Bên trong biệt phủ 7,26 hecta của quan tham Trung Quốc
Cựu quan tham Trung Quốc Trần Cương gần đây đã có những chia sẻ về biệt phủ rộng hơn 7,26 hecta mà ông này sở hữu khi đương chức.
Cựu quan chức Trần Cương, trước là thành viên Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc nói rằng, để có thể thực hiện được ước mơ “không gian chất lượng cuộc sống” của bản thân, ông này đã yêu cầu nhiều nhà phát triển bất động sản xây biệt phủ rộng hơn 7,26 hecta tại quận Hoài Nhu, Bắc Kinh, từ năm 2002 – 2014.
Cựu quan chức Trung Quốc Trần Cương. Ảnh: CCTV-1
“Điều này thật ngớ ngẩn. Thành thật mà nói, so với giá trị cuộc sống và sự nghiệp của tôi, căn biệt phủ này chẳng đáng gì”, China Daily dẫn lời ông Trần nói trong tập thứ ba của bộ phim tài liệu nhiều phần “Không khoan nhượng” có đề tài chống tham nhũng được phát sóng trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) tối 17/1.
Căn biệt thự thuộc biệt phủ rộng 7,26 hecta. Ảnh: The Paper
Theo China Daily, ông Trần vào năm 2008 đã nhờ một công ty bất động sản xây biệt phủ theo yêu cầu riêng của bản thân. Ông này cũng tự mình sửa lại những bản thiết kế, để diện tích biệt phủ đáp ứng đủ những tiêu chuẩn được chính quyền đặt ra, cũng như để tránh sự nhòm ngó từ các cơ quan chức năng.
Video đang HOT
Những bức tượng nằm trong một góc biệt phủ. Ảnh: The Paper
Ngoài ra, vị cựu quan chức này cũng yêu cầu nhà thầu xây dựng một căn hầm dưới lòng đất có hai tầng, với tổng diện tích lên tới 800m2. “Tôi đã thử dùng tất cả những thủ đoạn để che dấu căn biệt phủ, và khi đó tôi đã bị ‘giam giữ’ trong cái lồng được hình thành bởi những ham muốn của bản thân. Còn hiện nay, dù tôi đang bị giam giữ có giám sát và mất đi sự tự do của bản thân, nhưng tôi lại cảm thấy mình đã được ‘giải phóng’”, ông Trần nói thêm.
Một góc căn biệt thự của Trần Cương. Ảnh: The Paper
Theo tờ China Daily, Trần Cương vào tháng Hai năm ngoái đã bị cơ quan chức năng Trung Quốc kết án 15 năm tù và phạt 5 triệu Nhân dân Tệ, với tội danh nhận hối lộ hơn 120 triệu Nhân dân Tệ khi còn đương chức.
Cầu thang đi xuống tầng hầm trong biệt phủ 7,26 hecta. Ảnh: The Paper
Một căn phòng trong tầng hầm biệt phủ. Ảnh: The Paper
Thụy Sĩ yêu cầu báo Trung Quốc gỡ bài viết về Covid-19 chứa "tin giả"
Thụy Sĩ đã đề nghị các hãng truyền thông Trung Quốc gỡ một số bài viết có liên quan tới chủ đề Covid-19 mà quốc gia châu Âu cho rằng chúng chứa thông tin không đúng sự thật.
Các tờ báo và hãng truyền thông Trung Quốc đã trích lời một "nhà sinh vật học" mà Thụy Sĩ cho rằng không có thật (Ảnh chụp màn hình).
Theo BBC , truyền thông Trung Quốc trong những ngày qua đã đăng tải các bài viết có chứa nhận định của một người tự xưng là "nhà sinh học Thụy Sĩ" có tên "Wilson Edwards" về cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiến hành.
Các hãng truyền thông và báo lớn như CGTN, Shanghai Daily, Thời báo Hoàn Cầu đã trích dẫn nhận định của nhân vật "Wilson Edwards" dựa trên thông tin có trên trang facebook của nhân vật này.
Tuy nhiên, Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Trung Quốc ngày 10/8 thông báo rằng: "Dù chúng tôi rất ghi nhận sự chú ý đổ về nước chúng tôi, nhưng chúng tôi rất tiếc phải thông báo với công chúng Trung Quốc rằng tin tức đó là sai". Phía cơ quan ngoại giao Thụy Sĩ cũng kêu gọi truyền thông Trung Quốc gỡ các bài viết có chứa thông tin không đúng, nhấn mạnh nhân vật "Wilson Edwards" không tồn tại.
Đại sứ quán Thụy Sĩ nói rằng tài khoản Facebook của "Wilson Edwards" mới được mở ra 2 tuần trước và chỉ có 3 người bạn. Ngoài ra, cơ quan này nói rằng, không có công dân tên "Wilson Edwards" trong cơ sở dữ liệu và cũng không có bất cứ bài viết học thuật nào có tên tác giả như vậy.
Bài đăng của tài khoản "Wilson Edwards" (Ảnh chụp màn hình).
Trong một bài viết mà BBC đọc được trước khi sửa chữa đăng trên China Daily, tờ báo này đã trích bài đăng của nhân vật "Wilson Edwards" trên Facebook: "Là một nhà sinh vật học, tôi đã kinh ngạc chứng kiến trong những tháng qua cách mà cuộc điều tra nguồn gốc của Covid-19 đã bị chính trị hóa".
Trong bài viết đã bị chỉnh sửa sau đó, mọi trích dẫn liên quan tới "Wilson Edwards" đã bị xóa. Theo BBC , nhiều báo lớn và hãng truyền thông Trung Quốc hiện đã xóa đi các nội dung liên quan tới nhân vật "Wilson Edwards". Tài khoản Facebook "Wilson Edwards" sau đó cũng biến mất.
Trong thời gian qua, Trung Quốc nhiều lần kêu gọi tránh chính trị hóa cuộc điều tra về nguồn gốc Covid-19 và nhấn mạnh các bên nên tôn trọng ý kiến của các nhà khoa học liên quan tới vấn đề này.
Mỹ và các nước đồng minh đến nay cáo buộc Trung Quốc thiếu minh bạch mặc dù Bắc Kinh đã cho phép các nhà điều tra do WHO dẫn đầu đến Vũ Hán hồi đầu năm. Một số nước trong đó có Mỹ và Anh vẫn để ngỏ nghi vấn virus gây đại dịch Covid-19 thoát ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Bắc Kinh bác bỏ nghi vấn này và phản đối mở rộng điều tra ở Trung Quốc, kêu gọi chuyển hướng điều tra sang những nơi khác trên thế giới.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo số liệu của NHC, trong số...