Belarus giải thích lý do ngừng tham gia hiệp ước quân sự châu Âu
Việc Belarus đình chỉ hiệp ước là một phản ứng bắt buộc nhằm đảm bảo an ninh quốc gia trong bối cảnh chế độ kiểm soát vũ khí thông thường hiện có ở châu Âu bị phá bỏ, đồng thời căng thẳng chính trị và quân sự leo thang liên tục trong khu vực.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko phát biểu tại một sự kiện ở Saint Petersburg, Nga ngày 28/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin AFP, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã ký sắc lệnh đình chỉ tham gia hiệp ước hạn chế việc triển khai các lực lượng thông thường ở châu Âu, theo sau động thái đã được Nga thực hiện.
Sắc lệnh được công bố ngày 29/5 trên trang web chính thức của chính phủ Belarus. Lần đầu tiên được NATO và khối Hiệp ước Warsaw ký kết vào cuối Chiến tranh Lạnh năm 1990, Hiệp ước về Lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE) giới hạn số lượng xe tăng, máy bay chiến đấu và các thiết bị quân sự khác có thể được triển khai giữa Đại Tây Dương và Dãy núi Ural.
Video đang HOT
Hãng thông tấn Belta của Belarus dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao nước này giải thích rằng, trong hơn ba mươi năm, Belarus đã trung thành và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo CFE. Phía Belarus đã tham gia tích cực vào các cuộc đàm phán nhằm điều chỉnh Hiệp ước cho phù hợp với thực tế địa chính trị mới và trở thành quốc gia đầu tiên phê chuẩn Hiệp định về Điều chỉnh Hiệp ước CFE được ký trong Hội nghị thượng đỉnh OSCE tại Istanbul vào tháng 11/1999, phản ánh khách quan các quan điểm chính trị và tình hình quân sự ở châu Âu lúc bấy giờ và mở ra cơ hội cho các quốc gia mới gia nhập Hiệp ước.
“Đáng tiếc là tài liệu này chưa bao giờ có hiệu lực do đa số các quốc gia trong Hiệp ước CFE từ chối phê chuẩn với những lý do xa vời. Belarus đã nỗ lực hết sức để duy trì CFE đó, bất chấp mọi thiếu sót, xác định đây vẫn là công cụ ràng buộc pháp lý đa phương duy nhất trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí thông thường trên lục địa châu Âu. Chúng tôi sẵn sàng thực hiện Hiệp ước ngay cả khi có những bước đi rõ ràng không thân thiện từ phía một số quốc gia thành viên đã ngừng thực hiện Hiệp ước CFE liên quan đến Belarus. Nhưng quyết định đình chỉ Hiệp ước CFE của các nước thành viên NATO đã khiến Belarus không còn lựa chọn nào khác”, tuyên bố Bộ Ngoại giao Belarus nêu rõ.
Bộ trên lưu ý: “Việc Belarus đình chỉ Hiệp ước CFE là một phản ứng bắt buộc nhằm đảm bảo an ninh quốc gia trong bối cảnh chế độ kiểm soát vũ khí thông thường hiện có ở châu Âu bị phá bỏ và căng thẳng chính trị và quân sự leo thang liên tục trong khu vực. Việc thông qua luật không có nghĩa là Belarus rút khỏi Hiệp ước.
Chúng tôi sẽ sẵn sàng tiếp tục thực hiện Hiệp ước CFE với điều kiện các quốc gia thành viên NATO là các bên tham gia Hiệp ước quay trở lại việc thực thi Hiệp ước”.
Belarus nhấn mạnh nước này vẫn cam kết kiểm soát vũ khí thông thường như một yếu tố không thể thiếu để đảm bảo an ninh trên lục địa châu Âu và quan tâm đến việc khôi phục khả năng tồn tại và hiệu quả của lục địa này. “Về vấn đề này, Belarus sẵn sàng tham gia đối thoại với tất cả các bên liên quan trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, có tính đến lợi ích và mối quan tâm của nhau”, Bộ Ngoại giao Belarus khẳng định.
Trước đó, Nga đã đơn phương đình chỉ tham gia CFE vào tháng 12/2007, mô tả hiệp định này là lỗi thời. Điện Kremlin cho biết họ làm như vậy sau khi các nước phương Tây và các thành viên NATO từ chối phê chuẩn phiên bản mới của hiệp ước đã được sửa đổi vào năm 1999. Nga thông báo, các nước này đã yêu cầu điều kiện để phê chuẩn phiên bản mới đi kèm với việc rút lực lượng Nga khỏi khu vực Transnistria.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức ký thông qua việc Nga rời khỏi hiệp trên ước vào tháng 5/2023.
Nga giải thích lý do rút khỏi Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu
Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE) đã đi ngược lại với những lợi ích an ninh của Nga trong bối cảnh diễn biến thế giới hiện nay.
Theo hãng tin TASS của Nga, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov đã đưa ra tuyên bố trên khi trả lời phỏng vấn báo Parlamentskaya Gezeta ngày 15/5.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo ông Ryabkov, hiệp ước CFE đã gặp vấn đề trong nhiều năm, do đó việc Nga rút khỏi hiệp ước này không thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Ông cho biết thêm tình hình hiện tại cũng không thuận lợi để đưa ra những ý tưởng mới cho một giải pháp thay thế cho hiệp ước CFE. Ông cho rằng thế giới trong thời gian tới sẽ hoàn toàn khác so với thế giới những năm 1990 hoặc 1999, và điều này đòi hỏi những cách tiếp cận mới, trong đó có cả vấn đề kiểm soát vũ khí.
Hiệp ước CFE được ký giữa 16 thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và 6 thành viên của Tổ chức Hiệp ước Vácsava vào năm 1990 nhằm giảm căng thẳng giữa 2 khối. CFE quy định giới hạn trong việc triển khai các lực lượng vũ trang thông thường trên lục địa châu Âu và thiết lập các cơ chế để kiểm tra.
Nga từ lâu đã lập luận rằng việc NATO mở rộng thành viên (bao gồm các thành viên cũ của Tổ chức Hiệp ước Vácsava) đang phá hoại CFE. Năm 2007, Nga tuyên bố đình chỉ một phần CFE với lý do các thành viên mới của NATO không tuân thủ các giới hạn được quy định trong hiệp ước nhưng vẫn tham gia các cuộc họp của nhóm cố vấn chung. Năm 2015, Moskva đã rút hoàn toàn khỏi các cơ chế CFE vì "không có nhu cầu tiếp tục tham gia" và chỉ tham gia theo nghĩa hình thức cho đến nay.
Belarus sẽ rút khỏi học thuyết an ninh quan trọng ở châu Âu Với quyết định đứng ngoài Hiệp ước các Lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE), Belarus có thể mở rộng năng lực của quân đội nước này. Trước Belarus, Nga là quốc gia đầu tiên đình chỉ việc tham gia hiệp ước và đến năm 2023 đã rút hoàn toàn khỏi CFE. Tổng thống Belarus Lukashenko. Ảnh: Reuters ABC News...