Bên trong trung tâm giam giữ người nhập cư trái phép ở Mỹ
Phóng viên Báo Guardian (Người bảo vệ) của Anh đã cung cấp một cái nhìn hiếm hoi bên trong trung tâm giam giữ người nhập cư bất hợp pháp ở Mỹ, qua đó cho thấy sự đau khổ của các gia đình bị giam giữ vô thời hạn.
Nhiều cặp cha con bị giam giữ vô thời hạn, không biết bao giờ mới được ra ngoài
Giam giữ vô thời hạn
Jorge Jr, 8 tuổi thu mình lại. Cậu không buồn ngẩng đầu lên khỏi chiếc bàn trong phần lớn thời gian chuyến thăm kéo dài một giờ tại trung tâm giam giữ người nhập cư. “Nó sụt mất 1,8kg kể từ khi chúng tôi đến đây. Chuyên gia tâm lý hỏi tôi có muốn cho con trai uống thuốc không. Tôi nói với họ rằng thuốc tốt nhất là sự tự do. Tất cả những gì chúng tôi cần là tự do”, ông Jorge, cha của cậu bé Jorge Jr, chia sẻ.
Sau khi vượt biên trái phép qua Rio Grande vào phía nam bang Texas, hai cha con Jorge bị Lực lượng Tuần tra biên giới Mỹ bắt giữ và cách ly. Trong khi Jorge Jr bị đưa tới một nơi ở tạm trong 1 tháng thì cha cậu đối mặt với truy tố hình sự vì nhập cảnh bất hợp pháp vào Mỹ. Mặc dù bây giờ cha con họ đã đoàn tụ, nhưng cũng giống như hàng nghìn người khác, họ phải đối mặt với ác mộng mới: giam giữ vô thời hạn.
Phóng viên Báo Guardian đã gặp gỡ 3 cặp cha con tại Trung tâm giam giữ Karnes, cách San Antonio khoảng 1 giờ xe chạy về phía đông nam, hồi đầu tháng 9. Họ bao gồm cha con Jorge và Jorge Jr; cha con Franklin và Franklin Jr, đều là người Honduras, cũng như Elmer và con trai Heyler người Guatemala. Họ nằm trong số 800 “cư dân” tại trung tâm này, nơi hầu hết trẻ em bị giam giữ lâu hơn nhiều so với thời gian luật pháp cho phép là 20 ngày.
“Tất cả chúng tôi đều bị bắt giữ cùng với các con trai và không biết khi nào chúng tôi được ra ngoài. Tôi đã ở đây với Franklin Jr trong 53 ngày. Tôi đếm từng ngày”, ông Franklin nói. Cả ba gia đình này đều trốn chạy khỏi quê nhà vì sợ hãi và xin tị nạn chính trị khi họ bị đưa vào trại giam dành cho người nhập cư bất hợp pháp.
Video đang HOT
Trong thời gian bị cách ly khỏi con trai, các ông bố này đã không vượt qua được cuộc phỏng vấn cần thiết để xin tị nạn tại Mỹ. “Bán ma túy hoặc bị giết, vì vậy tôi quyết định rời khỏi Honduras”, Franklin kể, đề cập đến các mối đe dọa đối với con trai ông từ các băng đảng tội phạm gần Thủ đô Tegucigalpa.
Trong khi đó, Jorge rời khỏi khu vực Olancho của Honduras cũng với những lý do tương tự. Còn Elmer thì cho biết, ông bị một băng đảng ở Guatemala tống tiền và đe dọa sát hại. Băng đảng này đã giết chết em rể ông tại thị trấn quê nhà El Chal ở vùng Petén của Guatemala.
Theo Elmer, trong 1 tháng kể từ khi bị Lực lượng Tuần tra biên giới Mỹ bắt giữ, ông không trò chuyện với con trai, thậm chí không biết con trai bị đưa đi đâu.
“Chúng tôi sẽ chết vì buồn chán ở đây”
Bây giờ cha con họ đã được đoàn tụ, nhưng những đứa trẻ lại phải đối mặt với sự gò bó trong trung tâm giam giữ. Franklin Jr muốn được ra bên ngoài chơi với ngựa. Ở Honduras, cậu thường xem cha mình huấn luyện ngựa cho các cuộc thi. Heyler mô tả “trường học” trong trung tâm giam giữ chỉ là chơi hoặc xem tivi.
“Chúng cháu không học được gì cả”, cậu bé nói. Tiếp đến là vấn đề khó ngủ. Mặc dù mỗi gia đình đều có phòng riêng, nhưng các ông bố nói rằng các quản giáo kiểm tra giường mỗi 30 phút vào ban đêm, gõ cửa và đánh thức họ dậy. Việc sụt cân của Jorge Jr đã thu hút sự chú ý của nhân viên Karnes và khiến cha cậu bé lo lắng. “Nếu con trai không ăn họ cáo buộc tôi là người cha tồi và đe dọa sẽ cách ly khỏi tôi”, Jorge nói.
Những tưởng các thành viên trong gia đình sẽ không bị cách ly nữa, nhưng ngày 15-8 vừa qua, Elmer và Jorge lại bị cú sốc tinh thần khi các nhân viên Lực lượng Tuần tra biên giới Mỹ cách ly họ và 14 ông bố khác khỏi các con trai, đưa họ tới một cơ sở giam giữ cách Karnes khoảng 2 giờ xe chạy. “Nó xảy ra vào lúc 14h chiều, trong khi con trai tôi ở trường. Chúng tôi đã bị giam cầm và tất cả chúng tôi đều khóc”, Jorge chia sẻ. Sau 28 giờ, những ông bố này được đưa trở lại Karnes và đoàn tụ với con trai của họ.
Một phát ngôn viên Lực lượng Tuần tra biên giới Mỹ nói rằng, hành động này nhằm phản ứng trước “sự gây rối” liên quan đến khoảng 40 người đàn ông, không ai bị thương trong vụ việc. “Bọn trẻ buồn vì chúng không nghĩ rằng sẽ được gặp lại chúng tôi. Chúng tôi cũng buồn, vì lý do tương tự”, Jorge nói.
Bây giờ, nếu những người đàn ông bị phát hiện nói chuyện trong nhóm từ 3 người trở lên, các quản ngục sẽ tách họ ra. Sau nhiều tháng sau song sắt, những người cha này đang mất dần hy vọng. Họ vẫn muốn được ở lại Mỹ, nhưng hy vọng được trả tự do. “Chúng tôi không muốn ở đây thêm nữa. Chúng tôi sẽ chết vì buồn chán ở đây”, Jorge nói, và không biết rằng liệu mình sẽ được tị nạn hay bị trục xuất về nước.
“Tất cả chúng tôi đều bị bắt giữ cùng với các con trai và không biết khi nào chúng tôi được ra ngoài. Tôi đã ở đây với Franklin Jr trong 53 ngày. Tôi đếm từng ngày”.
Ông Franklin (cha của Franklin Jr)
Theo anninhthudo
Ông Trump có thể hủy chương trình nhập cư DACA
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định hủy bỏ chương trình Tạm hoãn trục xuất các trẻ em đến Mỹ bất hợp pháp (DACA), vốn bảo vệ quyền lợi cho những người trẻ nhập cư trẻ không có giấy tờ hợp pháp, truyền thông Mỹ đưa tin.
Đám đông xuống đường ủng hộ DACA. (Ảnh: Reuters)
Theo BBC, truyền thông Mỹ ngày 5/9 dẫn các nguồn tin cho biết ông Trump có thể sẽ đưa ra thời hạn 6 tháng để quốc hội soạn thảo một dự luật nhằm thay thế chương trình Tạm hoãn trục xuất những trẻ em đến Mỹ bất hợp pháp (DACA).
Tuy nhiên theo các nguồn tin trên, ông Trump vẫn có thể thay đổi ý kiến. Ông dự định sẽ công bố quyết định vào ngày 5/9.
DACA là chương trình từ thời cựu Tổng thống Barack Obama nhằm bảo vệ hàng trăm ngàn người trẻ nhập cư bất hợp pháp, cho phép họ không bị trục xuất và cung cấp việc làm cho họ.
Ngay từ khi còn là ứng cử viên tổng thống, ông Trump đã cam kết sẽ xóa bỏ DACA và dường như ông sẽ kiên quyết thực hiện việc này, bất chấp cảnh báo từ nhóm chính trị gia đa đảng. Khác với vấn đề xây tường biên giới với Mexico hay bỏ chương trình ObamaCare, lần này, ông Trump không cần quốc hội thông qua việc dừng DACA.
Theo Politico, Nhà Trắng đã thông báo quyết định hủy bỏ DACA cho chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan hôm 3/9. Trước đó, ông Ryan đã kêu gọi ông Trump không xóa sổ DACA vì nó có thể gây hoang mang với những người trẻ tuổi. "Có những đứa trẻ được cha mẹ đưa tới Mỹ, chúng chỉ có gia đình tại Mỹ và không còn nơi nào khác là nhà", ông Ryan lập luận.
Một số nghị sĩ đảng Cộng hòa, trong đó có ông Ryan, và các lãnh đạo doanh nghiệp lớn như Google, General Motors và Microsoft đã công khai lên tiếng phản đối việc dừng DACA Về phía các nghị sĩ đảng Dân chủ, họ cho rằng việc dừng DACA là hành động thiếu tính nhân văn và quá tàn nhẫn đối với những người nhập cư trẻ tuổi.
Chương trình DACA được công bố hồi năm 2012 nhằm cho phép các trẻ em nước ngoài, thuộc diện không có giấy tờ được đưa đến Mỹ trước năm 16 tuổi, được quyền ở lại mà không bị trục xuất khi họ đi học, làm việc hay tham gia vào quân đội. Chính sách này được gia hạn 2 năm/lần.
DACA hiện đang bảo vệ cho 750.000 người nhập cư bất hợp pháp khỏi bị trục xuất, tạo ra công ăn việc làm và cơ hội học tập tạm thời cho những người này. Để được xét duyệt vào chương trình DACA, những người dưới 30 tuổi cần làm hồ sơ với thông tin cá nhân nộp cho Bộ An ninh Nội địa Mỹ. Họ sẽ được FBI kiểm tra về hồ sơ tiền án tiền sự cũng công việc họ đang làm.
Phần lớn những người nhập cư này xuất thân từ Mexico và các nước Mỹ Latin.
Đức Hoàng
Theo BBC
Triều Tiên trao trả công dân Hàn Quốc nhập cảnh trái phép Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã cho hồi hương một người đàn ông Hàn Quốc 60 tuổi, người đã bị Bình Nhưỡng bắt giữ hồi tháng trước với cáo buộc nhập cảnh Triều Tiên trái phép. Quang cảnh làng đình chiến Panmunjom giữa hai miền Triều Tiên ngày 26/4. (Ảnh: AFP/TTXVN) Người đàn ông mang họ Pyo đã được...