Benchmark thực tế Apple M1 Ultra: Mạnh ngang Intel Alder Lake, nhưng chậm hơn 2,6 lần AMD ThreadRipper Pro
Dù vẫn là một trong các con chip CPU mạnh nhất hiện nay, nhưng hiệu năng Apple M1 Ultra vẫn không thể cạnh tranh với các CPU dùng cho máy chủ và workstation.
Khi những chiếc Mac Studio đầu tiên của Apple đến tay người dùng cuối, thêm nhiều chi tiết hơn về điểm số hiệu năng của chiếc desktop cũng được lộ diện. Lần này một người dùng đã có dịp chạy benchmark CPU bằng phần mềm PassMark đối với bộ xử lý M1 Ultra 20 nhân mới của Apple.
Như được dự báo từ trước, hiệu năng đơn nhân của bộ xử lý này rất tốt khi vượt mặt hầu hết các CPU desktop hiện tại, nhưng nó vẫn chưa thể cạnh tranh được với các bộ xử lý cao cấp dành cho dòng máy workstation hiện nay.
Đối đầu hiệu năng đơn luồng: ngang ngửa với Alder Lake
Các nhà phát triển CPU của Apple luôn cố gắng tối đa hóa hiệu suất đơn luồng trong thiết kế của mình, vì họ tin rằng điều này sẽ giúp giảm tiêu thụ điện năng cho smartphone và máy tính của họ. Điều này biến Apple M1 trở nên nổi tiếng vì hiệu năng đơn nhân mạnh mẽ của mình.
Vì vậy không mấy bất ngờ khi M1 Ultra với xung nhịp 3,20 GHz lại có hiệu năng ngang ngửa với bộ xử lý Core i7-12700 của Intel xung nhịp 4,90 GHz. Theo phần mềm PassMark, con chip của Apple đạt điểm số 3.896, thấp hơn một chút so với điểm số 3.918 dành cho bộ xử lý của Intel.
Cũng giống như các chip M1 khác, Apple M1 Ultra không tăng đáng kể xung nhịp chip của mình. Bộ nhớ đệm cấp độ hệ thống kích thước lớn của M1 Ultra cung cấp băng thông tối đa cho các tải công việc đơn luồng. Tuy vậy, ngay cả băng thông tổng lên đến 800GB/giây của bộ nhớ subsystem trên M1 Ultra cũng không mang lại nhiều khác biệt về hiệu năng đơn luồng so với M1 Max, M1 Pro hay thậm chí M1. Tất cả các SoC này đều có hiệu năng đơn luồng tương đương nhau.
Video đang HOT
Xử lý tải công việc thông thường: chậm hơn 2,6 lần so với Threadripper Pro
Chứa trong mình 16 nhân hiệu năng cao Firestorm và 4 nhân tiết kiệm năng lượng Icestorm, Apple M1 Ultra hứa hẹn mang lại hiệu năng đáng kể trong khả năng xử lý đa luồng. Theo PassMark, con chip này đạt 41.306 điểm khi đo lường về các khả năng tính toán của CPU, bao gồm tính số nguyên, dấu phẩy động và các tác vụ khác như nén, mã hóa dữ liệu và mô phỏng vật lý.
Điểm số này của M1 Ultra nhỉnh hơn một chút so với Intel Core i9-12900KF (điểm số 40.895) dù có nhiều luồng xử lý hơn và có xung nhịp cao hơn trong chế độ Boost Mode. Tuy vậy, bộ xử lý của Apple vẫn không đủ để đứng ngang hàng với các CPU dành cho máy chủ và máy workstation.
Bộ xử lý 16 nhân Ryzen 9 5950X của AMD đạt 46.212 điểm trong các bài kiểm tra nói trên, trong khi quái vật đa nhân Ryzen ThreadRipper Pro 5995W với 64 nhân đạt tới 108.882 điểm, cao gấp 2,6 lần so với bộ xử lý hàng đầu của Apple hiện nay.
Dù chỉ có xung nhịp nền 2,7 GHz, con chip 64 nhân của AMD lại có nhiều tài nguyên tính toán hơn hẳn so với M1 Ultra, nên dễ hiểu vì sao trong các tác vụ yêu cầu khả năng xử lý đa luồng như tính toán số học hoặc dấu phẩy động, Ryzen ThreadRipper Pro lại luôn nhanh hơn.
Hứa hẹn và thực tế
Khi Apple giới thiệu các máy tính mới của mình, họ thường trình diễn điểm số benchmark trên các máy tính của mình trong những điều kiện tốt nhất có thể. Điều này cũng được sử dụng phổ biến trong ngành điện toán hiện nay. Nhưng trên thực tế, vẫn còn những phần mềm đo hiệu suất khác và khả năng sử dụng trong thế giới thực đôi khi mang lại kết quả trái ngược với những lời hứa về hiệu năng vô địch trong quảng cáo và buổi ra mắt sản phẩm.
Nói chung, nếu bạn đang băn khoăn giữa desktop dùng M1 Ultra của Apple hay các cỗ máy dùng chip Intel/AMD, bạn nên kiểm tra hiệu năng của các bộ xử lý này đối với công việc và tác vụ cần xử lý của mình, thay vì phụ thuộc vào các điểm số benchmark được đăng tải trên internet.
Apple làm chip máy tính to bất thường
Kích thước chip M1 Ultra của Mac Studio gấp 3 lần CPU AMD Ryzen, trong khi ổ cứng SSD có thể tháo rời thay vì hàn lên bo mạch chủ.
Kênh YouTube chuyên đánh giá thiết bị công nghệ Max Tech đã đăng tải video "mổ bụng" Mac Studio, mẫu máy tính mới của Apple dành cho người dùng chuyên nghiệp, giá từ 2.000 USD.
Bên cạnh chip xử lý M1 Ultra chiếm tới 1/4 diện tích bo mạch chủ, các chi tiết đáng chú ý trong máy gồm module chỉnh điện áp (VRM) rất phức tạp và 2 ổ cứng SSD có thể tháo rời.
Kích thước chip M1 Ultra lớn gấp 3 lần CPU AMD Ryzen.
Chip M1 Ultra của Mac Studio gồm 2 SoC (System on Chip) M1 Max ghép lại bằng công nghệ CoWoS-S (Chip-on-Wafer-on-Substrate with Silicon interpose) của TSMC. Apple sử dụng công nghệ UltraFusion để liên kết hệ thống bộ nhớ trên các SoC cho băng thông tối đa 2,5 TB/s, giúp hệ điều hành nhận 2 chip đồ họa (GPU) và hệ thống bộ nhớ là một.
Do ghép từ 2 SoC, kích thước của M1 Ultra rất lớn. So với bộ xử lý AMD Ryzen với socket (chân cắm) AM4, M1 Ultra lớn gấp 3 lần, chiếm khoảng 25% diện tích bo mạch của Mac Studio. Ngoài ra, M1 Ultra còn sở hữu 2 VRM phức tạp để đảm bảo nguồn điện ổn định, giúp hiệu năng CPU luôn đạt mức tối đa khi cần thiết. Hệ thống tản nhiệt của máy gồm 2 quạt và khá lớn.
Để "mổ bụng" Mac Studio cần tháo vòng cao su dưới đáy, sau đó gỡ ốc và nắp che bằng nhôm. Tháo nắp xong sẽ thấy mặt dưới bộ nguồn và 1 (hoặc 2) ổ cứng SSD được gắn sẵn tùy dung lượng.
Các linh kiện bên trong Mac Studio.
Chi tiết đáng chú ý là SSD của Mac Studio có thể tháo rời thay vì hàn vào bo mạch như những máy tính Mac gần đây. Về lý thuyết, điều này cho phép thay thế hoặc nâng cấp nếu ổ cứng bị hỏng hoặc cần tăng dung lượng.
Tuy nhiên, Apple xác nhận người dùng không thể nâng cấp ổ cứng trên Mac Studio do bung máy sẽ làm mất bảo hành, ít nhất là trong thời điểm này. SSD của Mac Studio cũng sử dụng chân cắm riêng. Theo Toms Hardware, Táo khuyết có thể cho phép đối tác ủy quyền mở dịch vụ thay thế ổ cứng, thậm chí nới lỏng chính sách trong tương lai để người dùng tự nâng cấp.
Ổ SSD trên Mac Studio có thể tháo rời.
Việc sử dụng khe cắm thay vì hàn SSD vào bo mạch có thể giúp Apple tối ưu quá trình sản xuất. Mac Studio cung cấp nhiều tùy chọn RAM và SSD khác nhau, gồm ổ cứng 512 GB (chỉ dành cho chip M1 Max), 1 TB, 2 TB, 4 TB và 8 TB. Trong khi đó, các tùy chọn RAM gồm 32/64 GB (M1 Max) và 64/128 GB (M1 Ultra).
Nếu dùng cách hàn SSD, Apple phải sản xuất 10 bo mạch chủ khác nhau cho Mac Studio M1 Max và 8 bo mạch cho bản M1 Ultra. Trong khi nếu gắn SSD dạng module, Táo khuyết chỉ cần sản xuất 4 bo mạch cho các phiên bản RAM và chip xử lý khác nhau.
Apple M2 sẽ có biến thể siêu mạnh với 48 lõi CPU và 128 lõi GPU Báo cáo mới đến từ Mark Gurman của Bloomberg cho biết, Apple có thể chờ sự xuất hiện của chip M2 Extreme mới chính thức ra mắt với mẫu Mac Pro thế hệ tiếp theo. Theo GSMArena, tại sự kiện Peek Performance gần đây của mình, Apple đã không công bố Mac Pro mới mà thay vào đó chỉ giới thiệu Mac Studio...