Bên trong khu nghỉ nơi gia đình giàu nhất châu Á tránh dịch
Mới đây, doanh nhân người Ấn Độ Mukesh Ambani đã có một kỳ nghỉ cùng gia đình tại khu nghỉ dưỡng Brgenstock Resort (Thụy Sĩ).
Với khối tài sản lên tới 79,3 tỷ USD, gia đình ông Ambani là gia tộc giàu nhất châu Á ở thời điểm hiện tại.
Được biết, gia đình ông Ambani đã đặt hai phòng Hoàng gia và Tổng thống của khu nghỉ dưỡng này. Đại diện Brgenstock Resort hé lộ, giá của phòng Tổng thống vào khoảng 28.000 USD/đêm (hơn 642 triệu đồng) còn phòng Hoàng gia có mức giá lên tới 46.000 USD/đêm (hơn 1 tỷ đồng). Điều này có nghĩa, gia đình quyền quý người Ấn đã chi hơn 74.000 USD cho mỗi đêm tại resort thượng hạng này.
Gia đình ông Mukesh Ambani.
Được xây dựng từ năm 1873, Brgenstock Resort là điểm đến được nhiều thương nhân giàu có và các ngôi sao nổi tiếng thế giới lựa chọn khi ghé thăm Thụy Sĩ. Khu nghỉ là điểm họp quen thuộc của các lãnh đạo cấp cao đến từ những công ty hàng đầu thế giới.
Du khách có thể tới khu nghỉ bằng ô tô, trực thăng hoặc máy bay. Brgenstock Resort chỉ cách sân bay Buochs khoảng 15 phút lái xe. Ngoài ra, du khách cũng có thể thưởng ngoạn cảnh sắc nơi đây bằng cách di chuyển canoe vượt sông Lucerne và leo đèo để lên khu nghỉ.
Tàu leo đèo của Brgenstock Resort.
Resort bao gồm 4 khách sạn, 2 spa, 10 quán bar và nhà hàng. Sang trọng nhất trong số đó là Brgenstock Resort & Alpine Spa với 120 phòng.
Brgenstock Resort & Alpine Spa.
Khách sạn có 15 loại phòng khách nhau, mức giá khởi điểm cho mỗi đêm tại đây là 1.267 USD.
Căn hộ đắt giá nhất có thể đặt qua website là phòng Tổng thống. Bên cạnh các nội thất sang trọng, phòng tắm của căn hộ này bao gồm bể tắm nước nóng, buồng xông hơi và phòng massage.
Phòng ngủ trong căn Tổng thống.
Video đang HOT
Phòng khách rộng rãi cho tầm nhìn toàn cảnh hồ Lucerne.
Căn phòng còn có tầng thượng mở thoáng đãng.
Căn hộ Hoàng gia với giá 46.000 USD/đêm không được công bố trên website của Resort mà chỉ có thể đặt trước bằng cách liện hệ trực tiếp.
Hệ thống Spa của Brgenstock Resort rộng 10.003 m 2 , bao gồm nhiều bể bơi và 13 phòng trị liệu hiện đại – trong đó có phòng xông hơi, tắm nước mặn, sauna và khu thư giãn. Alpine Spa nổi tiếng với phương pháp đắp mặt nạ bằng trứng cá với giá 325 USD cho 90 phút và massage đá nóng với 348 USD cho 80 phút.
Bên trong resort có bể bơi bốn mùa với khung cảnh hồ Lucerne.
Bể bơi vô cực ngoài trời.
Với các vị khách không muốn chia sẻ không gian chung, có thể sử dụng phòng spa riêng bao gồm bể sục nước nóng, buồng xông hơi Phần Lan, phòng xông hơi và buồng tắm tráng. Phòng spa riêng có giá từ 456 USD đến 964 USD một giờ tùy theo kích thước của phòng.
Khách hàng có thể thuê phòng spa riêng biệt.
Khách sạn đắt giá thứ hai của khu nghỉ là Palace Hotel & Conferences. Khách sạn 4 sao được xây dựng từ năm 1903, bao gồm 137 phòng với giá khởi điểm từ 1.006 USD cho mỗi đêm lưu trú.
Tòa Palace Hotel & Conferences kết hợp giữa phong cách cổ điển và được điểm tô các nét hiện đại.
Resort còn có trung tâm phục hồi và trị liệu mang tên The Waldhotel Health & Medical Excellence với 23 phòng điều trị. Với giá khởi điểm từ 1.007 USD mỗi đêm, trung tâm cung cấp các dịch vụ: kiểm tra y tế, nghỉ dưỡng sau phẫu thuật và điều trị hồi sức.
Trung tâm trị liệu và phục hồi The Waldhotel Health & Medical Excellence.
Resort có 7 nhà hàng cho khách lựa chọn. Nổi tiếng nhất là nhà hàng Pháp RitzCoffier thuộc Palace Hotel & Conferences. Bên cạnh đó còn có nhà hàng ngoài trời Spices Kitchen and Terrace phục vụ các món ăn châu Á – gồm đồ Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan và Ấn Độ. Một bàn ăn 4 món sẽ có giá khoảng 133 USD/người chưa đi kèm đồ uống.
Nhà hàng RitzCoffier.
Nhà hàng châu Á Spices Kitchen and Terrace.
Ngoài ra còn có 3 quầy bar để khách hàng thưởng thức đồ uống. Tại Lakeview Bar & Cigar Lounge, một ly cocktail sẽ có giá khoảng 26 USD và một điếu cigar có giá từ 14 đến 33 USD.
Lakeview Bar & Cigar Lounge
Sắc màu cao nguyên đá Hà Giang
Các tác phẩm đạt giải trong cuộc thi "Ảnh đẹp du lịch Hà Giang năm 2020" khắc họa nhiều góc nhìn về thiên nhiên và con người miền đá.
Ảnh Chân dung hai em bé ở Vần Chải chụp tại xã Vần Chải của Lê Việt Khánh (Hà Nội) đạt giải nhất Cuộc thi "Ảnh đẹp du lịch Hà Giang năm 2020". Năm nay ban tổ chức nhận được hơn 1.595 ảnh dự thi của 256 nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên khắp ba miền gửi về. Chung cuộc có 20 tác phẩm đạt giải (2 giải nhất, 4 giải nhì, 6 giải ba ,8 giải khuyến khích ) và chọn thêm 80 ảnh trưng bày triển lãm dịp Lễ hội hoa tam giác mạch.
Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc 2 em bé dân tộc H'Mông trong trang phục truyền thống. Anh Khánh chia sẻ: "Chất liệu thổ cẩm sặc sỡ cùng sự hồn nhiên của con trẻ là khoảnh khắc thúc giục tôi bấm máy. Qua tìm hiểu tôi biết người H'Mông quan niệm các khối thêu càng tỉ mỉ, càng thể hiện được sự khéo léo của người phụ nữ trong việc vun vén hạnh phúc gia đình".
Ngoài ảnh đơn đạt giải nhất, anh Khánh còn đạt giải ba với bộ ảnh "Mùa xuân ở Lao Xa", khắc hoạ khung cảnh mùa xuân ngập tràn hoa đào, mận.
Tác phẩm Vẻ đẹp viễn biên của tác giả Phạm Hoài Nam (Hà Nội) chụp tại xã Lũng Táo, Đồng Văn được đồng giải nhất. "Lúc đi ngang qua cung đường này, thấy những em bé dân tộc gùi thuốc nối đuôi nhau đi giữa núi non hùng vỹ, ánh nắng sớm rọi ngược, tôi vội đỗ xe vào lề đường hô anh em xuống chụp", tác giả kể.
Bà Triệu Thị Tình - Phó giám đốc Sở VHTTDL Hà Giang, cũng là trưởng ban giám khảo cuộc thi cho biết 2 giải nhất rất đồng đều giữa cảnh và người, qua đó gửi gắm thông điệp du lịch Hà Giang tuyệt vời giữa núi non hùng vĩ, con người thân thiện, giàu văn hóa.
Tác phẩm Thiêng liêng cột cờ Lũng Cú đạt giải nhì của tác giả Nguyễn Minh Tân (TP. HCM). Cột cờ Lũng Cú, hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) nằm ở độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển. Điểm địa đầu Tổ quốc được tác giả ghi lại bằng fly-cam.
Tác phẩm Con đường tôi đi được đồng giải nhì của Vũ Ngọc Tuấn (Hà Nội) chụp trên đường đi Đồng Văn, Hà Giang lúc 6h ngày 14/3/2019. Qua bức ảnh, tác giả gửi thông điệp về một ngày mới đầy năng lượng với con đường phía trước luôn chờ ta khám phá.
Bức ảnh Đến với cao nguyên chụp tại dốc Thẩm Mã, Đồng Văn đạt giải nhì của tác giả Phan Quốc Bảo (Thái Nguyên). Bức ảnh ghi lại hình ảnh du khách Anh đang chinh phục dốc Mã Pí Lèng bằng xe đạp. Tác giả chia sẻ dù khác biệt ngôn ngữ, nhưng vị khách luôn giơ ngón tay cái biểu lộ sự ấn tượng về khung cảnh thiên nhiên Việt Nam.
Ngoài 3 ảnh đơn, một tác phẩm đạt giải nhì khác là bộ ảnh "Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn" do tác giả Nguyễn Thành Sơn (Bắc Giang) thực hiện.
Chụp hình để kỷ niệm là ảnh đạt giải ba của Bùi Văn Sơn (Quảng Ngãi). Cảnh sắc Việt Nam ta ở đâu cũng đẹp, nhưng Hà Giang luôn đem đến cảm xúc khác lạ bởi những cánh đồng hoa tam giác mạch phủ kín thung lũng, làm say đắm lòng người, tác giả chia sẻ.
Đồng giải ba là tác phẩm Nhà mái rêu Khuổi My chụp tại bản Khuổi My - nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Dao do nhiếp ảnh gia Ngô Chí Thành (Phú Thọ) chụp lại.
Tác phẩm Em bé vùng cao chụp tại xã Tả Sử Choóng, Hoàng Su Phì cũng đạt giải ba do Nguyễn Thị Lý Giang (Hà Nội) chụp.
Nơi đây người dân chủ yếu nuôi con dúi (chuột núi) làm kinh tế, nhưng với trẻ nhỏ, dúi như người bạn thân. Giàng Thị Nú, một em bé người Mông đang âu yếm con dúi trong tay là hình ảnh gây ấn tượng cho nữ nhiếp ảnh gia. Tác giả còn ví cao nguyên đá như một bản tình ca, chắc hẳn sẽ không chỉ một lần đến mà lòng còn thầm hẹn mùa sau trở lại.
Một tác phẩm khác đạt giải ba tên là Chợ tình Khâu Vai của Bùi Việt Đức (Vĩnh Phúc). Anh chụp bức ảnh này vào tháng 12/2019 ở Mèo Vạc.
Tác phẩm Voọc mũi hếch - niềm tự hào của Hà Giang đồng giải ba của Lê Khắc Quyết (Hà Nội). Đây là loài linh trưởng lông đen, mặt trắng có lông đốm nhạt quanh mặt, thường sống tập trung trên các cánh rừng biệt lập ở vùng núi cao phía Bắc. Tỉnh Hà Giang có khoảng 60 con trong khu bảo tồn Khau Ca.
Bức ảnh Hạnh phúc giản đơn đạt giải khuyến khích của Lê Hồng Đức (Tuyên Quang) chụp một gia đình người Mông ở cuối thôn Lao Xa, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn. Thông qua bức ảnh, tác giả muốn truyền tải thông điệp về hạnh phúc. "Mái ấm gia đình quây quần bên nhau với một cuộc sống vừa đủ, không ồn ào, giàu sang nhưng vẫn đầy ắp niềm vui, tiếng cười thì đó gọi là hạnh phúc - một hạnh phúc giản đơn", anh Đức nói.
Tác phẩm 'Xuất phát' đạt giải khuyến khích của nhiếp ảnh gia Lê Huy Long (Hà Nội). Bức ảnh được chụp vào tháng 10/2020 ghi lại sự hào hứng của VĐV trước vạch xuất phát cuộc thi chạy marathon trên đèo Mã Pì Lèng.
Ngoài ra, Ban tổ chức trao giải khuyến khích cho 6 tác phẩm khác, chủ yếu miêu tả thiên nhiên và đời sống thường nhật của người dân miền sơn cước như: Hồng Hạc trên dòng Nho Quế của Hà Huy (Tuyên Quang), Đường vào Lũng Cú của Bùi Văn Dần (Lào Cai), Sương sớm Hồ Quang Minh của Nguyên Kiên Trương (TP HCM), Tan chợ Phiên của Bùi Duy Tư (Ninh Bình), Bột ngô của Nguyễn Ngọc Thái (Kon Tum) và bộ ảnh Vũ điệu của người rừng doTrần Tấn Vịnh (Tam Kỳ) chụp.
Tết Hoa của dân tộc Cống ở Lả Chà Trong hai ngày 23 - 24/11, đồng bào dân tộc Cống tại bản Lả Chà, xã Pa Tần (huyện Nậm Pồ) tổ chức đón Tết Hoa. Tết Hoa mào gà hay còn gọi là Tết Hoa, theo tiếng của đồng bào dân tộc Cống là Mền Loóng Phạt Ái là trong 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh...