Bên trong cơ sở để điều chế vắc xin Covid-19 của Sinopharm tại Bắc Kinh
Nhà máy của hãng Sinopharm của Trung Quốc ở ngoại ô thủ đô Bắc Kinh có một trang trại “ươm” virus SARS-CoV-2 rồi làm các mầm bệnh này bất hoạt để điều chế vắc xin Covid-19.
Bên trong nhà máy vắc xin mới của Sinopharm ở quận Đại Hưng của Bắc Kinh (Ảnh: Asia Times).
Theo Asia Times , Trung Quốc hiện đang đẩy nhanh chương trình tiêm chủng toàn dân với 1,6 tỷ liều đã được tiêm trên cả nước. Trung Quốc hiện đang sử dụng các vắc xin nội địa, trong đó có vắc xin theo công nghệ bất hoạt của Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm).
Sinopharm hồi đầu tháng này đã đưa vào hoạt động giai đoạn 3 nhà máy sản xuất vắc xin Covid-19 ở ngoại ô Bắc Kinh, với công suất hàng năm có thể đạt 3 tỷ liều.
Video đang HOT
Nhà máy sản xuất này giống như một “vườn ươm” quy mô lớn, nơi virus được nuôi cấy trong môi trường kiểm soát chặt chẽ. Sau đó, virus sẽ được mang đi bất hoạt bằng cách sử dụng nhiệt, hoặc các hóa chất để loại bỏ khả năng sinh sôi và tái tạo của nó. Quá trình sẽ giữ cho virus “nguyên vẹn” nhưng không còn khả năng nhân lên trong cơ thể người, để khi được tiêm vào người, hệ thống miễn dịch sẽ nhận ra mầm bệnh để kích hoạt phản ứng. Đây là cơ chế hoạt động của vắc xin bất hoạt truyền thống.
Nhân viên Sinopharm mặc đồ bảo hộ trong nhà máy (Ảnh: Asia Times).
Nhà máy mới nhất của Sinopharm chỉ cách sân bay Đại Hưng của Bắc Kinh một giờ lái xe. Khu nhà 4 tầng được mô tả là khá gọn gàng khi nằm trên khu vực có diện tích 3.600 m2. Việc nuôi cấy virus được tiến hành trong các bể chứa phản ứng đặc biệt với nhiệt độ, độ ẩm và mật độ CO2. Các yếu tố liên quan được giám sát chặt chẽ.
Người đứng đầu Sinopharm, Liu Jingzhen cho biết, nhà máy Đại Hưng đã được thiết kế để “không thể gây bất kỳ sự cố rò rỉ virus nào”. Trong trường hợp hiếm hoi nếu có rò rỉ xảy ra, ngay với một giọt nước nhỏ chứa mầm bệnh lọt ra ngoài, hệ thống cảnh báo sẽ kích hoạt ngay lập tức để xịt chất khử trùng nhằm đảm bảo toàn bộ virus trong phòng sẽ bị tiêu diệt ngay lập tức.
Phân bổ nửa triệu liều vaccine Sinopharm tới 9 tỉnh
Bộ Y tế phân bổ 500.000 liều vaccine Sinopharm cho 9 tỉnh phía Bắc, chuyển Viện Kiểm định Quốc gia vaccine và Sinh phẩm y tế 600 liều để kiểm định và lưu mẫu.
Quyết định phân bổ đợt 6 vaccine Covid-19 được đưa ra ngày 23/6. Đợt này gồm 500.000 liều vaccine Sinopharm do Trung Quốc tặng Việt Nam.
9 tỉnh nhận nhận vaccine gồm Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Điện Biên, Cao Bằng, Lai Châu và Hà Giang. Trong đó Quảng Ninh nhận nhiều nhất với 230.000 liều, kế đó là Lạng Sơn 121.000 liều. Ít nhất là Thái Bình 1.400 liều.
Bộ Y tế yêu cầu triển khai tiêm chủng ngay cho người dân sống ở các xã giáp biên giới Trung Quốc, người có nhu cầu trao đổi, hoạt động thương mại, dịch vụ với Trung Quốc, công dân Trung Quốc sống và làm việc trên địa bàn.
Trường hợp các đơn vị không sử dụng hết hoặc cần bổ sung vaccine thì phối hợp Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để điều phối cho các đối tượng ưu tiên khác.
Lô vaccine từ Bắc Kinh về Hà Nội chiều 20/6. Ảnh: V.Thu
Việt Nam phê duyệt có điều kiện vaccine Covid-19 Vero Cell, Inactivated, của Sinopharm từ ngày 3/6. Vaccine Vero Cell được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm, mỗi liều 0,5 ml chứa với 6.5U kháng nguyên nCoV bất hoạt, được sản xuất tại Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc tập đoàn dược Sinopharm.
Vero Cell được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) và được Chương trình Covax mua để giúp các nước tiếp cận công bằng với vaccine.
Vaccine này đã được cung cấp cho ít nhất 70 quốc gia, trong đó có các nước Đông Nam Á như Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore và Thái Lan.
Hơn 450 triệu liều vaccine Vero Cell đã được sản xuất, trong đó 100 triệu liều phân phối thông qua hình thức viện trợ chính phủ và bán thương mại cho các doanh nghiệp.
Mỹ thách thức ngoại giao vaccine của Trung Quốc Trung Quốc chiếm lợi thế lớn trong giai đoạn đầu của cuộc đua vaccine, khi Mỹ chìm trong dịch bệnh, nhưng chính quyền Biden nay đang đuổi sát. Cạnh tranh Mỹ - Trung đang tăng nhiệt với trận tuyến mới: Ngoại giao vaccine Covid-19. Đây là lĩnh vực mà Bắc Kinh có thời điểm đã bỏ rất xa Washington trên đường đua. Từ...