Bên trong thế giới mại dâm ở Ấn Độ
Ngồi trên giường trong một căn phòng tồi tàn, cô Sunita Devi thoa lại son môi chuẩn bị tiếp khách đến mua dâm tại một nhà thổ trên đường GB, được mệnh danh là phố đèn đỏ tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ.
Một người đàn ông vào nhà thổ ở đường GB, ở New Delhi, Ấn Độ – Ảnh: AFP
“Chúng tôi không đi tìm đàn ông, họ tự tìm đến chúng tôi. Chúng tôi muốn hành nghề mại dâm kiếm sống như bao nghề khác”, cô Devi, 35 tuổi, cho AFP biết.
Giống như hàng triệu gái mại dâm khác ở Ấn Độ, Devi đang đợi chờ phán quyết của Tòa án Tối cao Ấn Độ. Những cô gái này kỳ vọng Tòa án Tối cao sớm đưa ra phán quyết về việc điều chỉnh luật để chính phủ Ấn Độ hợp pháp hóa mại dâm, chấm dứt chuỗi ngày các cô thường xuyên bị cảnh sát kiểm tra, bị bắt rồi đưa vào trại cải tạo, nơi họ mô tả là “tệ hơn nhà tù”.
AFP dẫn số liệu thống kê của chính phủ Ấn Độ cho biết trong năm 2013, có khoảng 2.800 phụ nữ bị bắt vì bán dâm và 4.800 đàn ông bị bắt vì mua dâm.
“Đừng nhìn chúng tôi giống như chúng tôi là tội phạm hình sự, và làm ơn đừng bắt khách hàng của chúng tôi”, cô Devi nói.
Devi bị bạn trai cô bán vào nhà thổ với giá 50.000 rupee (khoảng 800 USD) cho một tên ma cô chăn dắt gái mại dâm. Nhưng sau đó chính Devi chọn ở lại, làm việc cho nhà thổ.
Tại nhà thổ này, khách hàng đến mua vé và chọn một cô gái họ thích rồi đưa lên phòng. Devi từng nhận ra rằng cô có thể kiếm 500 rupee (8 USD) hoặc hơn mỗi ngày mà không phải “làm việc nặng nhọc, cực khổ”. Trung bình mỗi đêm Devi tiếp 2 người đàn ông, hoặc 5 người nếu đắt khách. Đối với cô, khoản thu nhập 8 USD/ngày là số tiền không nhỏ.
Bên trong căn phòng tồi tàn phục vụ bán dâm tại một nhà thổ trên đường GB, phố đèn đỏ ở New Delhi, Ấn Độ – Ảnh: AFP
3 triệu gái mại dâm
Ấn Độ có khoảng 3 triệu gái mại dâm, theo tổ chức Havocscope, chuyên nghiên cứu về những thị trường chợ đen trên thế giới. Các nhà hoạt động xã hội Ấn Độ cho rằng nhiều phụ nữ Ấn Độ bán dâm phải được đối xử công bằng như các lao động khác.
“Luật pháp rất mơ hồ. Ai bóc lột ai? Người phụ nữ được trả tiền hay người đàn ông đi tìm sự sung sướng?”, bà Tripti Tandon thuộc tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền Lawyers Collective tại Ấn Độ đặt câu hỏi.
Một nhà hoạt động xã hội mang thùng bao cao su vào một nhà thổ để phân phát – Ảnh: AFP
Video đang HOT
Các cô gái mại dâm ở Ấn Độ mong muốn chính phủ hợp pháp hóa mại dâm để họ và khách hàng không phải hoạt động chui vì sợ bị bắt, điều này còn tăng nguy cơ lây lan của HIV và những bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục khác, theo AFP.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động chống buôn người lại cho rằng hợp pháp hóa mại dâm có nguy cơ dẫn đến nạn buôn người phát triển. Nhiều trẻ vị thành niên và phụ nữ ở những vùng quê nghèo khó bị bán vào nhà thổ. Trên 14 triệu người trưởng thành và trẻ em là nô lệ thời hiện đại ở Ấn Độ, đây là con số thuộc hàng cao nhất trên thế giới, theo báo cáo Chỉ số Nô lệ Toàn cầu của tổ chức chống buôn người và nô lệ đa quốc gia Walk Free Foundation.
Trong quá trình xem xét đơn kiến nghị hợp pháp hóa mại dâm được đệ trình cách đây hai năm, Tòa án Tối cao Ấn Độ đã lập một ủy ban chuyên điều tra về mại dâm và đang cân nhắc điều chỉnh luật về mại dâm. Tòa án Tối cao cũng đề nghị chính quyền các bang khảo sát để tìm hiểu tỉ lệ gái mại dâm muốn chuyển sang làm những ngành nghề khác, và bao nhiêu gái mại dâm muốn tiếp tục hành nghề.
Bán dâm có thu nhập tốt (?)
Một số gái mại dâm đứng đợi khách hàng ở đường GB cho biết họ không muốn từ bỏ nghề bán dâm bởi thu nhập cao hơn những nghề lao động phổ thông với đồng lương bèo bọt.
“Chúng tôi có tự do và thu nhập tốt”, Kusum, một gái đứng đường ở GB, kể mình kiếm được khoảng 20.000 rupee (317 USD) mỗi tháng. Cô dùng số tiền này để chăm lo cho chồng và ba đứa con nhỏ tại một ngôi làng ở bang Uttar Pradesh.
Kusum, 36 tuổi, bước vào nghề mại dâm sau khi nghe lời khuyên của một cô bạn cũng là gái mại dâm. Trong lúc Kusum đứng đường bán dâm, chồng cô ở nhà chăm sóc con cái, và những đứa con vẫn nghĩ mẹ chúng là một y tá ở Delhi.
Những căn phòng để gái bán dâm hành nghề trong một nhà thổ trên đường GB – Ảnh: AFP
Mặc dù đa số gái mại dâm Ấn Độ được hành nghề hợp pháp, nhưng họ lo ngại đề xuất cấp giấy phép hành nghề mại dâm như một số nước trên thế giới đang áp dụng; lý do là một khi có giấy phép hành nghề, họ phải đóng thuế.
“Cấp giấy phép hành nghề mại dâm có thể phù hợp với các nước phương Tây, nhưng ở Ấn Độ, nơi gái mại dâm bị xem thường và kỳ thị, điều này khó mà xảy ra”, theo bà Amit Kumar, điều phối viên quốc gia thuộc tổ chức All India Network of Sex Workers bảo vệ quyền cho gái mại dâm Ấn Độ.
Ủy ban Quốc gia về Phụ nữ của Ấn Độ, một cơ quan liên bang, hồi năm 2014 ủng hộ kiến nghị hợp pháp hóa mại dâm, nhưng sau đó phải thay đổi quan điểm vì bị chỉ trích gay gắt.
“Mại dâm là nghề lâu đời và sẽ không bao giờ chấm dứt”, bà Kumar cho biết, đồng thời kêu gọi Tòa án Tối cao và chính phủ Ấn Độ cần sớm có hành động.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Ngắm loạt bảo vật trong Bảo tàng Văn học 71 tỷ đồng
Phía trong Bảo tàng Văn học Việt Nam, vừa khánh thành sáng 26/6 tại đường Âu Cơ, Hà Nội, có gì quý giá?
Mất 10 năm xây dựng, Bảo tàng Văn học Việt Nam chính thức khánh thành sáng 26/6 tại đường Âu Cơ, Hà Nội với 3.454 tài liệu, hiện vật quý. Ảnh: Giám đốc Bảo tàng, nhà thơ Hữu Thỉnh, dẫn các vị khách tham quan phòng khánh tiết ở tầng một. Chính giữa phòng khánh tiết là dòng chữ in lên tường câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài", bằng chữ quốc ngữ, Hán và Nôm.Gian trưng bày văn học thời Trần với bức tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Tác gia Nguyễn Trãi và phong cảnh Côn Sơn. Nguyễn Du và chiếc bàn sáng tác nơi quê nhà. Gian trưng bày Truyện Kiều và một số bản dịch. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với bài thơ Nhật ký trong tù (Ngục trung nhật ký) được minh họa bằng hình ảnh đôi bàn tay sau song sắt nhà tù. Tái hiện hình ảnh Bác "ung dung yên ngựa trên đường suối reo" ở Pắc Bó. Ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và vua Bảo Đại. Tái hiện cảnh ở chiến khu Việt Bắc. Nhạc sĩ Văn Cao được ghi nhận là nhà văn, nhà thơ với các tác phẩm thuộc hai thể loại này. Bức tượng nhà thơ Xuân Diệu đặt cạnh ảnh ông và nhà thơ Huy Cận. Gian trưng bày nhà văn Nguyễn Minh Châu. Tượng nhà văn Nam Bộ Nguyễn Quang Sáng. Tượng các nhân vật thầy bói, vợ chồng Văn Minh trong Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
Mất 10 năm xây dựng, Bảo tàng Văn học Việt Nam chính thức khánh thành sáng 26/6 tại đường Âu Cơ, Hà Nội với 3.454 tài liệu, hiện vật quý. Ảnh: Giám đốc Bảo tàng, nhà thơ Hữu Thỉnh, dẫn các vị khách tham quan phòng khánh tiết ở tầng một.
Chính giữa phòng khánh tiết là dòng chữ in lên tường câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài", bằng chữ quốc ngữ, Hán và Nôm.
Gian trưng bày văn học thời Trần với bức tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Tác gia Nguyễn Trãi và phong cảnh Côn Sơn.
Nguyễn Du và chiếc bàn sáng tác nơi quê nhà.
Gian trưng bày Truyện Kiều và một số bản dịch.
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với bài thơ Nhật ký trong tù (Ngục trung nhật ký) được minh họa bằng hình ảnh đôi bàn tay sau song sắt nhà tù.
Tái hiện hình ảnh Bác "ung dung yên ngựa trên đường suối reo" ở Pắc Bó.
Ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và vua Bảo Đại.
Tái hiện cảnh ở chiến khu Việt Bắc.
Nhạc sĩ Văn Cao được ghi nhận là nhà văn, nhà thơ với các tác phẩm thuộc hai thể loại này.
Bức tượng nhà thơ Xuân Diệu đặt cạnh ảnh ông và nhà thơ Huy Cận.
Gian trưng bày nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Tượng nhà văn Nam Bộ Nguyễn Quang Sáng.
Tượng các nhân vật thầy bói, vợ chồng Văn Minh trong Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
Theo_Kiến Thức
Vụ xả súng tại nhà thờ Mỹ qua lời kể của người sống sót "Tôi đã bắn bà chưa?". Khi cụ bà trả lời "chưa" thì tay súng tiếp tục nói: "Tốt, vì tôi cần ai đó còn sống. Và bà sẽ là người sống sót duy nhất". Nghi phạm Dylann Roof bị cảnh sát bắt giữ - Ảnh: Reuters Tay súng được cho là Dylann Roof, 21 tuổi, đã bị bắt giữ với cáo buộc thực...