Bên trong “mỏ” đào Bitcoin lâu đời nhất lịch sử có gì?
“Khu hầm mỏ” này đã đào được gần 1,3 triệu Bitcoin kể từ khi được đưa vào hoạt động.
Trên thực tế, mỏ đào Bitcoin này có một khởi đầu khá khiêm tốn. Nơi đây được thành lập vào năm 2010 tại thành phố Prague, Czechia và được gọi với cái tên khá đơn giản Bitcoin.cz, không lâu sau đó, nhà sáng lập của dự án Mark “Slush” Palatinus đã quyết định “đi bước nữa” bằng cách dốc toàn lực vào việc tạo ra một thứ gọi là ví cứng, với mục đích là lưu trữ tài sản số, câu chuyện về công ty này sẽ được khai thác trong một bài viết khác. Quay trở lại với Bitcoin.cz, công ty này nhanh chóng được tiếp quản bởi Braiins, một công ty chuyên nghiên cứu và phát triển công nghệ nhúng trên Linux, đồng thời đổi tên thành Slush Pool.
Trở về hiện tại, Braiins (hay còn gọi là Slush Pool) đã phát triển để trở thành “mỏ” đào Bitcoin lớn nhất thế giới. Hiện tại Slush Pool đang sở hữu hơn 15.000 thành viên và hash rate (tỷ lệ băm) của hệ thống này chiếm từ 5-8% trong toàn bộ mạng Bitcoin. Hiện tại, 100% thu nhập của Braiins đều đến từ Bitcoin và công ty này chỉ thu từ các thành viên của mỏ đào 2-2,5% tiền hoa hồng từ việc sử dụng phần mềm đào coin.
Trong một bài phỏng vấn độc quyền với Cointelegraph, Kristian Csepcsar, giám đốc marketing của Braiins đã chia sẻ về những lý do vì sao vẫn còn một lượng lớn người dùng vẫn tham gia “mỏ” đào Bitcoin này dẫu đã có rất nhiều đối thủ xuất hiện trong những năm trở lại đây.
Video đang HOT
Kristian Csepcsar – CMO đương nhiệm của Braiins
Đầu tiên, Slush Pool sở hữu phần mềm đào coin ưu việt. Csepcsar cho rằng, việc vận hành gần 60.000 máy đào cùng một lúc là một nhiệm vụ bất khả thi nếu như không có sự hỗ trợ của một phần mềm hoạt động hiệu quả.
Kế đến, không như các nền tảng khác, trong suốt 12 năm hoạt động, Braiins không tập trung vào việc phát triển việc hỗ trợ đa dạng loại coin như Ethereum mà chỉ tập trung duy nhất vào Bitcoin.
Cuối cùng, khi được hỏi về lý do vì sao Braiins vẫn có thể phát triển mạnh mẽ như vậy sau nhiều lần thị trường điều chỉnh và đặc biệt là hàng chục đối thủ đã ngã xuống, Csepcsar cho rằng lợi thế lớn nhất của Braiins đến từ tuổi đời của nó, công ty đã hoạt động hơn một thập kỷ và đã tích lũy đủ kinh nghiệm để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn khi thị trường đỏ lửa. “Đơn giản thôi, chúng tôi sử dụng những kinh nghiệm mình có để đưa ra những kịch bản xấu nhất và chuẩn bị sẵn sàng cho điều đó”, Csepcsar chia sẻ.
Xuất hiện nguy cơ tiềm tàng đối với Bitcoin khi trung tâm khai thác lớn thứ hai thế giới chao đảo
Việc ngắt internet và thiếu điện giáng một đòn mạnh vào "mỏ" đào Bitcoin lớn thứ hai thế giới.
Giá Bitcoin đã giảm hơn 10% trong những ngày gần đây, trong bối cảnh các cuộc biểu tình lan rộng làm rung chuyển Kazakhstan, một trong những trung tâm khai thác tiền điện tử hàng đầu thế giới.
Bitcoin giao dịch quanh mức 42.000 USD vào thứ Sáu (7/1), giảm từ mức 48.000 USD vào cuối năm 2021, theo CoinDesk.
Đồng Bitcoin mới được đưa vào lưu hành như một phần thưởng cho các thợ đào khi giải quyết được các bài toán phức tạp. Sau khi chính phủ Kazakhstan ra lệnh cho nhà cung cấp viễn thông hàng đầu cắt internet trên toàn quốc, hash rate (tỷ lệ băm đo lường năng lực khai thác) đã giảm.
Việc cắt truy cập internet là động thái nhằm phản ứng lại trước các cuộc biểu tình gay gắt về giá khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tăng cao. Đây là loại nhiên liệu được nhiều người lái xe ở Kazakhstan sử dụng. Khả năng truy cập internet là rất cần thiết đối với hoạt động khai thác và giao dịch Bitcoin. Tỷ lệ băm ngày 6/1 theo đó giảm 15% so với đầu năm.
Sau khi Trung Quốc và một trung tâm tiền điện tử hàng đầu khác cấm các hoạt động khai thác tiêu tốn nhiều năng lượng, nhiều công ty khai thác tiền điện tử đã chuyển đến Kazakhstan để tận dụng nguồn điện giá rẻ.
Tính đến tháng 8/2021, Kazakhstan chiếm 18% tỷ lệ băm toàn cầu, theo Trung tâm tài chính thay thế Cambridge của Anh.
Sự cố mất internet kéo dài có thể buộc các thợ đào Bitcoin ở Kazakhstan phải ngừng hoạt động hoặc chuyển đi nơi khác. Nhưng mất kết nối internet không phải vấn đề duy nhất các thợ đào tiền điện tử ở Kazakhstan phải đối mặt.
Mặc dù nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc biểu tình đang diễn ra là giá LPG, nhu cầu về điện tại quốc gia này cũng đang vượt quá nguồn cung trong một thời gian. Điều này dẫn đến tình trạng cắt điện đột ngột hoặc luân phiên. Một số người cho rằng các hoạt động khai thác tiêu tốn nhiều năng lượng là nguyên nhân gây ra tình trạng hỗn loạn hiện nay.
Nhà phân tích thị trường Yuya Hasegawa của sàn giao dịch tiền điện tử Bitbank có trụ sở tại Tokyo cho biết rằng các thợ đào có thể đang chuyển Bitcoin từ tài khoản lưu trữ sang tài khoản giao dịch để họ có thể chốt lợi nhuận. 5.000 Bitcoin đã được giao dịch qua các tài khoản do thợ đào coin nắm giữ.
Tình hình ở Kazakhstan cho thấy rủi ro địa chính trị ảnh hưởng đến Bitcoin cao như thế nào, mặc dù loại tiền ảo này không do một chính phủ nào phát hành hay hậu thuẫn.
Các yếu tố chính trị và xã hội được cho là sẽ đóng nhiều vai trò hơn trong thị trường tiền điện tử. El Salvador gần đây đã trở thành quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa Bitcoin. Trong khi đó, Nga và Iran tăng gấp đôi khai thác Bitcoin như một cách kiếm ngoại tệ.
Chàng trai 19 tuổi kiếm 54.000 USD/năm nhờ trông mỏ đào Bitcoin Không đi theo con đường đại học, chàng trai người Mỹ Nick Sears quyết định tham gia vào hoạt động khai thác Bitcoin ngay từ năm 17 tuổi. Theo CNBC, khác với bạn bè cùng trang lứa, Nick Sears, chàng trai Mỹ 19 tuổi, đã dấn thân vào con đường khai thác Bitcoin thay vì chọn đại học. Trước đó 2 năm, Sears...