Bên trong Trung tâm hồi sức điều trị Covid-19 BV Việt Đức tại TPHCM
Với quy mô 500 giường bệnh, BV Việt Đức bố trí trên 320 bác sĩ, cán bộ có chuyên môn vững vàng túc trực tại đây để chăm sóc tận tình, điều trị tích cực nhất cho bệnh nhân Covid-19.
Bên trong Trung tâm Hồi sức tích cực Bệnh viện Việt Đức tại TPHCM.
GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, Trung tâm Hồi sức tích cực của BV Việt Đức là tuyến điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch.
Ngay khi có chỉ đạo của Bộ Y tế, lực lượng y bác sĩ cùng đơn vị thi công đã làm việc xuyên ngày đêm với khát vọng nhanh chóng cứu chữa bệnh nhân kịp thời. Có thể nói việc thành lập trung tâm này rất “thần tốc”.
Nhấn để phóng to ảnh
Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân Covid-19 của BV Việt Đức tại TPHCM đang điều trị cho gần 100 ca bệnh.
GS.TS Trần Bình Giang đánh giá, các bệnh nhân Covid-19 chuyển biến nhanh. “Chúng ta phải chạy đua với thời gian để cứu người. Đặc biệt, Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 đặt ngay trong khuôn viên với Bệnh viện Dã chiến 13 nên khi bệnh nhân nặng từ bệnh viện dã chiến chuyển sang rất tiện lợi. Với trang thiết bị và chuyên gia giàu kinh nghiệm thì hy vọng Trung tâm Hồi sức Cấp cứu này sẽ cứu được nhiều bệnh nhân nặng”, GS Giang chia sẻ.
Nhấn để phóng to ảnh
Ngày 11/8, Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Việt Đức đã tiếp nhận điều trị những bệnh nhân Covid-19 đầu tiên. Đến nay đã tiếp nhận và đưa vào cấp cứu 98 bệnh nhân. Số lượng bệnh nhân đang có nhu cầu rất lớn, hàng ngàn cuộc gọi đến Trung tâm trong những ngày qua.
Nhấn để phóng to ảnh
GS.TS Trần Bình Giang kiểm tra hoạt động của Trung tâm.
PGS.TS Đồng Văn Hệ, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, người túc trực tại Trung tâm Hồi sức tích cực cho biết, Trung tâm hồi sức với quy mô 500 giường, trong đó 200 giường hồi sức bệnh nhân nặng thở máy xâm nhập và không xâm nhập, 200 giường cho bệnh nhân thở oxy còn 100 giường dành để theo dõi bệnh nhân khi đã chuyển nhẹ.
Trung tâm là nơi cấp cứu bệnh nhân nặng nên tiếp nhận chủ yếu từ phía ngành y tế TP.HCM và các Bệnh viện Dã chiến chuyển lên. Việc phân loại bệnh và điều trị được tiến hành khoa học, bài bản.
Nhấn để phóng to ảnh
“Trung tâm với quy mô 500 giường, nhưng không thể hoàn thiện ngay được cả 500 mà hoàn thiện tới đâu nhận bệnh tới đó”, PGS Hệ thông tin.
Với phương châm “tiếp nhận khẩn trương, điều trị tận tụy”, GS.TS Trần Bình Giang cho biết, riêng phía BV Việt Đức đã có trên 320 bác sĩ, cán bộ có chuyên môn vững vàng túc trực tại đây để chăm sóc tận tình, điều trị tích cực nhất cho bệnh nhân.
Nhấn để phóng to ảnh
Bệnh viện Việt Đức bố trí 320 nhân lực chất lượng cao tại Trung tâm, nhằm mục tiêu giảm thiểu nguy cơ diễn biến nặng, tử vong của bệnh nhân Covid-19 điều trị tại đây.
Một trong những vấn đề cấp bách cho việc điều trị bệnh nhân Covid-19 đó là oxy và thuốc tăng sức khỏe, kháng virus. Mặc dù Trung tâm Hồi sức Cấp cứu Covid-19 của BV Việt Đức đã thiết lập bồn oxy lỏng với dung tích lớn để kịp thời đưa vào cấp cứu người bệnh, nhưng Trung tâm đang nỗ lực tăng thêm oxy, bởi số lượng bệnh nhân được chuyển đến ngày càng nhiều.
Bên cạnh Trung tâm hồi sức điều trị Covid-19 BV Việt Đức, các Trung tâm hồi sức điều trị của BV Bạch Mai, BV Trung ương Huế cũng lập tức tích cực điều trị bệnh nhân ngay khi bắt đầu vận hành.
Tại Trung tâm hồi sức điều trị Covid-19 BV Bạch Mai, PGS.TS Đỗ Ngọc Sơn – Phó trưởng Khoa A9 BV Bạch Mai cho biết hiện đang có 250 bệnh nhân nặng đang điều trị tại Trung tâm, trong đó có 50 bệnh nhân đang thở máy, 6 bệnh nhân lọc máu.
Nhấn để phóng to ảnh
Theo PGS Sơn, Trung tâm Hồi sức Cấp cứu hiện đại chia các phân khu hoàn chỉnh nên tiếp nhận bệnh nhân kịp thời. Bên cạnh đó Bệnh viện Bạch Mai đã tức tốc xây dựng danh mục thiết bị thuốc, kỹ thuật, sinh phẩm để chuyển vào.
Để điều trị tốt nhất, BV Bạch Mai đã đưa vào 250 y bác sĩ hàng đầu về hồi sức tích cực. Bên cạnh đó là các chuyên gia từ hàng loạt cơ sở y tế khác. Trong ít ngày tới sẽ có hàng trăm bác sĩ, điều dưỡng từ các nơi chi viện đến. Được biết, tổng số giường của Bệnh viện Dã chiến 16 là gần 3.000 giường, trong đó có 500 giường hồi sức tích cực
Tuy nhiên, BS Sơn cho biết, để đáp ứng tối số lượng 500 giường này thì vẫn cần bổ sung thêm nhân lực, nhất là về lĩnh vực cấp cứu, hồi sức tích cực. Bệnh nhân Covid-19 có đặc thù chuyển biến nhanh nên hiện tại các y bác sĩ đều phải tăng công suất.
Trong những qua lực lượng y bác sĩ của BV Bạch Mai từ Hà Nội vào làm việc tại Trung tâm đã “vượt qua nỗi nhớ nhà” chạy đua với thời gian để “làm sao điều trị có hiệu quả cho bệnh nhân”. Ngày 15/8 đã có 23 bệnh nhân nặng được điều trị khỏi bệnh ra viện.
Ngoài nỗ lực điều trị tại Trung tâm, BV Bạch Mai còn thành lập một nhóm y bác sĩ hỗ trợ các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 của Quận 7 và Quận 8, TPHCM.
TP.HCM: Gần 3.000 ca xuất viện trong ngày, nâng tổng số xuất viện lên hơn 60.000 ca
Hiện thành phố đang điều trị 31.885 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 1.504 bệnh nhân nặng đang thở máy và 15 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai lắp đặt trang thiết bị y tế tại Bệnh viện thu dung số 16, quận 7, TP.HCM chiều 10-8 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Trưa 11-8, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), các biện pháp cách ly y tế tại nhà cho các F1, F0 và cách ly tập trung F0 tại quận, huyện, thành phố Thủ Đức bước đầu đã góp phần giảm áp lực cho các bệnh viện dã chiến.
Thành phố đang thực hiện cách ly tập trung cho 3.857 người. Số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà là 12.613 người, còn số trường hợp F1 được cách ly tại nhà là 10.552 người.
Tính đến 6h ngày 11-8, thành phố có 132.321 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 131.938 trường hợp mắc trong cộng đồng và 383 trường hợp nhập cảnh.
Hiện thành phố đang điều trị 31.885 bệnh nhân (bao gồm bệnh nhân có kết quả xét nghiệm nhanh và xét nghiệm RT-PCR dương tính), trong đó có 1.504 bệnh nhân nặng đang thở máy và 15 bệnh nhân can thiệp ECMO. Trong ngày 10-8 có 2.964 bệnh nhân xuất viện, tổng số bệnh nhân xuất viện cộng dồn từ 1-1-2021 đến nay là 60.994.
Trong ngày thành phố phát hiện thêm hai ổ dịch mới. Hiện có 27 ổ dịch đang diễn tiến đã được khoanh vùng, giám sát chặt.
Tiến độ tiêm vắc xin của TP bảo đảm theo kế hoạch, một số địa phương có cách làm sáng tạo trong triển khai tổ chức tiêm.
Hiện công suất tiêm của thành phố là 200.000 - 250.000 mũi tiêm/ngày với hơn 600 điểm tiêm.
Thành phố đã triển khai tiêm 19.000 liều vắc xin Vero Cell đã được cấp từ 500.000 liều được tài trợ trước đó. 19.000 liều vắc xin này được chích cho 3 nhóm người là công dân nước CHND Trung Hoa làm việc tại Việt Nam; người Việt Nam có nhu cầu học tập, làm việc, kinh doanh tại nước CHND Trung Hoa; người dân có nhu cầu sử dụng vắc xin này, đặc biệt ở các địa phương sát biên giới với nước CHND Trung Hoa.
HCDC khuyến cáo người dân cần tuân thủ các quy định khi thực hiện giãn cách xã hội, luôn thực hiện phòng bệnh theo thông điệp 5K. Học cách tự theo dõi, chăm sóc sức khỏe khi thực hiện cách ly F0, F1 tại nhà.
Chàng trai F0 xin làm lao công, gội đầu cho cả khoa điều trị Covid-19 Chàng trai F0 từng thoát khỏi tay "thần chết Covid-19", hơn một tháng qua mang sự lạc quan của mình để chia sẻ, giúp đỡ những F0 nặng từ việc vệ sinh, ăn uống, giúp họ gội đầu ngay trên giường bệnh. Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 Củ Chi (TPHCM) những ngày đầu tháng 8, đã gần 2 tháng...