Bên trong nhà tù “ngoại tình” ở Afghanistan
10 năm sau sự sụp đổ của chế độ Taliban- sự kiện được ca ngợi là một bước đột phá đối với phụ nữ-vẫn còn hơn 350 người đang chết mòn trong nhà tù Afghanistan vì tội chạy trốn bạo lực và hôn nhân cưỡng ép.
Theo số liệu mà The Daily Telegraph có được, hơn một nửa nữ tù nhân tại Afghanistan (khoảng 350 người) bị kết tội là “tội phạm đạo đức.” Trong đó, số tù nhân từ 12-18 tuổi chiếm 4/5.
Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc ước tính con số này khoảng 600, tăng 380 người so với hai năm trước. Hơn 114 thiếu nữ từ 12 tới 18 tuổi bị giam giữ, 80% trong số họ bị kết tội vì bỏ trốn hoặc ngoại tình, một nhân viên tư pháp Afghanistan cho hay.
Tình trạng này được dự đoán sẽ trở nên tồi tệ hơn sau khi Tòa án tối cao phán quyết rằng một phụ nữ bỏ chạy khỏi nhà hoặc đi bất cứ nơi nào khác mà không phải đồn cảnh sát hay tới nhà người thân thì sẽ bị nhốt lại như một cách để ngăn ngừa quan hệ tình dục bất hợp pháp và mại dâm.
Phán quyết này đồng nghĩa với việc sẽ có thêm nhiều phụ nữ bị giam giữ.
Hệ thống tư pháp Afghanistan vẫn còn nặng nề đối với những người phụ nữ trong một nền văn hóa xã hội bảo thủ sâu sắc.
Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch đã phỏng vấn 50 tù nhân cho báo cáo sắp tới về vấn đề này và phát hiện rằng những người phụ nữ cố gắng chạy trốn khỏi cuộc hôn nhân sắp đặt, những trận đòn roi và chồng-những người ép họ đi làm gái mại dâm.
“Những trường hợp thế này không những còn tiếp tục mà có vẻ như sẽ gia tăng sau 10 năm chế độ Taliban sụp đổ-sự kiện được coi là khởi đầu mới cho phụ nữ Afghanistan”-Heather Barr, nhà nghiên cứu của tổ chức cho biết.
Video đang HOT
Nhiều phụ nữ nói rằng họ cảm thấy hạnh phúc khi ở trong tù bởi vì họ đã tạm thời được bảo vệ khỏi sự đe dọa trả thù của người thân để xóa bỏ vết nhơ để lại trên danh dự gia đình.
Tại Afghanistan chỉ có vài trại tị nạn cho những người phụ nữ bị ngược đãi và hầu hết họ không có nơi nào để đi.
Huma Safi, người thực hiện một chương trình giúp đỡ phụ nữ thoát khỏi các nhà tù, cho biết trong khi giáo dục và chính trị đã được cải cách trong hàng thập kỷ qua, hầu như không có chính sách nào giúp đỡ phụ nữ bị buộc tội vô luân.
“Xã hội buộc tội những người phụ nữ mà không hỏi tại sao họ bỏ chạy. Sau đó, họ sẽ bị bắt lại và bỏ tù. Ngay cả khi được thả ra, họ cũng sẽ bị coi là vết nhơ cho gia đình”-Safi nói thêm.
Mohammad Seddiq Seddiqi, người đứng đầu nhà tù vị thành niên ở Afghanistan cho biết: “Khoảng 80% các cô gái ở đây mắc tội phẩm hạnh. Xã hội Afghanistan thực sự ghét bỏ những tội phạm này.”
Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch cho biết hai nhà tù dành cho nữ phạm nhân lớn nhất tại Kabul và Herat hầu như chỉ dành cho những tù nhân bị kết án là tội phạm đạo đức.”
Theo VietNamNet
Thế giới ngầm sau song sắt nhà tù Mỹ
Với các nữ phạm nhân của Mỹ, nhà tù không khác gì một chiến trường. Tác giả của cuốn sách "Inside This Place, Not of It: Narratives from Women"s Prisons" đã soi sáng "bí mật" bẩn thỉu trong các nhà tù tại đây.
Tại một số bang, phạm nhân nữ vẫn bị xích ngay cả khi trên bàn mổ đẻ
Xiềng xích, lạm dụng tình dục, nhục nhã. Có vẻ giống như một phòng tra tấn thời kỳ trung cổ, nhưng đó lại chính là cuộc sống hiện đại của các tù nhân nữ trên khắp nước Mỹ.
Những câu chuyện khiến cho ai cũng thấy ớn lạnh: một phụ nữ từng bị một nhân viên y tế sàm sỡ khi cô bị sốt cao. Cô không còn lựa chọn nào khác là cam chịu nếu như muốn được chăm sóc về y tế.
Một phụ nữ khác bị trợ lý kiêm phó quản ngục cưỡng bức thô bạo. Cô nói: "Điều này trở thành cơm bữa trong suốt hai năm qua". Cô không thể trông cậy vào đâu, vì nếu nói ra sự thật này có thể sẽ bị trả đũa - có thể là sẽ công khai đánh đập, hoặc kín đáo làm thay đổi thời gian mãn hạn tù.
Irma Rodriguez vào tù vì tội vận chuyển ma túy. Trong thời gian thi hành án năm 1990, Irma được chuẩn đoán là nhiễm HIV dương tính, nhưng sau đó một thập kỷ được "điều trị" hung hãn và bằng "thuốc độc", cô hiểu rằng cô chưa bao giờ bị nhiễm HIV.
Sheri Dwight bị kết án tù trong vì đã cố gắng giết người. Trong khi bị giam, cô bị đau bụng và sau đó được phẫu thuật. Nhưng rất lâu sau, cô mới biết mình đã bị cắt buồng trứng.
Mới đây, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về vấn đề Bạo lực đối với phụ nữ Rashida Manjoo đã trình bày trước Đại Hội đồng về các thông tin mà cô thu thập được. Báo cáo này không khác gì bản cáo trạng rất đáng lo ngại về tình trạng đối xử đối với các nữ phạm nhân trong nhà tù Mỹ.
Mặc dù cô nhấn mạnh rằng một bộ luật năm 2003 có tên Luật loại trừ Cưỡng bức phạm nhân đã giúp giảm nạn lạm dụng tình dục thường xuyên, nhưng tình trạng này vẫn còn phổ biến. Cô mô tả tình trạng phụ nữ bị quản ngục cưỡng bức để đổi lấy các đồ dùng cơ bản như thức ăn, xà phòng hoặc gọi điện thoại, hay gặp người thân. Manjoo đặc biệt lo ngại về tình trạng thiếu chăm sóc y tế trong các nhà tù nữ.
Một phụ nữ mắc bệnh tiểu đường do béo phì đã không được chăm sóc thích đáng cho tới khi cô bị hôn mê và suýt chết. Manjoo cũng đề cập tới trường hợp các nữ tù nhân mang thai và sinh con tại bệnh viện với xiềng xích trên người.
Mặc dù 14 bang tại Mỹ đã ban hành luật chống xiềng xích nữ phạm nhân mang thai, thì tại các bang khác, nữ phạm nhân vẫn "bị xiềng xích trên đường họ đến và rời khỏi bệnh viện, đôi khi vẫn bị xích trên bàn mổ, trước và sau khi sinh".
Hiện nay, số lượng phụ nữ bị tống giam tại Mỹ đã tăng rất nhiều so với các thập kỷ trước đây với tỉ lệ gấp 8 lần so với 32 năm trước. Hơn nữa, với nhiều trường hợp phụ nữ phạm tội vì có hành vi bạo lực, họ thường hành xử đối với mệnh lệnh của người yêu hoặc chồng, hoặc để tự vệ.
Tại Mỹ, tình trạng lạm dụng tình dục rất phổ biến, được gọi với cái tên "Bí mật "công khai" nhất nước Mỹ". Các phạm nhân nam và nữ đều không hề được bảo vệ, thường bị các nhân viên quản trại cũng như bạn tù lạm dụng.
Nghiên cứu mới đây cho thấy tình trạng lạm dụng đối với nữ phạm nhân ngày càng lan rộng hơn. Năm 2002, một bản điều tra về các hiện tượng cưỡng bức tình dục tại ba nhà tù bang Midwestern cho ra các kết quả rất khác nhau, với tỉ lệ từ 27% tới 8-9%.
Năm 2006, mộ nghiên cứu khác trên 436 phạm nhân tại hệ thống nhà tù miền nam cho thấy, 17,2% nữ tù nhận mình là nạn nhân của xâm phạm tình dục.
Mỹ là một trong "ít quốc gia phát triển cho phép người giám sát khác giới đối với phạm nhân nam hoặc nữ tại những khu vực nhạy cảm như khu vực sinh hoạt, nhà tắm và nhà vệ sinh". Trên thực tế, theo các tiêu chuẩn quốc tế, với các khu vực có nữ phạm nhân thì giám thị cũng phải là nữ.
Trong một báo cáo khác vào năm 2007 cho thấy các hành vi sai trái về mặt tình dục đối với phạm nhân nữ chủ yếu do các giám thị nam gây nên. Điều này đã củng cố thêm niềm tin của các luật sư rằng các giám thị khác giới tại các khu vực riêng tư chỉ tăng thêm nạn xâm hại tình dục.
Theo VietNamNet
Giọt nước mắt của những nữ phạm nhân tuổi teen Trần Thị H có đôi mắt to và tia nhìn tinh nghịch, nụ cười hiền lành. Nhìn đôi mắt ấy, nụ cười ấy hiếm ai nghĩ cô bé vào trại với tội danh: giết người, cướp tài sản, bị kết án 18 năm tù. Nước mắt không ngừng rơi trên khuôn mặt của những cô gái mới 17, 18 tuổi khi nói chuyện...