Belarus bổ nhiệm đại sứ tại Mỹ sau hơn một thập kỷ bỏ trống
Chức vụ Đại sứ Belarus tại Mỹ đã để trống 12 năm qua sau bê bối ngoại giao năm 2008 khiến hai bên rút đại sứ về nước và chỉ duy trì nhân viên đại sứ quán ở mức tối thiểu.
Tân Đại sứ Belarus tại Mỹ Oleg Kravchenko. (Ảnh: TUT)
Ngày 20/7, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã bổ nhiệm Thứ trưởng Ngoại giao Oleg Kravchenko làm đại sứ nước này tại Mỹ sau 12 năm chức vụ trên bị bỏ trống.
Phát biểu sau khi được bổ nhiệm, tân Đại sứ Kravchenko nhấn mạnh tuy khác biệt về thể chế chính trị-quân sự nhưng Belarus và Mỹ có tiềm năng trở thành những đối tác quan trọng của nhau.
Ông Kravchenko nhấn mạnh tới một điểm mấu chốt trong quan hệ song phương, đó là đối thoại về những vấn đề có quan điểm khác biệt.
Theo ông Kravchenko, hai bên chia sẻ những lợi ích chung trong các lĩnh vực tài chính, đối thoại kinh tế và năng lượng, an ninh quốc tế, hợp tác giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Video đang HOT
Tân Đại sứ Kravchenko khẳng định hai nước đều mong muốn duy trì bình thường hóa quan hệ ở mức ổn định.
Tân Đại sứ Kravchenko là quan chức ngoại giao từng có nhiều thời gian công tác tại Mỹ. Trong các năm 2007 và 2008, ông là Tham tán tại Đại sứ quán Belarus ở Mỹ.
Trong giai đoạn 2008-2014, ông là Đại biện lâm thời ở Mỹ và đến năm 2017, ông giữ chức Vụ trưởng Vụ Mỹ và Canada thuộc Bộ Ngoại giao Belarus.
Chức vụ Đại sứ Belarus tại Mỹ đã để trống 12 năm qua sau bê bối ngoại giao năm 2008 khiến hai bên rút đại sứ về nước và chỉ duy trì nhân viên đại sứ quán ở mức tối thiểu.
Quan hệ song phương đã ấm dần lên sau cuộc bầu cử Tổng thống Belarus năm 2015 và hai bên tuyên bố trao đổi đại sứ trong năm nay.
Theo các nguồn tin, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ chuyên trách các vấn đề châu Âu và Á-Âu Julie Fisher có thể là ứng cử viên cho cương vị Đại sứ Mỹ tại Belarus.
Trước đây, nhà ngoại giao này từng là phó đại diện của Washington tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Bà cũng từng làm việc tại Đại sứ quán Mỹ ở Gruzia, Ukraine và Nga./.
Tổng thống Belarus nói vodka 'đầu độc' nCoV
Tổng thống Lukashenko khuyên người dân Belarus uống vodka để "đầu độc nCoV" hoặc dùng nó để thanh lọc bên trong cơ thể sau khi tắm hơi.
"Gần đây tôi không uống rượu, nhưng tôi đã nói mọi người không nên chỉ rửa tay bằng vodka mà hãy dùng nó để đầu độc virus. Bạn nên uống khoảng 40-50 ml loại rượu mạnh này mỗi ngày, nhưng đừng uống tại nơi làm việc", Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko phát biểu hôm 29/3, sau khi xem một trận đấu khúc côn cầu trên băng.
Lukashenko khẳng định thể thao là "phương thuốc chống virus tốt nhất". "Chẳng có virus nào ở đây cả, tôi không thấy chúng", ông nói sau trận đấu.
Belarus, quốc gia với có dân số 9,5 triệu, xác nhận hơn 150 ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 40 người đã hồi phục và chưa có người chết. Tại quốc gia Đông Âu này, các cửa hàng và khu chợ vẫn hoạt động, các nhà hát vẫn tổ chức nhiều buổi biểu diễn và người hâm mộ bóng đá tiếp tục tới sân vận động xem các trận đấu.
Tổng thống Lukashenko khuyên người dân nên uống thêm vodka khi tới banya, phòng tắm hơi truyền thống kiểu Nga, cách kết hợp được coi là phương pháp chữa bệnh phổ biến tại Nga và một số nước từng thuộc Liên Xô. "Hãy tới banya, hai hoặc ba lần mỗi tuần sẽ tốt cho bạn. Khi ra khỏi phòng tắm hơi, hãy rửa sạch tay và dùng 100 ml vodka để thanh tẩy bên trong cơ thể", Lukashenko nói.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko trong cuộc họp với các lãnh đạo Khối thịnh vượng Các quốc gia độc lập (CIS) tại St. Petersburg tháng 12/2019. Ảnh: RIA Novosti.
Lukashenko cho rằng thế giới "đang phát điên vì nCoV" và "chứng rối loạn tâm thần" vì đại dịch đang làm tê liệt nhiều nền kinh tế. Trong bài phát biểu gây tranh cãi trên truyền hình hôm 16/3, Lukashenko khuyên dân Belarus không hoảng loạn và tiếp tục làm việc.
"Các bạn cần làm việc, đặc biệt là bây giờ, tại một ngôi làng. Máy kéo và ruộng đồng sẽ chữa lành bệnh cho mọi người!", ông nói.
Tuy nhiên, không phải mọi người dân Belarus đều đồng ý với quan điểm của Tổng thống Lukashenko. Tổng biên tập trang tin tức Tut.by Marina Zolotova nói nhiều người tại Belarus "nghĩ rằng ông ấy hành động phù phiếm và thiếu trách nhiệm".
Lukashenko không phải lãnh đạo duy nhất đưa ra các giải pháp lạ lùng để đối phó với nCoV. Tổng thống Turkmenistan Gurbanguly Berdimuhamedow yêu cầu giới chức "xông khói khử trùng" dân chúng bằng cách đốt loại thảo mộc có tên harmala. Berdimuhamedow nói khói sẽ tiêu diệt các loại virus mà mắt thường không thể nhìn thấy. Turkmenistan chưa đưa ra các biện pháp phòng chống Covid-19 khác và truyền thông nước này cũng chưa đề cập đến đại dịch.
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019. 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19 với hơn 785.000 ca nhiễm nCoV, hơn 37.000 người chết và hơn 165.000 người đã hồi phục. Mỹ, Italy và Tây Ban Nha là ba nước ghi nhận số ca nhiễm nCoV cao nhất thế giới.
Nguyễn Tiến
Nga và Belarus thống nhất các điều khoản cung cấp dầu mỏ và khí đốt Thỏa thuận cung cấp dầu mỏ của Nga cho chỉ áp dụng cho Belarus sẽ được thực hiện trên cơ sở thương mại như trước và hoạt động xuất khẩu khí đốt tiếp tục được thực hiện trong năm 2020. Các đường ống được chụp trong một cơ sở thu gom dầu thuộc Công ty Bashneft gần làng Shushnur, phía tây bắc từ...