Beauty vlogger bàn về tác dụng thật sự của sản phẩm trị mụn mua ở hiệu thuốc???
Nhắc đến hiệu thuốc ta nghĩ ngay đến những thuốc đặc trị, thuốc an toàn, thuốc hiệu quả. Nhưng sự thật thuốc trị mụn mua ở nhà thuốc có công hiệu không?
Anh chàng Đình Duy nhắc người tiêu dùng nên cẩn trọng với thuốc trị mụn mua ở hiệu thuốc. Ảnh: 1M88.
Các mẹ, các chị vẫn thường an tâm tin mùa và dùng thuốc trị mụn cho bản thân, cho con cái ở tiệm thuốc vì đơn giản đó là những sản phẩm được mua ở… tiệm thuốc. Nhưng sự an tâm đó có đúng đắn hay không, hãy cùng nghe giải đáp của beauty vlogger Nguyễn Đình Duy trên vlog đăng ngày 3/1 trên kênh YouTube 1M88.
Theo Duy, những thành phần cần thiết cho một sản phẩm trị mụn là AHA, BHA, Azelaic Acid, Benzoyl Peroxide, Tretinoin, Retinoid, Niacinamide, Corticoid… Chính vì vậy, khi mua sản phẩm đăc trị dành cho da mụn, Duy thường sẽ tìm kiếm những cái tên trên trong bảng thành phần. Vậy các sản phẩm kem/gel/thuốc trị mụn bán ở nhà thuốc thì sẽ như thế nào?
“Bộ sưu tập” sản phẩm trị mụn nhà thuốc được review cẩn thận trên channel 1M88. Ảnh: 1M88.
Trong 16 loại thuốc trị mụn Duy mua về từ nhà thuốc, có đến hơn nửa trong đó không chứa những thành phần kể trên hoặc chỉ có với liều quá ít trong bảng thành phần. Ví dụ với một sản phẩm ghi trên bao bì là Kem ngừa mụn với giá bán 40.000 đồng, thành phần bao gồm chiết xuất tự nhiên rất tốt cho da nhưng những thành phần để đặc trị cho mụn thì là không có.
Theo Duy, chiết xuất lá cây liễu là thành phần có hiệu quả trị mụn nhất trong bảng thành phần kể trên, tuy nhiên, chiết xuất này lại chưa phải là chất chính để ngăn ngừa mụn. Phải mất rất nhiều quá trình điều chế để chuyển hóa chất đó thành BHA, từ đó sản phẩm mới đêm lại hiệu quả trong trị mụn.
Ngoài ra, có nhiều loại thuốc khác mà theo Duy đánh giá là có chứa thành phần có thể trị mụn “nếu bạn dùng liên tục 3-4 tuýp” do lượng Azelaic Acid rất ít, không đủ để điều trị vấn đề mụn ngay lập tức. Chỉ với một loại kem trị mụn có hàm lượng Azelaic Acid 20% thì Duy mới khẳng định là có hiệu quả rất cao.
Chính vì vậy, theo Duy, để mua sản phẩm trị mụn hiệu quả, các bạn hãy dành thời gian nghiên cứu bảng thành phần của sản phẩm đặc trị thay vì ra hiệu thuốc mua hàng một cách mù quáng. Anh chàng nhấn mạnh chúng ta hãy mua những sản ph ẩm thực sự có thành phần trị mụn và không nên chỉ đọc phần tác dụng và cách sử dụng ghi trên bao bì…
Ngoài ra, anh chàng nhấn mạnh trị mụn là kết quả của một quá trình chăm sóc da chứ không một loại sản phẩm nào có thể giúp bạn sở hữu làn da láng bóng chỉ sau một đêm.
Xem chia sẻ của Duy, tài khoản YouTube Thị Tâm Anh Nguyễn chia sẻ: “Lần trước đến nhà thuốc mua kem trị mụn người ta cũng bán cho em toàn thứ vô thưởng vô phạt thôi, làm em cứ tưởng mặt mình lì không chữa được”.
Kassy, một tài khoản YouTube khác, lại cảm thấy rất may mắn vì đã xem được vlog này trước khi đi mua thuốc trị mụn: “Trời ơi em chờ cái này lâu lắm rồi nè, định ra nhà thuốc mua mà chẳng biết mua gì cho hợp với mình. Cảm ơn anh nhiều và một ngày vui vẻ nha anh ơi”.
Các mỹ phẩm "đại kỵ' với nhau, chớ dại dùng chung nếu không làn da sẽ bị tàn phá nặng nề
Kết hợp sản phẩm này và sản phẩm kia đôi khi cũng cần phải cẩn thận.
Không phải ai cũng thành công khi sử dụng phương pháp kết hợp nhiều loại mỹ phẩm. Có người sau khi áp dụng sẽ một làn da đẹp, sáng khỏe, có người lại nhận lấy làn da tệ hại bởi vô tình trộn các thành phần hóa học kỵ nhau khiến da dễ bị dị ứng, nổi mẩn. Trong bài viết dưới đây, Em đẹp sẽ chỉ ra những thành phần mỹ phẩm không nên dùng chun,g bạn nên tuyệt đối lưu ý khi có ý định kết hợp chúng.
Vitamin C với AHA
AHA và vitamin C có lẽ cũng chẳng xa lạ gì với những cô gái đam mê skincare rồi, nhưng ít ai biết rằng sự kết hợp giữa 2 hợp chất lại lại không mấy thú vị. Sở dĩ bởi Vitamin C là một chất ít ổn định được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc da. Loại vitamin này thường nhạy cảm với pH và nồng độ các chất khác trong môi trường, tiêu biểu là AHA. Khi kêt hợp, AHA sẽ làm thay đổi độ pH của Vitamin C đồng thời làm mất đi tính chống oxy hóa của thành phần dưỡng da này.
BHA/AHA với Retinol
BHA/AHA và Retinol nếu được sử dụng đơn lẻ với nhau thì đều có công dụng cực kỳ tuyệt vời cho làn da. Nhưng khi sử dụng với nhau, chúng sẽ trung hòa và làm mất đi hoạt tính của nhau, hay trầm trọng hơn da sẽ nổi mụn li ti, ửng đỏ, sưng tấy. Không những vậy, Retinol có tính chuyển hóa tế bào cao nên nếu bạn sử dụng chung với các loại kem dưỡng da hoặc các liệu pháp thẩm mỹ có chứa hoạt chất lột da mạnh như glycolic acid và salicylic acid thuộc nhóm BHA/AHA sẽ gây kích ứng trầm trọng. Lời khuyên là, bạn nên sử dụng BHA/AHA và Retinol xen kẽ, đan xem nhau giữa các ngày.
Benzoyl peroxide với BHA
Benzoyl peroxide nổi tiếng là một thành phần trị mụn vô cùng hiệu quả. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng rằng benzoyl peroxide có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn lên tới 99.9%. Bên cạnh đó, công dụng làm khô và tẩy tế bào chết trên da của chất này cũng vô cùng tuyệt vời. BHA thì có hiệu quả điều trị mụn ẩn vượt trội hơn các hoạt chất trị mụn khác. Nhiều bạn cứ quan niệm rằng, muốn trị mụn nhanh thì nên sử dụng sản phẩm có chứa nhiều dưỡng chất trị mụn, càng nhiều càng tốt mà vô tình sử dụng cả 2 sản phẩm này. Tuy nhiên, quan điểm này là hoàn toàn không đúng. Đầu tiên, khi da bạn có mụn, bạn phải xác định xem mụn thuộc loại nào để sử dụng những hoạt chất phù hợp, sau đó dùng thử nghiệm lên một vài noosts mụn xem có phù hợp hay không. Hạn chế da quá tải khi bị áp dụng những hợp chất quá mạnh.
Benzoyl peroxide với Retinol
Như đã đề cập thì benzoyl peroxide và retinol đều là sản phẩm có tính năng trị mụn mạnh, đặc biệt benzoyl peroxide trị mụn trứng cá viêm một cách rất hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng 2 sản phẩm này cùng lúc vì khả năng oxy hóa bên trong da của benzoyl peroxide có thể làm oxy hóa retinol, làm retinol mất đi hiệu năng của nó.
Phân biệt đẩy mụn và kích ứng da Khái niệm đẩy mụn và kích ứng sau khi dùng các sản phẩm như AHA/BHA, retinol... thường bị nhầm lẫn dẫn đến tốn kém chi phí, mất thời gian mà da vẫn không đẹp.