Belarus rút ra nhiều bài học quân sự từ cuộc xung đột Nga-Ukraine
Xung đột ở Ukraine đã khiến Belarus điều chỉnh kế hoạch hiện đại hóa quân đội cũng như tăng cường binh lực ở khu vực giáp biên giới với Kiev.
Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko tại cuộc họp của Bộ Quốc phòng nước này. Ảnh: BelTA
Hãng thông tấn Belarus (BelTA) dẫn thông báo của Tổng thống nước này Aleksandr Lukashenko ngày 26/5 cho biết, các sự kiện gần đây ở Ukraine đã giúp Belarus rút ra những bài học và thúc đẩy Minsk xem xét lại chiến lược hiện đại hóa các Lực lượng vũ trang của mình.
Tại một cuộc họp ở Bộ Quốc phòng Belarus để thảo luận về các vấn đề an ninh quân sự, ông Lukashenko nói: “Trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, chúng ta đã có một ý tưởng khác về cách cải tiến và hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình. Ba tháng diễn ra cuộc đối đầu giữa Ukraine và Nga, cùng các hoạt động quân sự của hai bên, Chúng ta nhận ra rằng cần phải từ bỏ chiến lược hiện đại hóa ban đầu vì nó hóa ra quá tốn kém. Giờ đây, chúng ta đã hiểu rõ hơn về những vấn đề cần hiện đại hóa cho quân đội”.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Viktor Khrenin nêu rõ, để phù hợp với nhiệm vụ, có tính đến những diễn biến hiện tại và đánh giá tình hình ở Ukraine, Bộ này đã điều chỉnh các phương pháp tiếp cận để tăng cường lực lượng vũ trang. Công việc này sẽ được thực hiện theo nhiều hướng.
Video đang HOT
Trước đó tại cuộc họp chính phủ để thảo luận về các hợp đồng quốc phòng năm nay, ông Lukashenko nói rằng Belarus đã rút ra bài học từ hoạt động quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. Nhà lãnh đạo Belarus nói: “Hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine đã dạy chúng tôi rất nhiều điều”.
Theo Tổng thống Lukashenko, quyết định nhằm tăng cường khả năng cơ động của lực lượng vũ trang Belarus là đúng đắn.
“Nói cách khác, chúng ta cần các đơn vị cơ động. Và chúng ta phải tập trung vào nó. Chắc chắn, hệ thống tên lửa phòng không S-400 là một loại vũ khí tốt cũng như các máy bay chiến đấu tối tân cùng những trang thiết bị khác. Nhưng một bài học đã được rút ra. Các lực lượng công nghệ cao của Mỹ hoặc NATO có tiềm lực khổng lồ và có thể phá hủy mọi loại sân bay và cơ sở hạ tầng trong vòng 1-2 giờ. Sau đó, máy bay của chúng ta sẽ hạ cánh ở đâu? Hơn nữa, khả năng bị tiêu diệt của những chiếc máy bay này vẫn tồn tại. Đây là lý do tại sao việc tập trung vào tính cơ động là cần thiết”, ông Lukashenko nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Tổng thống Lukashenko chỉ ra rằng sự cần thiết phải đảm bảo thông tin liên lạc đáng tin cậy là một bài học kinh nghiệm khác từ cuộc xung đột ở Ukraine. “Có rất nhiều vấn đề với các phương tiện liên lạc. Không có quân đội nào mà không có thông tin liên lạc. Nếu không đảm bảo thông tin liên lạc, các hệ thống vũ khí cũng bị coi là không hiệu quả và hoạt động quân sự sẽ bị tê liệt”, ông Lukashenko nhận xét.
Cùng ngày, Tổng thống Lukashenko thông báo nước này quyết định thành lập Bộ Chỉ huy Tác chiến phía Nam (hướng biên giới với Ukraine) như một phần của lực lượng vũ trang Belarus.
Theo ông Lukashenko, quân đội Belarus phải tăng cường bảo vệ khu vực biên giới này ngay lập tức và một cuộc luân chuyển đang được tiến hành đối với các lực lượng vũ trang, lực lượng đặc công (từ hướng Tây và Tây Bắc), các tiểu đoàn chiến thuật, được triển khai về phía Nam.
Belarus tuyên bố ngăn chặn cuộc tấn công khủng bố nhằm vào Nga
Truyền thông nhà nước Nga đưa tin, các cơ quan mật vụ Belarus đã ngăn chặn một nhóm người có kế hoạch thực hiện một cuộc tấn công khủng bố tại một nhà ga đường sắt.
Theo báo Bưu điện Jerusalem ngày 18/3, Belarus tuyên bố đã ngăn chặn một cuộc tấn công khủng bố nhằm vào các quân nhân Nga.
Binh sĩ Belarus tại cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng vào tháng 5 năm ngoái tại Minsk. Ảnh: Reuters
Trong một đoạn video được chia sẻ trên kênh Telegram của hãng truyền thông nhà nước Nga RIA, các cơ quan mật vụ Belarus đã bắt giữ một nhóm người lên kế hoạch thực hiện một cuộc tấn công khủng bố tại một nhà ga cũng như lên kế hoạch đánh cắp vũ khí từ binh sĩ Nga.
RIA cho biết, một tổ chức giấu tên được Belarus liệt vào danh sách "khủng bố" đã kêu gọi người dân trên cả nước chặn các chuyến tàu vận chuyển hàng hóa quân sự đến MosKva.
Sau đó, Bộ Nội vụ Belarus đã tiến hành điều tra hình sự và bắt giữ nhóm đối tượng trên khi nhiều người bắt đầu phá hủy đường sắt và làm gián đoạn việc đi lại. Theo RIA, những người bị bắt có thể phải đối mặt với án tù 20 năm.
Trước đó, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã yêu cầu Bộ Quốc phòng nước này ngăn chặn các hành động nhằm cắt đứt những tuyến đường tiếp tế của Nga và "tấn công Nga từ phía sau".
Hồi tháng 2, ngay trước khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, hãng thông tấn Nga TASS đưa tin rằng một cuộc tấn công khủng bố đã bị ngăn chặn ở Luhansk, một thành phố do lực lượng đòi độc lập kiểm soát ở vùng Donbas.
Theo báo cáo, một thiết bị nổ tự chế đã được phát hiện trong một thùng rác ở thành phố, nơi đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc mít tinh.
Belarus xác nhận có vụ phóng tên lửa từ nước này vào Ukraine Tổng thống Belarus Lukashenko thừa nhận có một số vụ phóng tên lửa từ nước này vào Ukraine, mô tả đó là "hành động bắt buộc". Theo hãng thông tấn Belta (Belarus), Tổng thống nước này Aleksandr Lukashenko xác nhận rằng tên lửa đã được phóng từ lãnh thổ của Belarus nhằm vào các mục tiêu ở Ukraine, nhưng đó là một bước...