Bên trong ngôi chùa có hàng nghìn con dơi
Khung cảnh và nhịp sống đời thường tại chùa Dơi mang vẻ đẹp riêng trong mùa nắng lạnh cuối năm.
Chùa Dơi là điểm du lịch nổi tiếng ở Sóc Trăng, có tên Khmer là Wath Sêrâytêchô Mahatup. Người Kinh và người Hoa đọc trại Mahatup thành “Mã tộc”, nên chùa còn có tên gọc là chùa Mã Tộc.
Từ trung tâm thành phố Sóc Trăng, du khách đi đường Lê Hồng Phong, gần 2 km gặp cổng chào Khu du lịch chùa Dơi và rẽ phải đường Văn Ngọc Chính, phường 3, đi thêm một đoạn là tới.
Kiến trúc chùa Dơi bao gồm ngôi chính điện, Sala, nhà tăng, phòng khách, hồ cá, các tháp để tro cốt, được bố trí hài hòa trong khuôn viên có diện tích trên 3 ha.
Xung quanh khu vực từ cổng lớn dẫn lối vào chính điện trồng nhiều cây sao và dầu cổ thụ, mang đến không gian xanh cho ngôi chùa.
Theo thư tịch cổ của chùa Dơi còn lưu giữ, chùa được dựng từ năm 1569, do ông Thạch Út đứng ra xây dựng. Khởi đầu, chùa được xây bằng gỗ, lợp lá dừa nước, trải qua nhiều lần tu sửa, đến năm 1960, ngôi chính điện được trùng tu lại bằng vật liệu kiên cố.
Vị sư đang quét sân chùa, một nếp sinh hoạt thường ngày vào 6 giờ sáng của các sư đang tu học tại đây. Phía sau khuôn viên chùa là một hồ nước kè bằng đá nuôi các loài cá khác nhau, tạo cảm giác yên lành, thanh tịnh. Đứng trên bờ chỉ cần vỗ tay, cá dưới hồ ngoi lên và tranh nhau đớp mồi khi khách tham quan thả thức ăn xuống.
Video đang HOT
Một trong những nét kiến trúc Khmer độc đáo du khách nhận thấy là nụ cười huyền bí của những bức tượng tiên nữ Kemnar chắp tay trước ngực, đắp trên hành lang bao quanh gian chính điện. Ngoài ra, có nhiều tháp nhỏ trên mái chùa, phía đầu hồi chạm trổ hình rắn Naga uốn lượn đầy tinh xảo.
Phật tử cầu nguyện trước lúc làm lễ dâng cơm ngày rằm (theo lịch của người Khmer) lên Đức Phật cùng sư sãi, nhằm cầu siêu cho người quá cố và cầu bình an, hạnh phúc cho gia đình và người trong khóm, ấp. Khu vực họ đang thực hiện nghi lễ dâng cơm là Sala chùa đang được cải tạo, sửa chữa trong tháng 11-12/2020.
Trẻ em theo người lớn đi dâng cơm đang tò mò xem bức bích họa về Đức Phật tại khu vực Sala chùa đang sửa chữa.
Ngoài gian chính điện, trong khuôn viên chùa còn có nhiều bảo tháp chứa di hài, nơi thờ cúng các nhà sư quá cố.
Điều thích thú nhất với du khách khi đến chùa Mã Tộc là được chiêm ngưỡng cảnh hàng trăm con dơi treo mình lủng lẳng như trái cây trên cành lá, đặc biệt là chúng chỉ đậu trên những tán cây trong chùa, tuyệt nhiên không đậu ở bên ngoài.
Sư Trịnh Minh Cần, đang tu học tại chùa, cho biết loài dơi sống tại chùa chủ yếu là dơi quạ, dơi ngựa. Con trưởng thành có sải cánh 1 – 1,5 m và trọng lượng 0,5 – 1 kg. Lúc trời chạng vạng tối, đàn dơi bay đi kiếm ăn rồi quay về vào khoảng 3 – 4 h sáng hôm sau. Số lượng dơi hiện nay đã giảm nhiều do bị săn bắt khi chúng bay đi kiếm ăn.
Trong thời gian tham quan chùa Dơi, có dịp du khách cùng các sư đi khất thực trên những con hẻm nhỏ trong xóm, ấp và nhịp sống của bà con Khmer quanh chùa mang đến trải nghiệm thú vị.
Sức hút của chùa Dơi chính là cảnh quan gần gũi với thiên nhiên, một quần thể kiến trúc tôn giáo Khmer hòa quyện với môi trường sống của loài dơi hoang dã.
Sau khi tham quan, du khách có thể thưởng thức nước thốt nốt, vú sữa tím và chọn mua các mặt hàng đặc sản của người Khmer như mắm, chao hay khô cá lóc được bán trước cổng hay dọc lối vào chùa.
5 ngôi chùa Khmer nổi tiếng ở miền Tây
Về miền Tây Nam Bộ, du khách không nên bỏ qua 5 ngôi chùa Khmer sở hữu nét đẹp cổ kính và kiến trúc độc đáo dưới đây.
Ảnh: Deven.hwang.
Chùa Xiêm Cán - Bạc Liêu là một trong những ngôi chùa Khmer đẹp và lớn nhất miền Tây. Tọa lạc ở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, chùa Xiêm Cán là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của người dân địa phương. Chùa được xây dựng từ năm 1887, đến nay đã tồn tại hơn 130 năm. Chùa cũng được xem là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi diễn ra các lễ hội truyền thống của người Khmer.
Ảnh: Huyentuu, Kin_autt.
Chùa được thiết kế theo kiến trúc Angkor của Campuchia, sự đặc sắc còn được thể hiện ở mái vòm, tường, cầu thang... Quanh chùa là hàng rào được xây kiên cố, trang trí với nhiều hoa văn ấn tượng. Cổng chùa được đắp nổi và chạm khắc với nhiều hoa văn đậm sắc thái Khmer.
Ảnh: Ngan bella, Lehatruc.
Chùa Dơi - Sóc Trăng: Chùa còn có tên gọi khác là chùa Wathserâytêchô - Mahatup hay Mã Tộc. Sở dĩ ngôi chùa có tên Chùa Dơi vì đây là nơi trú ngụ của rất nhiều con dơi. Khuôn viên 4 ha rộng lớn bao gồm các khu vực như Xala, chánh điện, nhà mồ... Xung quanh chùa được bao bọc bởi những rừng cây sao, cây dầu nên càng thoáng mát hơn. Đến chùa, ngoài thăm viếng, bạn còn được chiêm ngưỡng những hiện vật quý giá được lưu giữ như bộ sách kinh viết bằng tay trên lá thốt nốt, tượng Phật, bộ đèn dầu cổ...
Ảnh: Pthienphuoc.
Chùa Vàm Ray nằm ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, nổi tiếng với màu sơn thếp vàng làm chủ đạo. Đến đây, du khách thực sự choáng ngợp trước kiến trúc lộng lẫy, uy nghiêm, bề thế. Đặc biệt, chùa còn nổi bật với bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn lớn nhất Việt Nam có chiều dài 54 m.
Ảnh: Langthang.angiang.
Chùa Tà Pạ - An Giang tọa lạc trên ngọn đồi cao, xung quanh đều là những địa điểm du lịch nổi tiếng. Ngôi chùa theo Phật giáo Nam Tông có kiến trúc Khmer đặc trưng. Công trình đồ sộ uy nghi, được trạm trổ điêu khắc tinh xảo, đắp nối nhiều tranh tượng phù điêu hình chim thần Garuda, rắn thần Naga, tượng Cây No... mang tính nghệ thuật cao.
Ảnh: Lanphung, Thienphan.2001.
Cũng sở hữu kiến trúc Khmer ấn tượng, chùa Chén Kiểu thu hút du khách bởi vẻ ngoài độc đáo. Khi đến đây, bạn sẽ ấn tượng với những bức tường được ốp các loại chén kiểu đủ loại hoa văn, kết hợp cùng những mảnh gạch men nhỏ vô cùng khéo léo và tinh tế. Kiến trúc của chùa là mái nóc có 3 nếp, nếp dưới cùng có kích thước khá lớn và nhỏ dần khi lên cao. Mỗi nếp trang trí với nhiều họa tiết cùng các tượng Khmer mang theo ước vọng bình yên, siêu thoát.
Đi hết những ngôi chùa lên hình đẹp tựa cung điện ở miền Tây Bên cạnh những miệt vườn, chợ nổi đặc trưng, miền Tây Nam Bộ còn thu hút du khách với rất nhiều ngôi chùa cổ kính, linh thiêng, là background tuyệt đẹp cho các bức hình check-in. Ảnh: 66ching_. Chùa Vĩnh Tràng (Tiền Giang): Được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, chùa Vĩnh Tràng hay còn gọi Vĩnh Trường là nơi thờ Phật...