Bellingcat “chỉ đích danh” sư đoàn Nga liên quan vụ MH17
Tổ chức điều tra phi chính phủ của Anh – Bellingcat – vừa đưa ra một bản báo cáo tổng hợp về nguyên nhân vụ thảm họa rơi máy bay MH-17 của Malaysia tại Ukraine tháng 7-2014. Theo đó, chính tên lửa đất đối không BUK của Nga sản xuất đã gây nên cái chết của 298 hành khách và phi hành đoàn.
Hệ thống tên lửa BUK của Nga trong lễ diễu binh kỷ niệm ngày Chiến thắng Phát-xít
Bellingcat là một tổ chức chuyên tổng hợp và phân tích những thông tin có khả năng thu thập được trên Internet. Hôm 8-10, tổ chức này đã đưa ra báo cáo kết luận hệ thống phòng không BUK có là vũ khí đã bắn rơi máy bay MH17 của Malaysia Airlines. Theo Bellingcat, hệ thống tên lửa này đã di chuyển từ TP Kursk (Nga) vào tháng 6-2014 đến thị trấn Snizhne vùng Donetsk (Ukraine) vào đúng ngày xảy ra vụ rơi máy bay.
Bellingcat thu thập bằng chứng về việc di chuyển hệ thống BUK từ Nga sang Ukraine
Một ngày sau khi xảy ra vụ rơi máy bay, cũng chính hệ thống tên lửa phòng không này được ghi nhận đã di chuyển về gần biên giới Nga – Ukraine, tại vùng Luhansk. Tuy nhiên, thay vì có đầy đủ 4 tên lửa như quy chuẩn, bệ phóng của hệ thống BUK này chỉ còn ba quả tên lửa.
Sáng lập viên và giám đốc của nhóm Bellingcat ông Eliot Higgins cho biết: “Chúng tôi đã rà soát tất cả thông tin điều tra nguồn mở mà chúng tôi đã thực hiện suốt 18 tháng qua. Có thể kết luận khá chắc chắn rằng hệ thống phóng tên lửa bắn hạ chiếc MH17 là một hệ thống đã được cung cấp bởi quân đội Nga”.
Video đang HOT
Bellingcat sơ đồ hóa lại lộ trình di chuyển của hệ thống tên lửa BUK có liên quan đến vụ bắn rơi máy bay MH17
“Chúng tôi thậm chí có thể truy vết lần ra đơn vị quân sự ban đầu của Nga đã cung cấp hệ thống tên lửa này. Đó chính là Trung đoàn 53 của Nga”. Ông Higgins cho biết tổ chức Bellingcat cũng đã chuyển đến các cơ quan chức năng thông tin về một số cá nhân thuộc Trung đoàn 53 của Nga có khả năng liên quan đến vụ rơi máy bay.
Trước đó, trong một phiên họp báo ngày 21-7-2014 ngay sau vụ thảm họa, Bộ Quốc phòng Nga đã đưa ra một số video, thông tin ra-đa và hình ảnh vệ tinh bằng chứng cho rằng MH17 cũng có khả năng đã bị bắn hạ bởi một máy bay quân sự Ukraine.
Hiện trường vụ rơi máy bay MH17
Tuy nhiên, nhóm điều tra Bellingcat đã cáo buộc các bằng chứng Nga cung cấp là sai lệch. Bản báo cáo chính thức về vụ thảm họa MH17 sẽ được Nhóm Điều tra chung, dẫn đầu bởi Hà Lan và có sự hợp tác của Bellingcat, sẽ được công bố vào ngày 13-10. Bản báo cáo sơ bộ trước đó đã cho rằng MH17 bị bắn hạ bởi một hệ thống tên lửa phòng không BUK mà Nga từng cung cấp cho lực lượng miền Đông Ukraine.
Kiệt Anh
Theo_PLO
Mỹ đề nghị Nga phối hợp không kích IS tại Syria
Nga có thể nhất trí các đề xuất của Washington nhằm phối hợp với liên quân do Mỹ dẫn đầu để tiến hành các cuộc không kích chống lại nhóm phiến quân IS tại Syria, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga ngày 7/10 tuyên bố.
Các máy bay Nga hoạt động tại Syria (Ảnh: Ria)
"Bộ Quốc phòng Nga đã trả lời đề nghị của Lầu Năm Góc và đang xem xét kỹ các đề xuất của Mỹ nhằm phối hợp các chiến dịch được thực hiện... để chống lại nhóm phiến quân IS trên lãnh thổ Syria", phát ngôn viên Igor Konashenkov nói.
Các chuyên gia quân sự Nga và Mỹ sẽ thảo luận chi tiết kỹ thuật của các đề xuất vào hôm nay, theo ông Konashenkov.
"Nói chung, các đề xuất này có thể thực thi. Về phần mình, chúng tôi sẽ chỉ cố gắng làm rõ các chi tiết kỹ thuật cụ thể, vốn được thảo luận hôm nay giữa các chuyên gia quốc phòng của Nga và các đối tác từ Lầu Năm Góc", ông Konashenkov nói.
Hồi tuần trước, các quan chức Nga và Mỹ đã tiến hành các cuộc thảo luận - theo đề xuất của Moscow - về việc thiết lập các biện pháp nhằm tránh những tình huống bất ngờ để các máy bay chiến đấu hoạt động tại Syria không có mặt tại cùng một nơi trong cùng thời điểm.
Các cuộc thảo luận diễn ra sau khi Nga bắt đầu chiến dịch can thiệp quân sự nhằm hỗ trợ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Các máy bay tấn công Su-25, Su-24M và Su-34 của Nga, với sự hỗ trợ của Su-30, đã tiến hành các cuộc tấn công chính xác nhằm vào các mục tiêu của IS tại Syria kể từ ngày 30/9.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, các cuộc không kích đã gây thiệt hại đáng kể đối với các mạng lưới hậu cần và chỉ huy của IS, cũng như hạ tầng cơ sở cần thiết để phục vụ nhóm phiến quân.
Liên quân do Mỹ đứng đầu cũng tiến hành các cuộc không kích chống lại IS kể từ tháng 9 năm ngoái, dù không được sự phê chuẩn của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và chính phủ Syria.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov ngày 6/10 tuyên bố, Moscow sẵn sàng sử dụng thông tin mà liên quân Mỹ có được để chiến đấu với IS, và kêu gọi các thành viên của liên quân trao đổi thông tin tình báo về nhóm phiến quân.
An Bình
Theo Dantri/RT, AFP
Trung Quốc có thể sẽ tham gia liên quân chống IS Trung Quôc đã tỏ ý sẵn lòng tham gia cuộc chiến chống tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria và Iraq, theo Duowei, trang tin của người Trung Quôc sống ở nước ngoài có trụ sở tại Mỹ. Ngoại trưởng Trung Quôc Vương Nghị - Anh: Reuters Tại phiên họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hồi giữa...