; điều trị BN ĐTĐ ngoại trú và điều trị insulin tăng cường. Khóa đào tạo được đánh giá cao về công tác tổ chức, chất lượng các bài giảng lý thuyết và đặc biệt là hình thức thảo luận nhóm và chia sẻ các ca lâm sàng trong thực hành hàng ngày sẽ giúp các bác sĩ nắm bắt tốt hơn các kiến thức đã được truyền đạt.
Trong thời gian tới bệnh viện Trung ương Huế tiếp tục phối hợp với Hội Nội tiết- Đái tháo đường Việt Nam, công ty Sanophi tổ chức các chương trình đào tạo về đái tháo đường cho các bệnh viện tuyến dưới trong khu vực Miền Trung – Tây Nguyên.
Bệnh viện Trung ương Huế là nơi cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao cho nhân dân các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên và nhiều vùng miền khác, đồng thời là cơ sở đào tạo cán bộ y tế cho mạng lưới y tế khu vực và cả nước. Bên cạnh phát triển chuyên môn, phát triển các kỹ thuật cao, kỹ thuật chuyên sâu mang tầm khu vực và quốc tế; bệnh viện Trung ương Huế còn rất chú trọng đến công tác đào tạo và chỉ đạo tuyến.
Video đang HOT
Lê Kông
Theo nguoiduatin
Chế độ ăn uống: Nền tảng quan trọng trong việc kiểm soát đái tháo đường
Để kiểm soát đường huyết, chế độ ăn hợp lý và khoa học là rất cần thiết với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.
Để kiểm soát đường huyết, chế độ ăn hợp lý và khoa học là rất cần thiết với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, nhiều người đang hiểu lầm chế độ ăn cho người đái tháo đường là phải kiêng khem nghiêm ngặt. Việc ăn kiêng quá mức sẽ dẫn đến cơ thể bị thiếu dưỡng chất, người lúc nào cũng thấy mệt mỏi, thèm ăn.
Nguyên tắc cơ bản
Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường là hạn chế gluxit (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế vừa phải chất béo nhất là các axit béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá.
Chế độ ăn của người bệnh phải xây dựng sao cho cung cấp cho cơ thể người bệnh một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải điều độ và hợp lý về giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ.
Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng
Nhu cầu năng lượng: Bệnh nhân đái tháo đường cũng có nhu cầu năng lượng giống như người bình thường. Nhu cầu tăng hay giảm và thay đổi khác nhau tuỳ thuộc tình trạng của mỗi người.
Tuy nhiên cũng có những điểm chung như: Tùy theo tuổi, giới; tuỳ theo loại công việc (nặng hay nhẹ) và tuỳ theo thể trạng (gầy hay béo).
Tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng
Protein (chất đạm)
Lượng protein nên đạt 0,8g/kg/ngày với người lớn. Nếu khẩu phần có quá nhiều đạm sẽ không tốt nhất là đối với bệnh nhân có bệnh lý thận sớm. Trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường, tỷ lệ năng lượng do protein nên đạt 15-20% năng lượng khẩu phần.
Lipit (chất béo)
Nên ăn chất béo vừa phải và giảm chất béo động vật vì có nhiều axit béo bão hoà. Các chất béo, đặc biệt là axit béo bão hoà dễ gây xơ vữa động mạch.
Mặt khác. chất béo lại cung cấp năng lượng (bù lại phần năng lượng do gluxit cung cấp). Vì vậy, nên ăn các axit béo chưa bão hoà có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè, dầu đậu nành, dầu hướng dương...
Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%. Việc kiểm soát chất béo trong khẩu phần còn giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Gluxit (chất bột đường)
Trong bệnh đái tháo đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn nhưng lại không chuyển hoá được để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Do đó, chế độ ăn phải hạn chế gluxit (chất bột đường).
Nên sử dụng các loại gluxit phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ. Hết sức hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt...).
Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần.
Bệnh nhân đái tháo đường cần giảm khẩu phần ăn nhiều tinh bột - Ảnh minh họa: Internet
Phân loại thức ăn
Để bệnh nhân đái tháo đường dễ dàng trong việc lựa chọn thực phẩm, người ta chia thức ăn thành từng loại có hàm lượng gluxit khác nhau:
Loại có hàm lượng gluxit 5%: Người bệnh có thể sử dụng hàng ngày. Bao gồm các loại thịt, cá, đậu phụ (số lượng vừa phải), hầu hết các loại rau xanh còn tươi và một số trái cây ít ngọt như dưa bở, dưa hấu, nho ta, nhót chín... (sử dụng không hạn chế).
Bệnh nhân đái tháo đường tuyệt đối không nên dùng nước ngọt - Ảnh minh họa: Internet
Loại có hàm lượng gluxit từ 10-20%: Nên ăn hạn chế (một tuần có thể ăn 2-3 lần với số lượng vừa phải) gồm một số hoa quả tương đối ngọt như quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan...)
Loại có hàm lượng gluxit từ 20%: Cần kiêng hay hạn chế tối đa vì khi ăn vào làm tăng nhanh đường huyết gồm các loại bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô...).
Theo phunusuckhoe
Nhận biết bệnh đái tháo nhạt để kiểm soát chất lượng sống Cùng với bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), đái tháo nhạt (ĐTN) cũng là một bệnh chuyển hóa cần được chú ý vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người bệnh. Người bị đái tháo nhạt cần bổ sung đủ nước hàng ngày Các dạng chính ĐTN trung ương: Do tuyến yên hoặc vùng dưới đồi bị phá huỷ, lượng...